Dược khoa cho linh hồn – 04 – trở nên biết mình

YduocNHH 07/12/2017

Dược khoa cho linh hồn – 04 – trở nên biết mình

Tìm kiếm khuôn mặt nguyên thuỷ

Chẩn đoán

Từ cá tính-personality phải được hiểu. Nó bắt nguồn từ chữ persona; persona nghĩa là mặt nạ. Trong vở kịch Hi Lạp cổ đại các diễn viên thường đeo mặt nạ; những mặt nạ đó được gọi là persona – persona bởi vì âm thanh tới từ sau mặt nạ này. Sona nghĩa là âm thanh. Mặt nạ được biểu hiện cho khán giả, và từng đằng sau mặt nạ âm thanh lan tới. Từ persona đó đã xuất hiện từ personality – cá tính.

Tất cả mọi cá tính đều là giả. Cá tính tốt, cá tính xấu, cá tính của tội nhân và cá tính của thánh nhân – tất cả đều giả. Bạn có thể đeo mặt nạ đẹp hay mặt nạ xấu, điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì.

Cái thực là điều bản chất của bạn.

Cá tính cũng là phần cần thiết cho sự trưởng thành. Điều đó cũng giống như nếu bạn bắt cá trong biển rồi bạn ném nó lên bờ biển; con cá nhảy lại vào biển. Bây giờ lần đầu tiên nó sẽ biết rằng nó bao giờ cũng sống trong biển; lần đầu tiên nó sẽ biết rằng “Biển là cuộc sống của mình.” Mãi cho tới nay, trước khi nó bị bắt và bị ném lên bờ biển, nó có thể chưa từng nghĩ về biển chút nào; nó có thể đã hoàn toàn quên lãng biển. Để biết cái gì đó, trước hết bạn phải làm mất nó.

Để nhận biết về thiên đường, trước hết bạn phải làm mất nó. Chừng nào nó còn chưa bị mất và được thu lại, bạn sẽ không hiểu cái đẹp của nó.

Adam và Eve phải mất vườn Địa đàng; đó là một phần trưởng thành tự nhiên. Duy nhất Adam rời bỏ khu vườn đẹp của Thượng đế mới có thể trở thành Christ một ngày nào đó – anh ta có thể quay lại. Adam rời bỏ Địa đàng cũng giống như cá bị bắt và bị ném lên bờ biển và Jesus là cá nhảy trở lại trong biển.

Chẳng hạn, người nguyên thuỷ có cái gì đó chung với đứa trẻ rất nhỏ. Họ đều đẹp, tự phát, tự nhiên, nhưng hoàn toàn vô nhận biết về họ là gì; họ không có nhận biết nào. Họ sống vui vẻ nhưng vui vẻ của họ là vô ý thức. Trước hết họ phải làm mất nó đi. Họ phải trở nên văn minh, có giáo dục, thông thái; họ phải trở thành nền văn hoá, nền văn minh, thành tôn giáo. Họ phải làm mất tất cả mọi tự phát của mình, họ phải quên đi tất cả về bản chất của họ, và thế rồi bỗng nhiên một ngày nào đó họ bắt đầu mất nó. Điều đó nhất định xảy ra.

Điều đó đang xảy ra trên khắp thế giới, và nó đang xảy ra theo phạm vi lớn thế bởi vì đây là lần đầu tiên mà nhân loại đã thực sự trở nên văn minh.

Đất nước càng văn minh, cảm giác vô nghĩa càng nhiều hơn. Các nước lạc hậu vẫn không có cảm giác đó – họ không thể có được. Để có cảm giác về cái trống rỗng bên trong, cái vô nghĩa, cái ngớ ngẩn, người ta phải trở nên rất văn minh.

Do đó tôi hoàn toàn ủng hộ cho khoa học, bởi vì nó giúp cho cá được ném lên bờ biển. Và một khi trên bờ nóng, trong cát nóng, cá bắt đầu cảm thấy niềm khao khát. Nó chưa bao giờ cảm thấy khao khát trước đây. Lần đầu tiên nó thiếu đại dương xung quanh, cái mát mẻ, nước cho cuộc sống. Nó đang chết.

Đó là tình huống của con người văn minh, con người có giáo dục: người đó đang chết. Cuộc truy tìm lớn lao được sinh ra. Người ta muốn biết cái gì phải được làm, làm sao người ta có thể đi vào trong đại dương của cuộc sống lần nữa.

Ở những nước lạc hậu, thí dụ như ở Ấn Độ, không có cảm giác như vậy về vô nghĩa. Cho dù vài nhà trí thức Ấn Độ có viết về nó, bài viết của họ không có chiều sâu bởi vì nó không tương ứng với tình huống của tâm trí Ấn Độ. Và nhà trí thức Ấn Độ viết về cái vô nghĩa, cái ngớ ngẩn, gần như theo cùng cách như Soren Kierkegaard, Jean-Paul Sartre, Jaspers, Heidegger… Họ đã đọc về những con người này hay họ có thể đã viếng thăm ở phương Tây, và họ bắt đầu nói về cái vô nghĩa, buồn nôn, ngớ ngẩn, nhưng điều đó có vẻ rởm.

Tôi đã nói chuyện với các nhà trí thức Ấn Độ – họ có vẻ rất rởm bởi vì đấy không phải là cảm giác riêng của họ; nó được vay mượn. Chính Soren Kierkegaard nói qua họ, chính Friedrich Nietzsche nói qua họ; đấy không phải là tiếng nói riêng của họ. Họ không thực nhận biết về điều Soren Kierkegaard đang nói; họ đã không chịu đựng cùng nỗi phiễn não. Cảm giác này xa lạ, ngoại lai; họ đã học nó như con vẹt. Họ nói về nó nhưng toàn thể cuộc sống của họ nói và chỉ ra điều gì đó khác. Điều họ nói và điều cuộc sống họ phơi bày ra là đối lập hẳn nhau.

Rất, rất hiếm khi trí thức Ấn Độ tự tử – tôi không nghe nói về điều đó – nhưng nhiều trí thức phương Tây đã tự tử. Rất hiếm khi bắt gặp một trí thức Ấn Độ phát điên; nhưng hiện tượng rất thông thường ở phương Tây là nhiều người trí thức đã phát điên. Người trí thức thực gần như tất yếu phát điên; đó là kinh nghiệm cuộc sống của họ.

Nền văn minh ở khắp nơi, cá tính quá phát triển, đã trở thành cầm tù. Họ đang bị nó giết chết. Chính trọng lượng của nền văn minh là quá nhiều và không thể chịu đựng nổi. Họ cảm thất ngột ngạt, họ không thể thở được. Ngay cả tự tử cũng dường như là giải thoát, hay nếu họ không thể tự tử được thì điên dường như là lối thoát. Ít nhất bằng việc trở nên điên người ta quên đi tất cả về văn minh, người ta quên đi tất cả về cái vô nghĩa cứ diễn ra nhân danh văn minh. Điên khùng là lối thoát khỏi văn minh.

Nhưng cảm thấy rằng cuộc sống là hoàn toàn vô nghĩa là đứng ở ngã ba đường: hoặc bạn chọn tự tử hoặc bạn chọn tính chất sannyas; hoặc bạn chọn điên khùng hoặc bạn chọn thiền. Nó là điểm ngoặt vĩ đại.

Tất cả mọi cá tính đều là giả tạo. Bản chất bên trong không phải là giả, cái bạn mang cùng với việc sinh của mình, cái bao giờ cũng có đó.

Ai đó hỏi Jesus: “Ông có biết gì về Abraham không?” Và Jesus nói, “Trước khi Abraham đã từng có, ta có rồi.”

Bây giờ phát biểu này ngớ ngẩn làm sao, nhưng cũng cực kì có ý nghĩa. Abraham và Jesus – có lỗ hổng lớn giữa họ; Abraham đến trước Jesus gần ba nghìn năm. Và Jesus nói, “Trước khi Abraham đã từng có, ta có rồi.” Ông ấy đang nói về điều bản chất. Ông ấy không nói về Jesus, ông ấy nói về Christ. Ông ấy đang nói về cái vĩnh hằng. Ông ấy không nói về cá nhân, ông ấy đang nói về vũ trụ.

Thiền nhân nói rằng chừng nào bạn còn chưa biết tới khuôn mặt nguyên thuỷ của mình mà bạn đã có từ trước khi bố bạn đã từng được sinh ra, bạn sẽ không trở nên chứng ngộ. Khuôn mặt nguyên thuỷ này là gì? Ngay cả trước khi bố bạn được sinh ra bạn đã có nó, và bạn sẽ có nó lần nữa khi bạn đã chết đi và thân thể bạn đã bị chôn vùi và chẳng cái gì còn lại ngoại trừ tro tàn – thế thì bạn sẽ có nó lần nữa.

Khuôn mặt nguyên thuỷ này là gì? Điều bản chất – gọi nó là linh hồn, là tinh thần, là cái ta; đây là những từ mang ý nghĩa cho cùng một điều. Bạn được sinh ra như điều bản chất, nhưng nếu bạn bị bỏ lại như điều bản chất mà không có xã hội tạo ra cá tính cho bạn, bạn sẽ vẫn còn như con vật. Điều đó đã xảy ra cho một số người.

Chẳng hạn, một đứa trẻ được tìm thấy ở đâu đó miền Bắc Ấn Độ gần Himalaya, đứa trẻ mười một tuổi đã được sói nuôi lớn lên, đứa trẻ sói – một đứa trẻ con người đã được sói nuôi lớn. Tất nhiên sói chỉ có thể cho cá tính của sói; cho nên đứa trẻ là con người, điều bản chất có đấy, nhưng nó có cá tính của sói.

Nhiều lần điều đó đã xảy ra. Sói dường như có khả năng nuôi lớn trẻ con con người; chúng dường như có tình yêu, từ bi nào đó với đứa trẻ con người. Những đứa trẻ này không có gì bị hư hỏng mà xã hội con người nhất định sẽ làm; bản thể của chúng không bị ô nhiễm, chúng là tinh hoa thuần khiết. Chúng giống như cá trong đại dương – chúng không biết mình là ai. Và rất khó để cho chúng cá tính con người một khi chúng đã được con vật nuôi lớn lên; đó là công việc quá gian nan. Gần như tất cả mọi đứa trẻ đó đều chết trong nỗ lực đó. Chúng không thể học được cách thức con người, điều đó bây giờ quá trễ rồi. Khuôn mẫu của chúng đã đúc rồi; chúng đã trở thành các cá tính cố định. Chúng đã học cách là sói. Chúng không biết gì về đạo đức, chúng không biết gì về tôn giáo. Chúng không là người Hindu, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo. Chúng chẳng bận tâm về Thượng đế – chúng chưa bao giờ nghe nói về ngài cả. Tất cả mọi điều chúng biết là cuộc sống của sói.

Nếu cá tính con người là rào chắn, nó là rào chắn chỉ nếu bạn níu bám lấy nó. Nó phải bị bỏ qua: nó là chiếc thang, nó là cây cầu. Người ta phải không làm nhà của mình trên cầu, đúng, nhưng người ta phải vượt qua cầu.

Cá tính con người mang tính bộ phận. Trong một xã hội tốt hơn chúng ta sẽ cho trẻ con cá tính nhưng cũng cho khả năng gạt bỏ cá tính. Đó là điều đang bị thiếu ngay bây giờ: chúng ta cho họ cá tính, cá tính quá chặt, tới mức họ trở nên bị bao bọc, bị cầm tù, và chúng ta chẳng bao giờ cho họ cách gạt bỏ chúng. Điều đó cũng giống như cho đứa trẻ bộ com lê áo giáp và không cho nó ý tưởng nào về cách mở áo giáp ra, cách vứt quần áo đi vào một ngày nào đó khi nó lớn hơn.

Điều chúng ta đang làm với nhân loại đích xác là điều đã được làm ở Trung hoa cổ đại với bàn chân phụ nữ. Từ hồi rất trẻ thơ cô gái đã được cho đi đôi giầy sắt để cho bàn chân của họ không bao giờ lớn lên, chúng vẫn còn rất nhỏ. Bàn chân nhỏ được yêu chiều lắm, chúng được ca ngợi nhiều lắm. Chỉ các gia đình quí tộc mới có thể đảm đương được chúng, vì đàn bà không làm gì cả là gần như không thể được. Người đàn bà này thậm chí không thể bước đi đúng được, bàn chân quá nhỏ không đỡ được cho thân thể. Bàn chân bị què cụt; cô ấy phải bước đi với sự hỗ trợ. Bây giờ người đàn bà nghèo không thể đảm đương được điều đó, cho nên chân nhỏ là biểu tượng cho quí tộc.

Chúng ta có thể cười vào điều đó, nhưng chúng ta cứ làm cùng điều đó. Bây giờ ở phương Tây đàn bà đang bước đi trên những chiếc giầy ngớ ngẩn thế, giầy cao gót thế! Điều đó là được nếu bạn làm những việc như vậy trong rạp xiếc, nhưng những đôi giầy cao gót như vậy lại không dành cho việc đi. Nhưng chúng lại được ca ngợi, bởi vì khi đàn bà bước trên những đôi giầy rất cao gót cô ấy trở nên mang tính hấp dẫn dục hơn: mông cô ấy nhô ra dễ thấy nổi bật lên. Và bởi vì việc bước thành khó, mông cô ấy chuyển động nhiều hơn là chúng chuyển động thông thường. Nhưng điều này lại được chấp nhận, điều này là được. Các xã hội khác sẽ cười vào nó!

Trên khắp thế giới đàn bà đều dùng cái nịt vú, và họ nghĩ rằng nó rất theo tập quán và truyền thống. Thực tế nịt vú làm cho đàn bà trông nhiều tính dục hơn; nó cho thân thể cô ấy hình dáng mà cô ấy không có. Nó giúp cho cô ấy để cho vú có thể nhô ra và có thể trông rất non, không sệ xuống. Và đàn bà trong các xã hội truyền thống, các xã hội cứ nhấn mạnh rằng đàn bà phải đeo nịt vú, nghĩ họ là người rất tôn giáo và chính thống. Họ đơn giản đang tự lừa mình và không ai khác cả – nịt vú là trang bị mang tính dục. Cũng giống như nịt vú, có vài xã hội nguyên thuỷ vẫn dùng những thứ kì lạ. Môi được làm cho to hơn và dầy hơn. Từ chính thời thơ ấu vật nặng đã được treo lên môi để cho chúng trở nên rất dầy, lớn. Đó là biểu tượng của người đàn bà rất dâm dật – môi dầy hơn và lớn hơn tất nhiên có thể cho cái hôn tốt hơn! Trong một số xã hội nguyên thuỷ đàn ông thậm chí còn quen đeo một cái bao nào đó vào cơ quan sinh dục để làm cho chúng trông to hơn, cũng như đàn bà đeo nịt vú vậy. Bây giờ chúng ta cười vào những người ngu như vậy, nhưng đấy là cùng câu chuyện cả thôi! Ngay cả thanh niên trẻ hơn trên khắp thế giới cũng đang mặc những cái quần rất bó ống – điều đó chỉ để phô ra bộ phận sinh dục của họ. Nhưng một khi điều này được chấp nhận, chẳng ai để ý gì tới nó nữa.

Văn minh không nên trở thành việc bó chặt. Điều tuyệt đối cần thiết là bạn phải có cá tính, nhưng bạn phải có cá tính mà có thể đeo vào tháo ra dễ dàng – cũng giống như áo quần chùng, không được làm bằng thép. Vải bông là có tác dụng rồi, để cho bạn có thể cởi chúng ra hay mặc chúng vào; bạn không cần liên tục mặc chúng.

Đó chính là điều tôi ngụ ý cho con người của hiểu biết: người sống trong điều bản chất của mình, nhưng khi có liên quan tới xã hội người đó đi cùng một cá tính. Người đó dùng cá tính; người đó là chủ của bản thể riêng của mình.

Xã hội cần cá tính nào đó. Nếu bạn đem điều bản chất của mình vào xã hội bạn sẽ tạo ra rắc rối cho bản thân mình và cho người khác. Mọi người sẽ không hiểu điều bản chất của bạn; chân lí của bạn có thể quá đắng cho họ, chân lí của bạn có thể quá khuấy động họ. Không cần thế! Bạn không cần ở trần trong xã hội; bạn có thể mặc quần áo mà.

Nhưng người ta nên có khả năng sống trần trong nhà riêng của mình, chơi với trẻ con của mình; nhấp trà vào sáng mùa hè trong vườn, trên thảm cỏ, người ta nên có khả năng ở trần. Không cần phải trần như nhộng tới văn phòng – không có nhu cầu! Quần áo là hoàn toàn tốt; không có nhu cầu phơi bày bản thân bạn cho từng và mọi người. Đó sẽ là thói phô trương, đó sẽ là cực đoan khác. Một cực đoan là ở chỗ mọi người thậm chí không thể lên giường mà không mặc quần áo; cực đoan khác là ở chỗ có các nhà sư Jaina đi trần trong bãi chợ, hay thánh nhân Hindu trần truồng. Và điều kì lạ là ở chỗ những người Jaina và Hindu này, họ phản đối phụ nữ phương Tây bởi vì phụ nữ để trần cánh tay, họ không mặc áo cho đúng.

Bây giờ, trong một nước nóng như Ấn Độ những người tới từ phương Tây thấy thực sự khó mặc quá nhiều quần áo. Điều có vẻ ngớ ngẩn thế với người tìm kiếm phương Tây tới đây để thấy người Ấn Độ với cà vạt và áo choàng. Trông ngớ ngẩn thế! Điều đó là tốt ở phương Tây – trời lạnh và cà vạt mang tính bảo vệ – nhưng ở Ấn Độ đấy là nỗ lực tự tử. Ở phương Tây bạn đi giầy và tất là được, nhưng cả ở Ấn Độ nữa sao? Nhưng mọi người đều bắt chước nhau. Họ đi giầy vào tất cả ngày, trong một nước nóng như Ấn Độ. Trang phục phương Tây ở Ấn Độ là không thích hợp – quần chẽn và áo choàng và cà vạt và mũ – điều đó đơn giản làm cho bạn trông lố bịch. Ấn Độ cần áo quần lùng thùng. Nhưng không cần đi sang cực đoan khác, để cho bạn bắt đầu chạy trần, đi xe đạp trần vào bãi chợ. Điều đó sẽ tạo ra rắc rối không cần thiết cho bạn và cho người khác.

Người ta nên tự nhiên, và với tự nhiên tôi ngụ ý người ta nên có khả năng khoác cá tính vào khi cần thiết, trong xã hội. Nó vận hành như chất bôi trơn, nó hỗ trợ, vì có hàng nghìn người. Chất bôi trơn là cần thiết, bằng không mọi người sẽ thường xuyên trong xung đột, va chạm lẫn nhau. Chất bôi trơn hỗ trợ; chúng giữ cho cuộc sống của bạn được trôi chảy.

Cá tính là tốt khi bạn trao đổi với người khác, nhưng cá tính là rào chắn khi bạn bắt đầu nói chuyện thân thiết với bản thân mình. Cá tính là tốt khi bạn có quan hệ với con người; cá tính là rào chắn khi bạn bắt đầu quan hệ với bản thân sự tồn tại.

 

Đơn thuốc

Ánh sáng bên trong

Từng đứa trẻ trong bụng mẹ đều vẫn còn đầy ánh sáng; đó là ánh sáng bên trong, sự rực sáng bên trong. Nhưng khi đứa trẻ được sinh ra và nó mở mắt và thấy thế giới và mầu sắc và ánh sáng và mọi người, dần dần động thái thay đổi. Nó quên nhìn vào bên trong, nó trở nên quá quan tâm tới thế giới bên ngoài. Nó trở nên mê mải với điều đó tới mức dần dần, dần dần nó quên nhìn vào bên trong; nó trở nên quên lãng về bên trong.

Trong thiền người ta phải nối lại bản thân mình với nguồn sáng bên trong đó. Người ta phải quên toàn thể thế giới và đi vào, quay vào và hài hoà vào, cứ dường như thế giới đã biến mất, dường như nó không tồn tại.

Ít nhất một giờ mỗi ngày người ta phải quên thế giới một cách tuyệt đối và chỉ là bản thân mình. Thế rồi dần dần, kinh nghiệm cũ đó được sống lại. Và lần này, khi bạn đi tới biết nó, nó là vô cùng bởi vì bây giờ bạn đã thấy thế giới và tất cả mọi sự đa dạng của nó, bạn đã thấy mọi sự ầm ĩ. Bây giờ thấy cái im lặng bên trong và sự thuần khiết của ánh sáng là một kinh nghiệm hoàn toàn khác. Và nó mang tính nuôi dưỡng thế, sinh động thế; nó là cội nguồn của nước cam lồ.

Cho nên điều này có thể là việc thiền của bạn mọi đêm, hay vào sáng sớm, hay bất kì khi nào bạn có thể tìm thấy thời gian. Khi dễ dàng hơn để quên đi thế giới – hoặc muộn trong đêm khi lưu thông đã dừng lại và mọi người đã đi ngủ và cả thế giới đã biến mất theo cách riêng của nó – thế thì dễ dàng hơn cho việc trượt ra. Hay sáng sớm khi mọi người vẫn còn ngủ say. Nhưng một khi bạn đã bắt đầu thấy ánh sáng bên trong, nó có thể được thấy vào bất kì lúc nào. Ở bãi chợ, ngay giữa ban ngày, bạn có thể nhắm mắt lại và bạn có thể thấy nó. Và cho dù thấy nó một khoảnh khắc thôi cũng cực kì thảnh thơi rồi.

Nhưng bắt đầu vào ban đêm: trong một giờ ngồi im lặng nhìn vào bên trong, quan sát, và chờ đợi, cho ánh sáng đó bùng nổ. Một ngày nào đó nó bùng nổ.  Bạn không tạo ra nó, bạn chỉ khám phá lại nó.

 

Tạo căn phòng vì vui vẻ

Biết bản thân mình là rất sơ cấp. Điều đó không khó, nó không thể khó được; bạn chỉ phải dỡ bỏ đi vài thứ. Bạn không cần học gì để biết mình là ai, bạn chỉ phải dỡ bỏ vài thứ.

Thứ nhất, bạn phải dỡ bỏ việc quan tâm tới mọi vật.

Thứ hai, bạn phải dỡ bỏ việc quan tâm tới các ý nghĩ.

Điều thứ ba xảy ra theo cách riêng của nó – việc chứng kiến.

Chìa khoá là: một, bạn bắt đầu quan sát mọi vật. Ngồi im lặng, nhìn cây và chỉ mang tính quan sát thôi. Đừng nghĩ về nó. Đừng nói, “Đây là cây loại gì nhỉ?” Đừng nói liệu nó đẹp hay xấu. Đừng nói nó “xanh” hay “khô”. Đừng làm ra bất kì ý nghĩ nào gợn lên quanh nó; chỉ nhìn vào cây thôi.

Bạn có thể làm điều đó bất kì lúc nào, quan sát bất kì cái gì. Nhớ một điều: khi ý nghĩ tới, gạt nó sang bên. Đẩy nó sang bên; lại cứ nhìn vào sự việc.

Ngay lúc đầu sẽ khó nhưng sau một thời kì, các khoảng hở bắt đầu xảy ra: sẽ không có ý nghĩ. Bạn sẽ thấy vui vẻ lớn nảy sinh từ kinh nghiệm đơn giản đó. Chẳng cái gì xảy ra cả, chỉ mỗi việc ý nghĩ không có đó thôi. Cây vẫn đấy, bạn vẫn đấy, và giữa hai vật này là không gian. Không gian không bị làm huyên náo bởi ý nghĩ. Bỗng nhiên có vui vẻ lớn chẳng có lí do gì thấy được, chẳng lí do nào hết cả. Bạn đã học được bí mật thứ nhất.

Rồi điều này phải được dùng theo cách tinh tế. Mọi vật đều thô; đó là lí do tại sao tôi nói bắt đầu với vật. Bạn có thể ngồi trong phòng mình, bạn có thể xem ảnh – điều duy nhất phải nhớ là đừng nghĩ về nó.  Chỉ nhìn mà không nghĩ. Dần dần, dần dần nó sẽ xảy ra. Nhìn vào bàn mà không nghĩ và từ từ cái bàn có đó, bạn có đó, và không có ý nghĩ nào chen vào giữa cả hai. Và bỗng nhiên – vui vẻ.

Vui vẻ là chức năng của vô ý nghĩ. Vui vẻ đã có đó rồi; nó bị kìm nén đằng sau biết bao nhiêu ý nghĩ. Khi các ý nghĩ không có đó, nó nổi lên bề mặt.

Bắt đầu từ cái thô. Thế rồi, khi bạn đã trở nên hài hoà và bạn bắt đầu cảm thấy những khoảnh khắc mà ý nghĩ biến mất và chỉ các vật có đó, bắt đầu làm điều thứ hai.

Bây giờ nhắm mắt lại và nhìn vào bất kì ý nghĩ nào tới – không nghĩ về ý nghĩ này. Khuôn mặt nào đó xuất hiện trên màn hình tâm trí bạn hay mây bay qua, hay bất kì cái gì – cứ nhìn vào nó mà không nghĩ.

Điều này sẽ có khó khăn hơn chút ít so với việc thứ nhất bởi vì vật là thô hơn; ý nghĩ rất tinh tế. Nhưng nếu bước thứ nhất đã xảy ra, thì bước thứ hai sẽ xảy ra; chỉ thời gian là sẽ cần tới. Cứ nhìn vào ý nghĩ ấy. Sau một chốc… Điều đó có thể xảy ra trong vài tuần, nó có thể xảy ra trong vài tháng hay có thể mất vài năm – điều đó tuỳ thuộc vào bạn làm điều đó toàn tâm thế nào, chăm chú thế nào. Thế rồi một ngày nào đó, bỗng nhiên, ý nghĩ không có đó. Bạn một mình. Vui vẻ lớn sẽ nảy sinh – còn lớn hơn cả nghìn lần vui vẻ thứ nhất đã xảy ra khi cây có đấy và ý nghĩ đã biến mất. Một nghìn lần! Nó sẽ mênh mông tới mức bạn bị ngập lụt bởi vui vẻ.

Đây là bước thứ hai. Khi điều này đã bắt đầu xảy ra, thế thì làm điều thứ ba – quan sát người quan sát. Bây giờ không có đối tượng. Các vật đã bị loại bỏ, các ý nghĩ đã bị loại bỏ; bây giờ bạn một mình. Bây giờ đơn giản quan sát người quan sát này, là nhân chứng cho việc chứng kiến này.

Lúc ban đầu lần nữa nó sẽ lại khó bởi vì chúng ta chỉ biết cách quan sát cái gì đó – vật hay ý nghĩ. Ngay cả ý nghĩ ít nhất cũng là cái gì đó để quan sát. Bây giờ chẳng có gì cả, nó là tuyệt đối trống rỗng. Chỉ người quan sát là còn lại. Bạn phải đối lại bản thân mình.

Đây là chìa khoá bí mật nhất. Bạn cứ ở đó một mình thôi. Nghỉ ngơi trong sự một mình này, và một khoảnh khắc tới khi điều này xảy ra. Nó nhất định xảy ra. Nếu hai điều đầu đã xảy ra rồi thì điều thứ ba nhất định xảy ra; bạn không cần lo nghĩ về nó.

Khi điều này xảy ra, thế thì lần đầu tiên bạn biết vui vẻ là gì. Nó không phải là cái gì đó xảy ra cho bạn cho nên nó không thể bị lấy đi được. Nó là bạn trong bản thể đích thực của mình, nó là chính bản thể bạn. Bây giờ nó không thể bị lấy đi được. Bây giờ không có cách nào để làm mất nó. Bạn đã về nhà.

Cho nên bạn phải dỡ bỏ các vật, ý nghĩ. Trước hết quan sát cái thô, thế rồi quan sát cái tinh, và rồi quan sát cái bên ngoài của cái thô và cái tinh.

Ông vẫn ở đây à?

Thiền sư Obaku hay hỏi, điều đầu tiên vào mọi sáng, “Obaku, ông vẫn ở đây à?”

Đệ tử của ông ấy sẽ nói, “Nếu người ngoài nghe thấy thầy thì họ sẽ nghĩ thầy điên! Sao thầy lại làm điều đó?”

Ông ấy sẽ nói, “Bởi vì trong đêm ta quên hoàn toàn… Tâm trí im lặng không mơ và không ý nghĩ… Khi ta thức dậy ta phải tự nhắc mình lại rằng Obaku vẫn đây. Ta có thể hỏi ai được? Ta chỉ có thể hỏi chính mình thôi, ‘Obaku ông vẫn ở đây à?’”

Và bản thân ông ấy sẽ nói, “Thưa vâng!”

Người ta phải có kính trọng sâu sắc với bản thân mình. Thay vì lặp lại tên của Rama và Krishna, một kỉ luật lớn cho bạn là tự hỏi mình – gọi tên riêng của bạn và hỏi, “Vẫn còn ở đây à?” – đừng bận tâm rằng bất kì ai khác có thể nghe – và nói, “Thưa vâng!”

Nếu bạn có thể làm điều này nhiều, bạn sẽ ngạc nhiên, im lặng lớn lao làm sao liền đi theo sau. Khi bạn nói, “Vẫn còn ở đây à?” và bản thân bạn nói, “Thưa vâng!” thế thì có luồng im lặng lớn lao. Nó cũng chính là việc nhớ lại bản thể riêng của bạn – và sự kính trọng, lòng biết ơn rằng lại thêm một ngày nữa được trao cho bạn, rằng mặt trời lại sẽ mọc lên, rằng ít nhất một ngày nữa bạn sẽ có khả năng thấy hoa hồng nở.

Không ai xứng đáng với nó nhưng cuộc sống lại cứ đổ vào bạn sự dư thừa của nó.

Tìm âm thanh riêng của bạn

Bắt đầu cảm thấy rằng âm thang đang nảy sinh dâng lên từ họng bạn – tiếng ầm ừ, rền rĩ hay lầm bầm. Cảm thấy các đợt sóng âm thanh đang phát sinh. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy thích ầm ừ hay rền rĩ, đi vào trong nó. Đừng rụt rè và đừng giữ nó bên trong. Nếu nó bắt đầu làm cho thân thể bạn lay động, thế thì đi vào lay động. Để âm thanh sở hữu bạn.

Có âm thanh lớn lao giống như bể chứa trong bản thể bạn và cái gì đó muốn bùng nổ ra. Chừng nào nó còn chưa nổ ra bạn sẽ không cảm thấy ánh sáng. Bạn phải giúp nó. Nó muốn được sinh ra và bạn phải bị nó sở hữu; đó là cách duy nhất người ta có thể giúp nó.

Bản thể cơ sở của chúng ta được tạo nên từ âm thanh; đó là một trong những sáng suốt cổ đại nhất trong nhân loại.

Chừng nào bạn còn chưa tham gia, âm thanh riêng của bạn không thể bắt đầu làm việc được. Nó không thể làm việc được chỉ bởi việc bạn nghe nó. Nó phải trở thành tích cực, chuyển động và sống động. Cho nên bắt đầu rì rầm và tụng. Mọi sáng, sáng sớm, dậy vào năm giờ trước khi mặt trời lên và trong nửa giờ chỉ hát, ầm ừ, rền rĩ và lầm bầm. Những âm thanh đó không cần có ý nghĩa. Những âm thanh đó phải mang tính tồn tại, không có nghĩa. Bạn nên tận hưởng chúng, có thế thôi; đó mới là ý nghĩa. Bạn nên lắc lư. Để cho nó là việc ca ngợi mặt trời mọc và chỉ dừng khi mặt trời đã mọc.

Điều đó sẽ giữ một nhịp điệu nào đó trong bạn cho cả ngày. Bạn sẽ được hài hoà từ chính buổi sáng và bạn sẽ thấy rằng ngày sẽ có phẩm chất khác. Bạn sẽ đáng yêu hơn, chăm nom hơn, từ bi hơn, thân thiết hơn; ít bạo hành hơn, ít giận dữ hơn, ít tham vọng hơn và ít bản ngã hơn.

Nếu bạn cảm thấy thích nhảy múa, thì nhảy múa; nếu bạn cảm thấy thích lắc lư, thì lắc lư. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ bạn không trong kiểm soát; âm thanh kiểm soát bạn.

Quan sát lỗ hổng

Bắt đầu làm một việc thiền thở nhỏ.

Ngồi trên gối để cho mông bạn cao hơn một chút so với đầu gối. Rồi dựng xương sống thẳng đứng. Lắc lư thân thể bạn trước và cảm thấy chỗ nó đi tới cân bằng hoàn hảo nhất, và dừng ở đó. Bắt đầu di chuyển trong hình tròn nhỏ, nhỏ dần và nhỏ dần và nhỏ dần, chỉ để cảm thấy đúng chỗ, nơi bạn phải ở đấy. Khi bạn đã đi tới cảm thấy rằng đây là vị trí đứng thẳng nhất cho xương sống, trạng thái cân bằng nhất, và bạn đang trong đường thẳng nối với trung tâm trái đất, thì hếch cằm lên một chút để cho tai bạn trên đường thẳng với vai.

Nhắm mắt lại và bắt đầu quan sát hơi thở của mình. Trước hết, hít vào: bắt đầu cảm thấy nó đang đi vào từ lỗ mũi. Đi xuống cùng nó tới tận đáy. Tại đáy một khoảnh khắc tới khi việc thở vào hoàn thành: chỉ một khoảnh khắc nhỏ, chỗ việc thở vào đã đi tới hoàn thành và có một lỗ hổng. Sau lỗ hổng đó việc thở ra bắt đầu, nhưng giữa việc thở vào và thở ra có một khoảng trống nhỏ.

Khoảng trống đó có giá trị mênh mông. Đó là sự cân bằng, chỗ tạm dừng. Lần nữa lại đi tới với thở ra, đi lên toàn thể. Cùng một khoảnh khắc lại tới ở cực đoan kia. Việc thở ra hoàn thành và việc thở vào phải bắt đầu. Giữa hai việc thở này… lại là lỗ hổng. Quan sát lỗ hổng đó.

Trong một tới hai phút chỉ quan sát vài hơi thở tới và đi. Bạn không định thở theo cách đặc biệt nào – chỉ thở tự nhiên. Bạn không thở sâu hay cái gì. Bạn không định thay đổi việc thở chút nào; bạn chỉ quan sát.

Sau một hay hai phút, khi bạn đã quan sát nó tới và đi, bắt đầu đếm. Đếm một khi thở vào. Không đếm thở ra; chỉ thở vào mới được đếm. Tăng lên đến mười và rồi quay lại; lại từ một tới mười. Đôi khi bạn có thể quên mất không quan sát hơi thở; thế thì đem bản thân bản trở lại việc quan sát nó lần nữa. Đôi khi bạn có thể quên không đếm hay bạn có thể cứ đếm quá mười – mười một, mười hai và mười ba… Thế thì bắt đầu lại và trở về một.

Hai điều này cần phải nhớ. Quan sát – và đặc biệt quan sát lỗ hổng, hai lỗ hổng – ở đỉnh và đáy. Kinh nghiệm đó về lỗ hổng là bạn, đó là cốt lõi bên trong nhất của bạn, đó là bản thể bạn. Và điều thứ hai: cứ đếm nhưng không lên quá mười và quay trở lại một, và chỉ đếm thở vào.

Những bước này giúp cho nhận biết. Bạn phải nhận biết, bằng không bạn sẽ bắt đầu đếm thở ra. Bạn phải nhận biết bởi vì bạn phải đếm chỉ tới mười thôi. Những điều này chỉ là vật dụng để giúp bạn vẫn còn tỉnh táo. Điều này phải được làm trong hai mươi phút; bạn có thể làm hai mươi tới ba mươi phút một lần mỗi ngày.

Nếu bạn thích việc thiền này, tiếp tục nó. Điều này có giá trị mênh mông.

 

Cảm thấy như Thượng đế

Ý tưởng của việc là thượng đế có thế giúp bạn vô cùng.

Bắt đầu sống theo cách đó. Bước đi như thượng đế, bước như bạn sẽ bước nếu bạn là thượng đế và bạn bỗng nhiên thấy nhiều thay đổi xảy ra trong năng lượng của mình. Ngồi như thượng đế, nói và cư xử như thượng đế. Nhưng luôn nhớ rằng bạn là thượng đế – và người khác cũng vậy. Nhìn vào cây dường như bạn đã tạo ra nó. Bạn là thượng đế, và cây này cũng vậy.

Chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy – một khi bầu khí hậu này được bạn tạo ra và trở thành được bắt rễ thực – bạn thở khác đi, bạn yêu khác đi, bạn nói khác đi và bạn quan hệ khác đi. Bầu không khí đó sẽ thay đổi mọi thứ quanh bạn.

Sống lại thời thơ ấu

Đứa trẻ cần mọi loại bảo vệ, nhưng sớm hay muộn nó sẽ không cần chúng nữa. Nhưng những bảo vệ lại trở nên thấm sâu và chúng tiếp tục, và sớm hay muộn sẽ có xung đột giữa cấu trúc và tâm thức.

Cho nên chỉ có hai cách đi. Một là: không cho phép tâm thức trưởng thành. Thế thì bạn hoàn toàn thấy thoải mái, nhưng thoải mái đó giống như cái chết và với giá rất đắt. Khả năng khác là: phá vỡ cấu trúc. Và dễ dàng phá vỡ nó nếu bạn thân thiết, hiểu biết, đáng yêu và biết ơn cấu trúc bởi vì nó đã giúp bạn cho tới giờ, nó đã bảo vệ bạn.

Tính toàn thể của cuộc sống người ta phải trở thành câu chuyện về hiểu biết – không sợ hãi, không giận dữ; chẳng cần cái gì cả. Chúng là những cản trở không cần thiết cho hiểu biết.

Bạn phải làm hai điều sẽ có ích.

Một là: mọi đêm trước khi bạn đi ngủ, ngồi trên giường và tắt đèn đi. Trở thành đứa trẻ nhỏ, nhỏ tới mức bạn có thể quan niệm được, tới mức bạn có thể nhớ được – có thể ba tuổi vì điều đó dường như là kí ức cuối cùng. Bên ngoài điều đó chúng ta đã quên, gần như quên hoàn hoàn. Trở thành đứa trẻ ba tuổi. Tất cả đều đen tối và đứa trẻ mỗi một mình. Bắt đầu khóc lóc, giẫy dụa và bắt đầu nói lảm nhảm – bất kì âm thanh nào, bất kì từ vô nghĩa nào. Không cần làm ra nghĩa từ nó bởi vì bất kì khi nào bạn làm ra nghĩa, bạn bắt đầu kiểm soát và kiểm duyệt. Không cần làm điều có nghĩa nào – bất kì cái gì cũng được. Giẫy dụa, khóc lóc, kêu rên và cười. Phát cuồng và để cho mọi điều tới.

Bạn sẽ ngạc nhiên: nhiều âm thanh bắt đầu tới, nổi lên bề mặt. Chẳng mấy chốc bạn sẽ chui vào trong nó và nó trở thành việc thiền đam mê, lớn. Nếu la hét tới, thì la hét – chẳng với ai hết cả, không địa chỉ; chỉ tận hưởng nó vì vui vẻ cực kì với nó trong mười tới mười lăm phút.

Thế rồi đi ngủ. Với sự đơn giản và hồn nhiên đó của đứa trẻ đi vào giấc ngủ.

Đây sẽ là một trong những điều quan trọng nhất để làm tan chảy toàn thể cấu trúc quanh trái tim bạn và để trở thành đứa trẻ lần nữa. Đây là để dành cho buổi đêm.

Vào ban ngày bất kì khi nào bạn thấy bất kì khả năng nào… nếu bạn đang trên bãi biển, chạy như đứa trẻ hay bắt đầu nhặt vỏ sò và đá mầu. Hay nếu bạn đang trong vườn, lại trở thành đứa trẻ; bắt đầu đuổi theo bướm. Quên tuổi của bạn đi – chơi với chim chóc hay với con vật. Và bất kì khi nào bạn có thể thấy trẻ con lẫn vào chúng; đừng vẫn còn là người lớn. Tức là bất kì khi nào có thể, nằm trên bãi cỏ, cảm thấy giống như đứa trẻ nhỏ dưới mặt trời. Bất kì khi nào có thể, ở trần do đó bạn có thể cảm thấy lại giống trẻ con.

Tất cả mọi điều cần là nối lại bản thân bạn với thời thơ ấu của mình. Bạn phải quay lai theo thời gian trong kí ức của mình. Bạn phải trở về gốc rễ bởi vì mọi sự chỉ có thể được thay đổi nếu chúng ta bắt giữ tại gốc rễ của chúng, bằng không thì không thể được.

Cho nên làm hai điều này. Vào ban đêm, điều này phải trở thành việc thiền – mọi đêm – và bạn sẽ ngạc nhiên về cách thảnh thơi tới và cách giấc ngủ của bạn trở nên sâu và an bình. Vào buổi sáng bạn sẽ không cảm thấy rằng mình vừa trải qua cơn ác mộng nào đó và toát đầy mồ hôi và bị co thắt lại. Không, ngược lại: bạn sẽ cảm thấy thảnh thơi, chùng lỏng hoàn toàn thế, lại như đứa trẻ nhỏ, không có cứng nhắc. Thế thì vào ban ngày bất kì khi nào khả năng nào đó nảy sinh, đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để trở thành đứa trẻ. Trong phòng tắm, đứng trước gương làm ra khuôn mặt giống như đứa trẻ sẽ làm. Ngồi trong bồn tắm nước bắn toé hãy làm giống như đứa trẻ hay đùa nghịch với vịt nhựa và mọi thứ đồ chơi. Bạn có thể tìm ra cả nghìn lẻ một thứ.

Toàn thể vấn đề là: bắt đầu sống lại thời thơ ấu của bạn.

Cái gì đó có đó, sẵn sàng nở hoa nhưng không gian lại không sẵn có. Không gian phải được tạo ra.

Nhớ cái một bên trong

Bao giờ cũng nhớ người ở bên trong thân thể. Bước, ngồi, ăn hay làm bất kì cái gì, nhớ tới người không bước, không ngồi, không ăn.

Tất cả mọi việc làm đều trên bề mặt, và bên ngoài tất cả mọi việc làm là bản thể. Cho nên nhận biết về người vô làm trong việc làm, về người vô chuyển trong mọi chuyển động.

Múa dưới Trăng

Múa dưới trăng trăng tròn, ca hát dưới trăng tròn và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy khác biệt đang nảy sinh trong mình mà không phải là cá tính của mình – chính là điều bản chất của bạn. Trăng sẽ kéo nó lên; bạn chỉ phải ý thức tới nó.

Nhảy múa trong đêm trăng tròn là một trong những việc thiền lớn nhất. Chẳng có mục đích gì, đơn giản nhảy múa với trăng, cho phép trăng thấm vào bạn. Và khi bạn đang trong điệu múa bạn là mong manh, cởi mở hơn. Nếu bạn thực sự trở nên ngất ngây với điệu vũ – người múa biến mất và chỉ còn điệu múa – thế thì trăng thấm vào chính trái tim bạn, các tia sáng của trăng đạt tới chính cốt lõi của bản thể bạn.

Bạn sẽ bắt đầu tìm ra rằng từng đêm trăng tròn đều trở thành một cột mốc trong cuộc sống của bạn.

OSHO

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN