Khải tỳ thang

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

KHẢI TỲ THANG

(KEI HI TO)

   Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 3,0g, Truật 4,0g, Phục linh 4,0g, Liên nhục 3,0g, Sơn dược 3,0g, Sơn tra tử 2,0g, Trần bì 2,0g, Trạch tả 2,0g, Đại táo 1,0g, Sinh khương 3,0g, Cam thảo 1,0g (không có Đại táo và Sinh khương cũng được).

    Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.

2. Thang.

   Công dụng: Trị các chứng yếu bụng dạ, viêm dạ dày ruột mạn tính, tiêu hóa kém và ỉa lỏng ở những người gầy yếu, sắc mặt kém, ǎn uống không ngon miệng và có chiều hướng bị ỉa chảy.

   Giải thích:

Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Có lẽ bài thuốc này cơ bản dựa theo bài Tứ quân tử thang, hoặc cũng tương tự với bài Sâm linh bạch truật tán trong Hòa tễ cục phương, thuốc được dùng để chữa ỉa lỏng, nhất là ỉa lỏng ở trẻ con. Vốn bài thuốc này gọi là Khải tỳ hoàn.

Khải tỳ hoàn có tác dụng kích thích tiêu hóa, cầm ỉa chảy, chống nôn mửa, tiêu cam, tiêu hoàng đản, chống chướng bụng, chống đau bụng, bổ tỳ vị. Nghiền mịn các vị thuốc, luyện với mật ong thành hoàn như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20-30 hoàn với nước cơm hoặc cháo vào lúc đói. Trẻ em hay ốm, kém ǎn, uống vào khỏi ngay.

Theo Chẩn liệu y điển: Đối với người lớn bài thuốc này cũng có thể sử dụng để trị viêm dạ dày, ruột mạn tính, lao ruột ở người tì vị hư nhược.

Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng trong trường hợp bị ỉa lỏng mạn tính giống như chứng bệnh của Chân vũ thang và Vị phong thang, nhưng thuốc này được dùng khi những thuốc nói trên không đem lại hiệu quả. Những người bị ỉa lỏng mạn tính như vậy thường không phải là kiết lị, bụng không đau và nếu có thì cũng nhẹ. Phần đông là ỉa lẫn nhiều bọt cùng với không khí, số lần đi cũng ít, mỗi ngày khoảng vài ba lần. Triệu chứng của bệnh này rất giống với triệu chứng trong bài Sâm linh bạch truật tán, khó mà phân biệt được.

Theo sách Vạn bệnh hồi xuân, thuốc này được luyện với mật ong thành hoàn, mỗi lần uống từ 1 đến 2g với nước cháo, hoặc có thể hòa bột thuốc vào nước cháo uống cũng được. Nhưng nhìn chung, người ta sắc để uống.

Thuốc thường được dùng để trị chứng ỉa lỏng do tì vị hư nhược, trẻ em tiêu hóa kém. Thuốc còn được dùng cho những trẻ em ǎn uống kém, người lớn bị viêm dạ dày ruột mạn tính và lao ruột, dùng làm thuốc cường tráng vị tràng sau khi ốm dậy.

Bài thuốc này dùng cho trẻ em tiêu hóa kém, ỉa lỏng kéo dài, suy nhược dinh dưỡng, gân cốt mất trương lực, thiếu máu, ngại ǎn, nôn, chướng bụng.

Những người bị viêm chảy ruột, dạ dày vốn dĩ do bụng dạ yếu, nếu ǎn uống hơn ngày thường một chút là bị đi ỉa liền thì dùng bài Lục quân tử thang. Chứng bệnh cũng giống như chứng bệnh của bài Chân vũ thang (bụng hơi đau nhưng miệng không khát, không nôn, mỗi ngày chỉ đi vài ba lần do lạnh bụng) mà dùng bài Chân vũ thang vẫn không khỏi, da lại khô thì nên dùng bài Khải tỳ thang hoặc Sâm kinh bạch truật tán, cả hai bài này đều là thuốc kích thích tiêu hóa, cải thiện toàn thân.

Bài thuốc này có thể sắc hoặc dùng hoàn cũng được. Cũng giống như bài Tứ quân tử thang trong số các bài thuốc hậu thế và bài Nhân sâm thang trong số các bài thuốc cổ, bài Khải tỳ thang được dùng khi bị ỉa lỏng kèm theo nôn mửa vì lạnh bụng trở thành mạn tính, mạch cũng như cơ bụng mềm nhũn, ngại ǎn và về thần kinh cũng xuất hiện hiện tượng mà người ta thường gọi là "động kinh tính". Thuốc này cũng còn được dùng làm thuốc tǎng cường chức nǎng của các cơ quan tiêu hóa, phần nhiều dùng cho trẻ em và nếu bài thuốc này không có hiệu quả thì người ta nghĩ tới các bài Cam thảo tả tâm thang, Chân vũ thang.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864