-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)
Vật lý trị liệu cho bệnh đau lưng là một phương pháp hiệu quả. Phương pháp này được kết hợp với nắn chỉnh xương (trị liệu thần kinh cột sống) và các phương pháp điều trị khác để đạt được hiệu quả điều trị tối đa. Tuy nhiên, để điều trị vật lý trị liệu bệnh đau lưng hiệu quả nhất, cần lưu ý một số vấn đề.
Vật lý trị liệu cho bệnh đau lưng là một phương pháp hiệu quả. Phương pháp này được kết hợp với nắn chỉnh xương (trị liệu thần kinh cột sống) và các phương pháp điều trị khác để đạt được hiệu quả điều trị tối đa.
Tuy nhiên, để điều trị vật lý trị liệu bệnh đau lưng hiệu quả nhất, cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Thời điểm nào nên điều trị vật lý chữa bệnh đau lưng?
Thông thường, điều trị vật lý đã được bao gồm trong tất cả liệu trình chữa bệnh. Mục tiêu của ĐTVL chữa đau lưng là làm giảm các cơn đau lưng, tăng phạm vi chuyển động và sự linh hoạt, tăng cường sức cơ và đĩa đệm cột sống.
Khi các cơn đau lưng không kéo dài quá 2 đến 6 tuần hoặc vấn đề đau lưng thường xuyên tái phát, bạn có thể tiến hành vật lý trị liệu. Hoặc khi vấn đề đau lưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như ngồi, đứng nhấc đồ vật lên hạ xuống khó khăn thì bạn cũng nên đi ĐTVL (Điều Trị Vật Lý).
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tiến hành thử ĐTVL chữa đau lưng trước khi chọn giải pháp phẫu thuật...
2. Những trường hợp chống chỉ định cho vật lý trị liệu
Không nên điều trị vật lý trị liệu khi có một số vấn đề y khoa nhất định như sau:
- Bạn đang phục hồi sau phẫu thuật và vết thương không cỉa thiện
- Bạn bị gãy xương, việc sử dụng VLTL ở một số bộ phận của cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục của các xương bị gãy.
- Bất kì điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Hay thầy thuốc, bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này.
3. Cần lưu ý gì khi sử dụng vật lý trị liệu
Khi VLTL khiến cho người điều trị bị tổn thương và làm trầm trọng thêm bệnh đau lưng cùng các vấn đề đặc biệt khác mà bạn đang mắc phải như:
- Nếu đang mang thai, không được giảm áp cột sống. Bở trong phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng bàn kéo giãn đặc biệt để kéo giãn cột sống của bạn.
- Không nên thực hiện các bài tập vận động yêu cầu phải chạm tay vào ngón chân của mình. Hành động này đặt quá nhiều áp lực trên đĩa đệm và dây chằng cột sống. Cơ lưng hoặc gân khoeo có thể bị căng quá mức.
- Nên tránh các bài tập sit - up (ngồi dậy). Mục đích của bài tập này là để tăng cường cơ chính ở vùng bụng.
- Nâng chân: Nếu đang bị đau lưng, bạn có thể cảm thấy đau hơn khi tập động tác này. Bạn có thể thử nằm xuống, nâng thẳng 1 chân và chân khác cong ở đầu gối.
- Khi có bệnh lý đặc biệt, cần xem xét cần thận trước khi có quyết định vật lý trị liệu chữa bệnh hay không.
- Ngoài ra tập xen kẽ một số bài tập thể thao có thể làm các cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn, vì vậy bạn nên tránh điều này là tốt nhất.
4. Một số nguyên nhân khiến điều trị vật lý trị liệu không có tác dụng
- Chương trình trị liệu của bạn không bao gồm các bài tập tích cực
- Không thực hiện các bài tập một cách chính xác: Đây là một tình trạng phổ biến. Bạn không thể hiểu được sự hướng dẫn của bác sĩ trị liệu hoặc không biết làm thế nào để thực hiện các bài tập đúng cách. Trong trường hợp này, bạn cần gặp bác sĩ trị liệu để có thêm lời khuyên và giải thích, hoặc tốt hơn thực hiện các bài tập dưới sự giám sát của thầy thuốc, bác sĩ.
- Bạn thực hiện không đủ lâu: Bạn có thể ngừng việc tập thể luyện sau một tuần hoặc hơn do không thấy có bất kì cải thiện nào. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đều cần có thời gian, một số bài tập thậm chí cần mất hơn 6 tuần để có tác dụng, vậy nên những gì bạn có thể làm là kiên trì luyện tập và chờ đợi kết quả tốt nhất.
=> Bạn hãy tin rằng các thường xuyên tập luyện các bài tập theo hướng dẫn và lời khuyên của thầy thuốc, bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được kết quả tốt đẹp.
Trên đây, một số lời khuyên mà Y Dược Nguyễn Hữu Hách đã tổng hợp qua các tài liệu sức khỏe online để chia sẻ với bạn.
Chúc bạn thành công!