Chương 4: hồn, phách, vía, thần, ý và trí

YduocNHH 19/12/2017

Chương 4: Hồn, phách, vía, thần, ý và trí

Có sự đối đãi hai chiều giữa thân bệnh và tâm bệnh. Khi thân bệnh dù có tổn thương thực thể nhưng chưa làm mất chỗ cư trú của phần tâm linh thì thân bệnh không đáng ngại, nhưng tâm bệnh có thể làm tổn thương thân bệnh. Chúng ta hãy nghiên cứu đến các hiện tượng sau :

1-Hiện tượng chưa tổn thương thể phách :

Thân thể dù có bệnh do thế gian đặt tên và phân loại bệnh dễ chữa hay khó chữa, miễn là nó chưa làm mất nơi cư trú của phần tâm linh và chưa làm hại đến sự rối loạn chức năng của hơi thở là thể phách, thì thân có bệnh không chữa được cũng vẫn kéo dài sự sống như bệnh phong cùi, lở lói, ung nhọt ngoài da.. có thể làm hư hỏng ngũ quan, tứ chi, ung thư da, hoặc coma, mà không làm rối loạn thể phách, thể phách vẫn điều khiển hơi thở đều đặn thì mạng sống vẫn được duy trì.

2-Hiện tượng rối loạn thể phách :

Người khỏe mạnh, trung bình một phút hít vào thở ra tự nhiên được 18 hơi đều đặn, nhưng khi bệnh do cơn đau, hay bị ngộp thở do trúng độc, va chạm tổn thương, hoặc do khí tắc như suyễn sẽ làm hơi thở ngắn gấp, nhanh, dồn dập, đứt đoạn.. sẽ làm rối loạn thể phách thì khó bảo toàn tính mạng.

3-Hiện tượng rối loạn thể vía :

Thể vía cư trú ở não sau gáy, khi bị va chạm đụng mạnh vào gáy, hay sung huyết não, trúng độc do thuốc, rượu, làm hôn mê nhẹ sẽ bị giới hạn cử động như tê liệt, bán thân bất toại, múa vờn, Parkinson, chân tay đầu cổ mắt mặt co giật, nói cà lăm, ngọng…

4-Hiện tượng rối loạn thể hồn :

Khi thể hồn rối loạn hay mơ thấy xuất hồn đi vơ vẩn không chủ đích, ngay cả lúc thân có bệnh, đi đứng nằm ngồi như người mất hồn, ngơ ngẩn. Ngoài bệnh gan, các bệnh mãn tính cũng làm ảnh hưởng đến gan làm gân mạch và thần kinh co thắt gây đau đớn. Khi bệnh chạm vào thể hồn thì nhân cách và tánh tình thay đổi. Bệnh thực thì ngông cuồng qúa khích, dễ nổi nóng giận. Bệnh hư thì sinh bi quan, yếu đuối, hèn hạ, hờn dỗi, không phải gan bị tổn thương mà chức năng gan qúa yếu không thể tàng trữ huyết, không lọc được độc tố, không trao đổi oxy, không nuôi dưỡng được phần gân móng, làm chùng gân, không khai khiếu ra nơi tròng đen mắt làm mờ mắt, hỏng gai thị… nhìn cặp mắt như không có hồn. Đa số những người bị rối loạn thể hồn do thân bệnh đều liên quan đến sự thiếu máu trầm trọng, áp huyết rất thấp. Loại người này dễ bị du hồn vất vưởng mất thân xác nhập vào trở thành điên loạn tâm thần…

5-Hiện tượng rối loạn thể thần :

Thể thần có hai loại là dục thần và thức thần.

Dục thần do cha mẹ sinh ra cư trú ở tâm, nên đông y gọi tâm tàng thần, có ảnh hưởng tâm tánh cha mẹ theo gènes. Còn thần thức là tâm tánh cá biệt do học hỏi nằm trong tiềm thức có ảnh hưởng đến sự phát triển con người. Thức thần sinh tam tâm là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm tương lai.

Tâm qúa khứ ảnh hưởng đến tâm hiện tại, có cách suy nghĩ và hành sử theo bản năng riêng đã tích lũy được trong qúa khứ, cho nên tục ngữ có câu : cha mẹ sinh con, trời sinh tánh, còn tâm hiện tại ảnh hưởng của cha mẹ có sẵn và tâm tương lai do ảnh hưởng của học hỏi ở cả hai mặt vô hình và hữu hình trong cuộc sống thường nhật.

Về hữu hình do sự giáo dục từ gia đình, học đường, xã hội, tu học, kinh nghiệm sống…Về vô hình do tu thiền, quán tâm, trong giấc ngủ có ý thức hoặc tập khí công thiền. Theo đông y, làm sao tập luyện được tâm không viên, ý không mã, lúc đó tâm không động thì định được thần, thần không động thì định được khí, ví như người làm xiếc đi trên dây thừng cao 10 mét, mặc cho khán giả la hét cổ võ, nếu tâm thần và khí không bị ảnh hưởng bên ngoài, mà trụ ở trên mỗi bước chân, cho nên họ đi trên dây đu một cách dễ dàng. Như vậy muốn khỏi động tâm thì tập mắt ngơ tai điếc tánh viên thông, làm cho tâm được sáng suốt sẽ học hỏi được nhiều điều ở trong cõi thiền. Vào được cảnh giới tĩnh lặng do thiền hay do tĩnh công như đi vào không gian 4 chiều. Không gian và thời gian của thân thì ở một chỗ, còn thể tâm linh có thể đi vào thời gian qúa khứ hay tương lai.

Thần là cái biết trong tình trạng nhập thiền, mình vẫn biết rõ ràng mạch lạc khi nhắm mắt còn tỉnh thức, hoặc cơn ngủ sâu mà thấy cảnh giới quá khứ hay tương lai như một buổi xem phim chiếu bóng, mình có thể ở ngoài cuộc hay tham dự trong cuộc, mọi chi tiết đều nhớ rõ mà không hoang mang sợ sệt, chỉ dùng cái biết để quan sát, khi tỉnh dậy hoặc xuất thiền, nếu có thắc mắc, khi nhập thiền lại, vẫn có thể tìm hiểu thêm cho tường tận được.

Thể thần khi bị rối loạn làm tình trạng tim mạch bất thường, tâm thay đổi bất thường kéo theo các thể tâm linh khác rối loạn theo, khi ngủ hay thấy ác mộng, lửa cháy, máu chảy, sợ bị giết hại…

a-Trường hợp nhập thiền vào qúa khứ :

Có một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, hai môi tím, dầy lên và xệ xuống miệng không khép chặt lại được, 10 ngón tay mầu đen như dính thuốc nhuộm quần áo, thở mệt, ngồi một chỗ, đi đứng thì mệt mỏi, nói chuyện còn tỉnh táo nhưng nói nhỏ hơi, nói nhiều cũng mệt.

Bệnh nhân đã chữa đông tây y dược đủ thứ mà không khỏi. Tôi thấy ái ngại và để tâm suy nghĩ làm sao chữa được bệnh này. Khi trong mơ gặp được vị y tổ trong quá khứ mô tả một cây thuốc tên gọi cây óc chó phối hợp với lá hẹ chữa được bệnh hở van tim. Hình dáng của cây đã thấy trong mơ, nơi cây mọc đã được chỉ dẫn là ở hàng rào, bờ ruộng chỗ nào cũng có, cách dùng cũng được nghe giảng. Khi tỉnh dậy, cho người đi tìm hái về ở vùng Hốc Môn. Về tên của cây, dân gian cũng đã có tên sẵn, ở miền Nam gọi là cây ổi dại, ở miền Bắc gọi là cây sung dại. Cách sử dụng : Lấy 9 đọt (1 đọt là ngắt bẻ một đoạn dài bằng một gang tay đo từ ngọn xuống ). Pha một ít nước rồi giã 9 đọt cây óc chó, vắt lọc thành nửa ly . Giã 50g lá hẹ với một ít nước, vắt lọc thành nửa ly. Hai ly để riêng đem phơi đêm để lấy sương khí, lúc nửa đêm uống 1 ly nào trước cũng được, nửa giờ sau uống tiếp ly thứ hai. Uống luôn 2 đêm liên tiếp, bệnh nhân đã khỏi bệnh, khỏe mạnh như cũ, hai môi thu nhỏ, đổi sắc hồng, mười đầu móng tay hết tím xanh, người hết bị mệt thở.

Như vậy bà bệnh nhân này cũng có tu được chút phước duyên mới có cơ hội được các vị thầy vô hình thông qua vị thầy thuốc để chữa khỏi bệnh cho mình.

Nếu người thầy thuốc không tu tạo phước, nhân công lao đó về mình do tính kiêu ngạo, vị thầy đó sẽ mất hết khả năng chữa bệnh bằng tâm linh, sau này sẽ chỉ là một thầy thuốc tấm thường như các thầy khác ở thế gian…

b-Trường hợp nhập thiền trong hiện tại :

Tôi có người bạn tu thiền, ngày 30 tháng 4 năm 1975, vợ chạy di tản, anh và con gái 5 tuổi bị kẹt ở lại, sau anh phải đi học tập cải tạo, anh gửi con gái anh cho một bạn gái, hai năm sau anh trở về, bạn gái anh cho biết bé đi học đã bị lạc mất tích.

Mấy năm sau anh vẫn tập thiền đều đặn theo thời khóa 4 lần mỗi ngày vào giờ tý, ngọ, mẹo, dậu, mỗi lần nửa giờ. Tự nhiên một buổi trưa anh nhập thiền thấy con gái mình đứng trước cửa một căn nhà ở Củ Chi, anh ghi nhận mọi chi tiết về địa điểm căn nhà, rồi anh xả thiền, lấy xe gắn máy đến Củ Chi, quả thật anh đến đúng nơi và xin chủ nhà cho anh nhận lại đứa con gái của mình về.

Môt trường hợp đặc biệt khác. Khi tôi đang làm việc tại phòng mạch ở Montreal, bỗng có điện thoại từ Ý gọi đến của một bệnh nhân người Ý xin cầu cứu, đứa con trai 6 tuổi sinh thiếu tháng, não thiếu oxy nên xương cổ èo oặt, hiện nó đang bị lên cơn crise cardiac chân tay dẫy dụa co giật, bà không gọi xe cứu thương mà bà gọi tôi. Tôi nhắm mắt lại, thấy một linh ảnh, đứa bé đang bị cúi gục đầu xuống nên nghẹt cổ họng không thở được, cơ thể thiếu oxy khiến tim sẽ ngưng đập. Tôi vội vàng nói với bà ta : Bà hãy mau dựng cổ đứa bé ngay lại. Sau đó tôi hỏi : Con bà hết co giật chưa. Bà trả lời : Nó khỏi rồi. Nhưng tôi cứ phải giữ cổ nó luôn à. Tôi trả lời. Nguyên nhân nó làm cơn do cổ nó yếu, bị gục xuống sát ngực nên ngộp thở. Bà nên mua một cái vòng chống cổ (collier) để giữ cho cổ khỏi bị gục xuống là không bao giờ bị lên cơn nữa.

Một năm sau, bà đem cháu sang Montreal để tôi tái khám, bà nói : Từ ngày ông nói cho cháu đeo vòng cổ, cháu không bao giờ bị co giật nữa. Nhưng tôi không hiểu sao các bác sĩ chữa cho cháu lại không tìm ra nguyên nhân bị co giật là do cổ yếu, vì cứ mỗi tháng cháu bị vài lần như thế, môi tím tái, đều đem đi cấp cứu chữa về tim mạch và cho uống thuốc thần kinh mà không hết bệnh.

c-Trường hợp nhập thiền vào tương lai :

Có những cảnh tôi thường gặp khi tâm tĩnh lặng, cảnh đó xuất hiện nhiều lần rất quen thuộc, nhưng trên thực tế chưa đi đến bao giờ, ngay cả người và việc. Nhưng về sau tôi có dịp đến một nơi nào lạ lần đầu tiên thì cũng đúng là cảnh đã từng thấy làm tôi không bỡ ngỡ chút nào. Có lần, gia đình chúng tôi cần một người giúp đỡ để cho con đi ra khỏi Việt Nam sau năm 1975, địa chỉ ở vùng quê Trà Vinh, chỉ có số nhà, và Khóm, Xã, không có tên đường. Đêm hôm đó tôi xuất thần đi tìm để ghi nhận hình ảnh, địa điểm. Sáng hôm sau hai vợ chồng tôi đón xe đò đi xuống Trà Vinh. Tôi quan sát những đoạn đường đã đi qua, đến một nơi hai bên đường là đồng ruộng, có một xóm nhỏ vài nhà nằm cách đường lộ khoảng 100m phải đi qua một cây cầu khỉ, chúng tôi xuống xe giữa đường còn cách xa thị xã Trà Vinh. Bà xã tôi sợ quá, nếu không phải chỗ này, mà phải đi nữa thì tìm đón xe đi tiếp là chuyện rất khó khăn vào thời ấy. Tôi nói đúng chỗ này rồi, bà xã tôi lo lắng hỏi, anh đã đi đến đây bao giờ đâu mà nói đúng chỗ rồi, nhưng qủa thật chúng tôi vào đúng nhà đúng chỗ mặc dù chưa quen biết trước diện mạo chủ nhà.

d-Trường hợp nhập thiền để học hỏi :

Tôi có người bạn thiền muốn tu đốn ngộ, anh cứ thắc mắc thế nào là quả báo nhãn tiền ? Khi anh nhập thiền, anh thấy mình đang đứng ở đầu một ngõ hẻm cụt, nhìn thấy một tên ăn cắp tay cầm một cái ví tiền, chạy qua mặt anh vào trong ngõ cụt, rồi một thanh niên khác đuổi theo đang ngơ ngác không biết chạy vào ngõ hay chạy thẳng, anh buột miệng chỉ đường. Khi người thanh niên lấy lại được cái ví xong rồi chạy đi, tên ăn cắp đến đánh anh vì cái tội không biết đầu đuôi câu chuyện mà chỉ bậy, tên kia cũng là tên ăn cắp chạy theo để cướp lại. Bấy giờ anh mới hiểu, việc gì xảy ra cũng có nhân duyên qủa báo.

Trường hợp suy nghĩ tìm tòi để phát minh ra những cái mới lạ cũng là một cách nhập tâm để vào thiền, có liên quan tổng hợp cả quá khứ, hiện tại, tương lai, thường xảy ra đối với các nhà khoa học, bác học, bác sĩ, nghệ sĩ, mỹ thuật hội họa, và các nhà tiên tri…

6- Hiện tượng rối loạn thể ý :

Thể ý cư trú ở Tỳ, hay mưu toan nghĩ ngợi, lo qúa làm ăn mất ngon. Tỳ chủ hình sắc, ăn ngon, mặc đẹp, ngăn nắp, sạch sẽ, tính tình mực thước, đa mưu. Tỳ chủ ý muốn, sinh tâm nên ý chạy thì tâm chạy cho nên nhà Phật có câu nói tâm vượn ý mã (tâm như con vượn nhảy nhót lung tung không lúc nào dừng nghỉ, ý như con ngựa chạy theo).

Khi thể ý bị tổn thương làm thành bệnh hoang tưởng. Thí dụ một người bị thương cụt tay, trong giấc ngủ mơ vẫn không thấy tay bị cụt, không cảm thấy đau. Trường hợp này thực tế là xác-thân có bệnh cụt tay, nhưng ý-thân không có bệnh. Ngược lại, khi ngủ mơ thấy bất cứ cảnh nào trong mộng cũng thấy tay còn nguyên nhưng bị đau như lúc tỉnh, như vậy bệnh mãn tính đã làm tổn thương thể tâm linh, ý-thân cũng bị bệnh đau tay, đó là lý do tại sao một thương binh đã bị cưa cụt tay mà vẫn cảm thấy đau ngoài cổ tay. Muốn chữa loại bệnh này cũng phải dùng ý để chữa, một thiền sư đã cho bệnh nhân một loại thuốc bôi đặc biệt để dụ bệnh nhân tin rằng bôi thuốc này vào sẽ hết đau. Thiền sư dặn, khi nào bệnh nhân cảm thấy tay đau, hãy bình tĩnh tìm xem chỗ đau ở đâu, rồi dùng thuốc này bôi vào. Cuối cùng bệnh nhân giác ngộ chỗ đau không có tay làm sao mà bôi thuốc, rõ ràng là bệnh không có thực mà do ý làm ra bệnh. Ý tại tâm, vạn pháp do tâm sinh (nghĩ là có tay bị đau) thì vạn pháp cũng do tâm diệt (nghĩ rằng không có tay làm sao mà đau được.)

Khi rối loạn thể ý, trong mơ hay thấy nhiều sự việc lung tung không có mạch lạc rõ ràng, thể ý bệnh làm cho thân bị bệnh mộng du, tỉnh dậy không hay biết mình đã làm gì, hoặc thân bị bệnh nói nhảm như điên khùng, như ma nhập thuộc bệnh tâm thần.

Khi một người chết đi, thân xác không còn, bẩy thể tâm linh do ý làm chủ, lúc đó không phải là xác-thân mà là ý-thân thì thời gian và không gian không còn ngăn cách họ. Họ nghĩ muốn đến một nơi nào xa xôi là họ đã có mặt ở đó ngay.

7- Hiện tượng rối loạn thể hạ trí :

Thể hạ trí liên quan đến thận và trí nhớ. Thể hạ trí bị rối loạn do sợ hãi một điều gì kinh khủng, do va chạm tổn thương thận, do mổ thận, chọc tủy sống, do té ngã va chạm não bộ làm mất trí nhớ. Có trường hợp không tổn thương thực thể về thận hoặc não, nhưng bị đe dọa tinh thần, bị khủng bố trí não, bị nghe những tiếng rên la thảm thiết, hoặc bị giam cầm hành hạ trí não làm rối loạn thể trí sẽ bị mất trí nhớ, hoặc bị ngộp thở do khí độc làm não thiếu oxy, hoặc trẻ em khi sinh ra thiếu oxy trong não làm trí nhớ kém phát triển.

8- Hiện tượng rối loạn thể thượng trí :

Trường hợp ít gặp. Rối loạn thể thượng trí trong trường hợp cháy não do thiền sai tẩu hỏa nhập ma, do tập trung vào việc học sử dụng tối đa bộ não, nói đến những điều cao siêu hoang tưởng không ai hiểu được, thay vì là một thiên tài bị trở thành người vô dụng. Ngoài ra do một tình cờ va chạm làm rối loạn thể thượng trí một phần, làm màng lưới vô hình giữa hai luân xa vía và luân xa ý thông với nhau tạo ra một người có khả năng tiên tri làm thầy bói khi đúng khi sai, hoặc là người có giác quan thứ sáu tự nhiên, hoặc là phù thủy…

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN