Huyễn vựng - rối loạn tiền đình

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
  Đại cương Huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt, chòng chành mọi vật xoay chuyển, nghiêng ngả không yên người như muốn ngã. Dân gian thường gọi chung là hoa mắt chóng mặt. Nhẹ thì hết ngay khi nhắm mắt, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, ngã lăn ra. . .  Tố vấn chí chân yếu đ...

 

Bểnh rối loạn tiền  đình, benh roi loan tien dinhĐại cương

Huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt, chòng chành mọi vật xoay chuyển, nghiêng ngả không yên người như muốn ngã. Dân gian thường gọi chung là hoa mắt chóng mặt. Nhẹ thì hết ngay khi nhắm mắt, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, ngã lăn ra. . .
 Tố vấn chí chân yếu đại luận viết : " chư phong tác huyễn giai vu thuộc can" ý nói các loại phong gây huyễn vựng đều do can phong nội động sinh ra, chữa can là chính

Hà gian lục thư ghi: " phong hoả giai dương, dương đa kiêm hoả, dương chủ hô động, lưỡng dương tương bác tắc vi tuyền chuyển" ý nói phong và hoả đều thuộc dương, dương thường kiêm hoả, dương chủ về động, hai dương ( phong và hoả ) tương bác với nhau tất gây ra huyễn vựng, chữa hoả là chính

 Đan khê tâm pháp viết : " vô đờm bất tác huyền " nghĩa là không có đờm thì không gây huyễn vựng cho nên ông chủ trương chữa đờm là chính
 Hải Thượng Lãn Ông trong y trung quan kiện viết: " bệnh chóng mặt trong phương thư đều chia ra phong , hàn, thử, thấp, khí, huyết, đờm để chữa, đại ý không ngoài chữ hoả. Âm huyết hậu thiên hư thì hoả động lên, chân thuỷ tiên thiên suy thì hoả bốc lên, bệnh nhẹ thì chữa hậu thiên, bệnh nặng thì chữa tiên thiên". Cảnh Nhạc toàn thư viết : " vô hư bất tác huyễn, vô hoả bất tác vựng ", nghĩa là không hư thì không hoa mắt, không có hoả thì không gây chóng mặt vậy huyễn vựng là do hư hợp với hoả gây nên, phép chữa bổ hư giáng hoả 

Theo YHHĐ huyễn vựng (hội chứng me-ni e) có thể do rất nhiều bệnh khác nhau như cao huyết áp, xơ cứng động mạch não, thiếu máu, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, bệnh ở não, bệnh ở tai trong . . .
 Tóm lại người xưa cho rằng bệnh này thường do phong, hoả, đờm và hư gây nên . Trên lâm sàng gia đình tôi chia bệnh làm 5 thể là can dương thượng kháng, đờm trọc trung trở, thận tinh bất túc, khí huyết hư, thuỷ ẩm ứ đọng  

Bểnh rối loạn tiền  đình, benh roi loan tien dinhĐiều trị  

1.               Can dương thượng kháng

Nguyên nhân: 

- Can dương vốn thịnh, dương khí bốc lên gây chóng mặt
 - Tình chí uất ức lâu ngày, uất lâu hoá hoả làm can âm hao tổn, can dương thượng kháng, nhiễu loạn thanh không gây chóng mặt

 - Thận thuỷ hư không nuôi dưỡng được can mộc, làm can âm hư , can dương thượng kháng gây chóng mặt
 - Ba nguyên nhân này có thể là nhân quả lẫn nhau như can dương thịnh sẽ làm can âm hư tổn, can âm hư tổn lâu ngày sẽ làm thận âm cũng hư tổn, thận âm hư tổn ngược lại sẽ làm cho can âm càng hư tổn thêm mặt khác can dương thịnh can âm suy sẽ làm cho người ta tình chí hay cáu giận uất ức, uất lâu lại hoá hoả..vì vậy trong khi điều trị nên đồng thời chú ý dự phòng cả 3 nhân tố trên ( trị vị bệnh ) 

Triệu chứng:
 Huyễn vựng, ù tai, đau đầu, căng mắt, mặt lúc đỏ lúc không, cáu gắt, ngủ ít mơ màng, miệng đắng, lưỡi đỏ rêu vàng hoặc ít rêu, mạch huyền, huyền tế đới sác, khi giận dữ thì bệnh nặng lên

 Phân tích:
 Huyễn vựng, ù tai, đau đầu căng mắt là do can dương thượng cang nhiễu loạn thanh khiếu, dương thăng bập bùng nên mặt lúc đỏ lúc không, mạch huyền, miệng đắng, lưỡi đỏ rêu vàng, là biểu tượng của can dương vượng, lưỡi đỏ ít rêu, ít ngủ mơ màng mạch huyền tế đới sác là âm hư hoả viêm, khi giận dữ thì bệnh nặng lên là vì khi giận thì can khí nghịch lên trợ hoả thượng cang 

Phương pháp điều trị : Tư âm thanh nhiệt, bình can tức phong 

Phương dược : Dùng "HV CAN DƯƠNG (HUYỄN VỰNG 1)"

hoặc bài

 

Sinh địa

16-20

Đan bì

8-10

Bạch thược

10-12

Sài hồ

8-12

Kỉ tử

12

Câu đằng

12

Qui đầu

8

Thiên ma

12

Lá vông

8-12

 

 

 

 

 Gia giảm:

Nếu mắt đỏ mạch huyền sác, huyết áp cao là can hoả quá mạnh gia thêm long đởm thảo, hạ khô thảo, Hoàng Cầm để thanh can tiết nhiệt, Mộc thông, Sa tiền, trạch tả để lợi tiểu giải nhiệt hạ huyết áp

Chân tay máy động là phong quá thịnh gia qui bản, Mẫu lệ để chấn can tức phong  

 Dưỡng sinh : 

Nên tập nằm thư giãn để tăng cường khả năng ức chế ( bổ âm )

Giữ cho tâm tình được thư thái, tránh những kích thích về tâm lý, như cáu giận, căng thẳng, đối địch, cố chấp.. . Người bệnh có thể thay đổi hoàn cảnh công tác, không nên đòi hỏi quá cao, mở rộng xã giao, cởi mở tâm tình, đi du lịch, nghe nhạc nhẹ nhàng . . .

Không nên ăn các đồ ăn kích thích như ớt, thịt chó, đồ nướng cháy, uống rượu, cà phê, thuốc lá . . .

Nên ăn thanh đạm, nhiều rau tươi, hoa quả mát như lê, táo. . . 

2. thể khí huyết hư 

Nguyên nhân : Người bị bệnh lâu ngày không khỏi, hoặc mới bị bệnh nặng, hoặc mới mổ, mới sinh con khí huyết bị hao tổn hoặc mất máu, hư không hồi phục, hoặc tỳ vị hư nhược không sinh được khí huyết làm khí huyết đều hư. Khí hư thì thanh dương không lên được não, huyết hư thì não không được nuôi dưỡng đều gây nên huyễn vựng 

Triệu chứng :  Sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ăn kém, lưỡi nhạt ít rêu, móng tay móng chân không tươi, chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, ngại nói, kinh nguyệt không đều, lượng ít, sắc nhạt mạch tế nhược.  

Phương pháp điều trị : Bổ dưỡng khí huyết kiện tỳ vị 

Điều trị: Dùng  HUYỄN VỰNG 2

Hoặc có thể dùng Bát trân thang gia giảm

Châm cứu : Châm các huyệt Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Cách du, Huyết hải, Túc tam lý, Nội quan, Tam âm giao 

Tránh lo nghĩ, vì lo nghĩ sẽ làm hại đến tỳ, làm tiêu hao khí huyết, mất ngủ. Bệnh càng thêm nặng

 3. Đàm trọc trung trở 

Nguyên nhân: Do ăn nhiều thứ béo ngọt làm tỳ vị bị tổn thương không vận hoá được đồ ăn thành tinh chất để nuôi cơ thể mà đọng tụ lại thành đờm thấp. Đờm thấp ngăn trở làm thanh dương không thăng, trọc âm không giáng gây huyễn vựng 

Triệu chứng: Người béo trệ, chóng mặt, lợm giọng buồn nôn, ngực bụng đầy buồn, đầu nặng, ngủ li bì, ăn kém, sáng dậy khạc đờm, miệng nhạt, Lưỡi non bệu rêu dính, mạch nhu hoạt 

             Phương pháp điều trị : 

Kiện tỳ trừ thấp, hoá đờm tức phong 

Phương dược:  dùng bài HUYỄN VỰNG ĐỜM THẤP ( HUYỄN VỰNG 3)

Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm và kinh nghiệm

Bán hạ B truật th ma thang

Bán hạ

12

Bạch truật

8

Trần bì

8

Bạch linh

8

Thiên ma

8

Cam thảo

4

Sinh khương

4

Nhân sâm

1,5g

Táo

4q

Trạch tả

 

Hoàng bá

 

Mạch nha

 

Thần khúc

 

Can khương

 

 

 

Gia giảm và kinh nghiệm:

Nếu chóng mặt nhiều gia thêm Cương tàm, Đởm nam tinh, để tăng thêm tác dụng tức phong, Nôn mửa gia Sinh khương, Nếu khí hư gia Đẳng sâm, Hoàng kì để bổ khí. Nếu ăn kém gia Bạch đậu khấu để tăng tác dụng tiêu đờm, tiêu thực. Nếu đờm uất hoá hoả ( miệng đắng, rìa lưỡi đỏ, cáu gắt. . .) gia Trúc nhự, Chỉ thực, Hoàng liên để thanh hoá nhiệt đờm và giáng nghịch  

Châm cứu:  Châm các huyệt Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Túc tam lý, Phong long

 Dưỡng sinh :

Nên tập các động tác xoay mình vặn sườn qua lại, xoa lườn, xoa bụng . . . có tác dụng kiện tỳ tiêu đờm

Nên ăn bí đao, dứa, khoai sọ, sứa biển, lươn, trạch, ý dĩ, có tác dụng lợi thuỷ, long đờm  

Nên ăn uống thanh đạm, kiêng các loại đồ ăn quá béo, quá ngọt dễ sinh đờm  

4. Thận hư 

Triệu chứng:  Huyễn vựng, tinh thần mệt mỏi, hay quên, lưng mỏi chân yếu, di tinh, ù tai, mất ngủ, nhiều mộng

Nếu thiên về dương hư thì chân tay lạnh, lưng lạnh, tinh thần uỷ mị, lưỡi nhạt, mạch trầm tế

Nếu thiên về âm hư thì ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế 

Nếu thiên về dương hư thì sinh hàn nên chân tay lạnh, lưỡi nhạt, mạch trầm tế

Nếu thiên về âm hư thì sinh nội nhiệt nên ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, mạch huyền tế 

Phương pháp điều trị :

Dương hư : bổ thận trợ dương

Âm hư : bổ thận tư âm 

Phương dược:

              A/ Bổ dương:

              Phế thận hoàn, hoặc Bổ dương hoàn (phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn)

               hoặc Hữu qui hoàn ( Cảnh Nhạc toàn thư )

HỮU QUI HOÀN

Qui đầu

12

Lộc giác

16

Đỗ trọng

16

Nhục quế

8-16

Thục địa

30

Kỉ tử

16

Thỏ ti tử

16

Phụ tử

8-16

Hoài sơn

15

Sơn thù

15

   

Tất cả tán mịn, Thục địa giã nát chưng lấy cao luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 15g uống lúc đói, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần 1 hoàn 

 

Châm cứu : Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Tam âm giao, Thận du, Mệnh môn

                  B/ bổ âm : dùng BỔ ÂM HOÀN (Phòng khám đy Nguyễn Hữu Toàn  hợp với kỉ cúc địa hoàng hoàn (Y cấp)

Kỷ cúc địa hoàng hoàn

Đan bì

12

Bạch linh

12

Trạch tả

12

Thục địa

32

Sơn thù

16

Hoài sơn

16

Kỉ tử

12

Cúc hoa

12

 

 

 

 

 

 

Châm cứu : Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Tam âm giao, Thận du

 Dưỡng sinh : xoa xát vận động vùng đầu và lưng mông và bụng dưới ( các huyệt Thận du, Mệnh môn, Chí thất, Quan nguyên, Khí hải ...)

Giảm bớt tình dục để bảo tồn tinh khí . . .

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864