Từ thuốc đến thiền – 19 – bệnh aid

YduocNHH 07/12/2017

Từ thuốc đến thiền – 19 – bệnh AID

Bệnh AID

Tôi không biết gì ngay cả về bệnh aid đầu tiên, và bạn lại hỏi tôi về AIDS cuối cùng! Nhưng dường như tôi sẽ phải nói đôi điều về nó. Và trong một thế giới mà những người chẳng biết gì về bản thân mình có thể nói về Thượng đế, những người chẳng biết gì về địa lí của trái đất có thể nói về cõi trời và địa ngục, thì không phải là không thể quan niệm nổi việc tôi nói điều gì đó về AIDS, mặc dầu tôi không phải là bác sĩ điều trị. Nhưng cái bệnh bây giờ được gọi là AIDS cũng không phải chỉ là bệnh. Nó là cái gì đó nhiều hơn, một cái gì đó ở bên kia giới hạn của nghề y.

Như tôi thấy nó, nó không phải là bệnh theo cùng loại như các bệnh khác; do đó mới nguy hiểm về nó. Có lẽ nó sẽ giết chết ít nhất hai phần ba nhân loại. Về cơ bản nó là việc không có khả năng chống lại các bệnh tật. Người ta dần dần thấy bản thân mình mong manh đối với đủ mọi loại nhiễm khuẩn, và người ta không có kháng cự bên trong để đấu tranh lại việc nhiễm khuẩn này.

Với tôi điều đó có nghĩa là nhân loại đang mất ý chí để sống. Bất kì khi nào một người mất đi ý chí để sống thì kháng cự của người đó sụp đổ ngay lập tức, bởi vì thân thể tuân theo tâm trí. Thân thể là kẻ phục vụ rất bảo thủ của tâm trí; nó phục vụ tâm trí theo cách tôn giáo. Nếu tâm trí mất ý chí để sống điều đó sẽ được phản ánh trong thân thể bằng việc vứt bỏ kháng cự chống lại ốm bệnh, chống lại cái chết. Tất nhiên bác sĩ điều trị sẽ chẳng bao giờ bận tâm về ý chí để sống – đó là lí do tại sao tôi lại nghĩ tốt hơn cả là tôi nói điều gì đó.

Vấn đề này đang sắp trở thành một vấn đề khổng lồ trên khắp thế giới đến mức bất kì sáng suốt nào từ bất kì chiều hướng nào cũng có thể có ích mênh mông. Ngay lúc bắt đầu người ta đã nghĩ nó là bệnh đồng dục. Từ khắp nơi trên thế giới các nhà nghiên cứu đã ủng hộ cho ý tưởng rằng nó là cái gì đó đồng dục – người ta đã tìm ra rằng bệnh này xảy ra ở đàn ông nhiều hơn đàn bà. Nhưng bây giờ các nhà nghiên cứu nói rằng AIDS không phải là bệnh đồng dục chút nào, đó là bệnh dị dục, và nó xảy ra nếu mọi người cứ thay đổi bạn tình – trộn lẫn với nhiều đàn bà, với nhiều đàn ông, liên tục thay đổi bạn tình. Việc thay đổi liên tục này là nguyên nhân cho bệnh này. Đồng dục chẳng liên quan gì tới nó, theo nghiên cứu của họ.  Với tôi điều đó rất có ý nghĩa.

Nó chẳng liên quan gì tới cả dị dục lẫn đồng dục. Nó chắc chắn có điều gì đó liên quan tới dục. Và tại sao nó có điều gì đó liên quan tới dục? – bởi vì ý chí sống được bắt rễ trong dục. Nếu ý chí sống biến mất, thế thì dục sẽ là vùng dễ tổn thương nhất của cuộc sống để mời cái chết.

Nhớ thật rõ rằng tôi không là người ngành y, và bất kì điều gì tôi đang nói cũng là từ một quan điểm hoàn toàn khác. Nhưng có nhiều khả năng về điều tôi đang nói lại còn đúng hơn điều cái gọi là những nhà nghiên cứu này đang nói, bởi vì việc nghiên cứu của họ là nông cạn. Họ chỉ nghĩ tới các ca; họ thu thập dữ liệu, sự kiện.

Đấy không phải là cách thức của tôi – tôi không là người thu thập sự kiện. Công việc của tôi không phải là nghiên cứu mà là nhìn thấu. Tôi cố gắng nhìn vào trong mọi vấn đề sâu nhất có thể được. Tôi đơn giản bỏ qua điều nông cạn, vốn là lĩnh vực của các nhà nghiên cứu. Công việc của tôi có thể gọi là tìm vào trong (insearch), không là nghiên cứu (research). Tôi cố gắng hiểu thấu sâu, và tôi thấy rõ ràng rằng dục là hiện tượng có liên quan nhiều nhất tới ý chí sống. Nếu ý chí sống suy giảm đi, dục sẽ dễ tổn thương; thế thì đấy không phải là vấn đề dị dục hay đồng dục.

Dường với tôi, bệnh này là tâm linh. Con người đã đi tới điểm người đó thấy hết đường. Quay ngược lại là vô nghĩa bởi vì tất cả mọi điều người đó đã thấy, đã sống, đều chỉ ra cho người đó chẳng có gì trong đó cả; nó đã chứng tỏ tất cả đều vô nghĩa. Quay trở lại không có nghĩa; tiến lên trước không có đường: đối diện với người đó là vực thẳm. Trong tình huống này nếu người đó mất ham muốn, ý chí sống, điều đó không phải là không dự kiến được.

Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh rằng nếu một đứa trẻ không được nuôi lớn lên bởi những người yêu thương – mẹ, bố, trẻ con khác trong gia đình – nếu đứa con không được nuôi lớn lên bởi những người yêu thương, bạn có thể cho nó mọi thứ nuôi dưỡng nhưng bằng cách nào đó thân thể nó cứ co lại. Bạn cho mọi thứ cần thiết – nhu cầu thuốc được đáp ứng, nhiều chăm sóc được thực hiện – nhưng đứa trẻ cứ co lại. Đấy là bệnh chăng? Vâng, với tâm trí thuốc men mọi thứ đều là bệnh tật; cái gì đó phải sai. Họ sẽ cứ nghiên cứu các sự kiện, tại sao nó lại xảy ra. Nhưng đấy không phải là bệnh tật.

Ý chí sống của đứa trẻ thậm chí còn chưa nảy sinh. Nó cần hơi ấm tình yêu, những khuôn mặt vui vẻ, trẻ con nhảy nhót, hơi ấm của thân người mẹ – ở giữa những điều làm cho đứa trẻ cảm thấy rằng cuộc sống có kho báu vô cùng cần được thám hiểm, rằng có nhiều niềm vui, điệu vũ, trò chơi; rằng cuộc sống không chỉ là sa mạc, rằng có những khả năng mênh mông. Nó phải có thể thấy những khả năng đó trong những con mắt xung quanh nó, trong những thân thể quanh nó. Chỉ thế thì ý chí sống mới tràn ra – gần giống như dòng suối. Bằng không, nó sẽ co lại và chết – không bởi bất kì bệnh vật lí nào, nó sẽ đơn giản co lại và chết.

Tôi đã ở các trại mồ côi; một trong các bạn tôi, Rekhchand Parekh, ở Chanda Maharashtra, đã cai quản một trại trẻ mồ côi – quãng một trăm đến một trăm mười trẻ mồ côi ở đó. Một trẻ mồ côi tới, hai ngày tuổi, ba ngày tuổi; mọi người sẽ bỏ chúng lại ngay trước trại trẻ. Ông ấy muốn tôi tới thăm trại trẻ, tôi nói, “Lúc nào đó về sau tôi sẽ tới thăm nó, bởi vì tôi biết bất kì cái gì có đó sẽ làm cho tôi buồn không cần thiết.” Nhưng ông ấy cứ nài nỉ, thế là một lần tôi tới, và điều tôi đã thấy… Họ làm mọi chăm sóc, ông ấy đã đổ tiền của mình cho những đứa trẻ này, nhưng chúng tất cả đều sẵn sàng chết vào bất kì lúc nào. Các bác sĩ có đó, y tá có đó, tiện nghi thuốc có đó, thức ăn có đó, mọi thứ đều có đó. Ông ấy đã cho ngôi nhà gỗ một tầng đẹp của riêng ông ấy – ông ấy đã chuyển sang ở căn nhà gỗ nhỏ hơn – một khu vườn đẹp và mọi thứ có đó; nhưng ý chí sống không có đó.

Tôi bảo ông ấy, “Những đứa trẻ này sẽ cứ chết dần đi.”

Ông ấy nói, “Ông đang nói tôi sao? Tôi đã cai quản trại trẻ mồ côi này mười hai năm nay; hàng trăm đứa trẻ đã chết. Chúng tôi đã cố gắng mọi cách có thể để giữ chúng sống, nhưng chẳng cái gì dường như có tác dụng. Chúng cứ co lại và một ngày nào đó đơn giản chúng không còn đó.”

Nếu có bệnh tật bác sĩ có thể giúp đỡ, nhưng không có bệnh gì; đơn giản, đứa trẻ không có ham muốn sống. Khi tôi nói điều này cho ông ấy vấn đề trở thành rõ ràng cho ông ấy. Ông ấy ngay lập tức, ngay ngày hôm đó, trao trại trẻ cho chính phủ, và ông ấy nói, “Tôi đã cố gắng giúp những đứa trẻ này trong mười hai năm trời; bây giờ tôi biết điều đó là không thể được. Điều chúng cần tôi không thể cho được, cho nên tốt hơn cả là chính phủ tiếp quản nó.” Ông ấy nói với tôi, “Tôi đã đi tới điểm này nhiều lần, nhưng tôi không phải là người giỏi phát biểu ra cho nên tôi không thể hình dung ra nó là gì. Nhưng theo một cách mơ hồ tôi đã cảm thấy rằng cái gì đó bị bỏ lỡ và điều đó cứ giết chết chúng.”

AIDS là cùng hiện tượng này nhưng ở đầu bên kia. Đứa trẻ mồ côi co lại và chết bởi vì ý chí sống của nó chưa bao giờ nẩy ra, chưa bao giờ tràn ra, chưa bao giờ trở thành dòng chảy. AIDS là tại đầu bên kia: Bạn bỗng nhiên cảm thấy bạn là kẻ mồ côi của sự tồn tại. Cảm giác là đứa trẻ mồ côi của sự tồn tại này làm cho ý chí sống của bạn biến mất. Và khi ý chí sống biến mất, dục sẽ là cái đầu tiên bị ảnh hưởng bởi vì cuộc sống của bạn bắt đầu với dục; nó là sản phẩm phụ của dục.

Cho nên trong khi bạn đang sống, đang rộn ràng, hi vọng, tham vọng, và ngày mai vẫn còn là điều mơ tưởng – để cho bạn có thể quên đi tất cả ngày hôm qua cái đã là vô nghĩa, bạn có thể quên đi hôm nay cũng là vô nghĩa… nhưng ngày mai khi mặt trời lên và mọi thứ sẽ khác… Tất cả các tôn giáo đều đã cho bạn hi vọng đó.

Những tôn giáo này đều đã thất bại. Mặc dầu bạn cứ giữ mãi cái nhãn – Ki tô giáo, Do Thái giáo, Hindu giáo – đấy chỉ là cái nhãn. Bên trong, bạn đã mất hi vọng, hi vọng đã biến mất. Các tôn giáo không thể giúp gì, chúng là giả. Chính khách không thể giúp gì. Họ chưa bao giờ có ý định giúp đỡ cả; đấy chỉ là chiến lược để khai thác bạn. Nhưng cái không tưởng giả tạo này – chính trị hay tôn giáo – có thể giúp ích gì cho bạn? Sớm hay muộn, một ngày nào đó con người sẽ trở nên chín chắn; và đó là điều đang xảy ra. Con người đang trở nên chín chắn, nhận biết rằng mình đã bị lừa bởi các tu sĩ, bởi bố mẹ, bởi chính khách, bởi các nhà sư phạm. Người đó đơn giản bị lừa bởi mọi người, và họ đã nuôi dưỡng người đó bằng những hi vọng giả tạo. Cái ngày người đó chín chắn và nhận ra điều này, ham muốn sống sẽ rơi mất. Và điều đầu tiên bị tổn thương bởi nó sẽ là bản năng dục của bạn. Với tôi đó là AIDS.

Khi bản năng dục của bạn bắt đầu co lại bạn thực sự hi vọng rằng cái gì đó sẽ xảy ra và bạn sẽ đi vào trong im lặng vĩnh hằng, vào trong việc biến mất vĩnh hằng. Việc cưỡng lại của bạn không có đó. AIDS không có triệu chứng nào khác ngoại trừ rằng sự cưỡng lại của bạn cứ bị vứt bỏ đi. Và nhiều nhất bạn có thể sống được hai năm nếu bạn may mắn và không ngẫu nhiên bị nhiễm bệnnh. Mỗi lần nhiễm bệnh sẽ không thể nào chữa nổi, và từng lần nhiễm bệnh sẽ làm yếu bạn thêm nữa. Hai năm là dài nhất để bệnh nhân AIDS có thể sống; và người đó có thể biến mất lúc nào đó trước đó. Và không cách chữa nào sẽ có ích, bởi vì không cách chữa nào có thể đem trở lại ý chí sống của bạn.

Điều tôi đang làm ở đây là đa chiều. Bạn không nhận biết đầy đủ về điều tôi đang cố gắng làm; có lẽ bạn có thể trở nên nhận biết chỉ khi tôi đã ra đi. Tôi đang cố gắng trao cho bạn không phải là hi vọng vào tương lai – bởi vì điều đó đã thất bại – tôi đang cố gắng trao cho bạn hi vọng ở đây bây giờ. Tại sao lại bận tâm về ngày mai?… bởi vì ngày mai không ích gì. Trong nhiều thế kỉ ngày mai đã từng giữ bạn sống kéo lê bằng cách nào đó, và nó đã làm thất bại bạn biết bao nhiêu lần đến mức bây giờ bạn không thể cứ níu bám lấy nó. Điều đó sẽ là ngu xuẩn cực kì. Những người đang níu bám lấy nó vẫn chỉ chứng tỏ rằng họ đang chậm trễ trong tâm trí mình.

Tôi đang cố gắng làm chính khoảnh khắc này được hoàn thành, mãn nguyện sâu sắc đến mức không cần ý chí sống nữa. Ý chí sống là cần tới bởi vì bạn không sống. Ý chí này giữ việc phục hồi bạn: bạn cứ trượt xuống, ý chí này giữ việc phục hồi bạn. Tôi không cố gắng trao cho bạn ý chí sống mới, tôi đơn giản cố gắng dạy bạn sống không có ý chí nào, sống vui vẻ. Chính cái ngày mai mới đầu độc bạn. Quên hôm qua đi, quên ngày mai đi. Đây là ngày của chúng ta – chúng ta mở hội nó và sống nó. Và chỉ bằng việc sống nó bạn sẽ đủ mạnh để cho không có ý chí sống bạn sẽ vẫn có khả năng cưỡng lại mọi loại bệnh tật, mọi thái độ tự tử.

Sống động tràn đầy là một sức mạnh mà bạn không chỉ có thể sống, bạn còn có thể làm cho người khác bốc lửa, bốc cháy nữa.

Điều này đã là một sự kiện nổi tiếng. Khi có bệnh dịch lớn bạn không tự hỏi tại sao các bác sĩ và y tá và những người khác không bị nhiễm bệnh? Họ cũng là con người như bạn, và họ lại còn làm việc quá tải, dễ bị lây nhiễm bởi vì họ liên tục mệt mỏi. Khi có bệnh dịch bạn không thể cứ đòi làm việc năm giờ hay sáu giờ một ngày, và một tuần năm ngày. Bệnh dịch là bệnh dịch; nó không bận tâm tới ngày nghỉ của bạn hay làm quá giờ của bạn. Bạn phải làm việc – mọi người làm việc mười sáu giờ, mười tám giờ, mọi ngày, nhiều tháng. Vậy mà các bác sĩ, y tá, người chữ thập đỏ, họ không bị nhiễm bệnh.

Vấn đề là gì? Tại sao người khác bị nhiễm bệnh? Đây là những loại người như nhau. Nếu chỉ có một chữ thập đỏ trên áo sơ mi của bạn… thế thì hãy đặt chữ thập đỏ lên áo sơ mi của mọi người đi; đặt chữ thập đỏ lên mọi nhà. Nếu chữ thập đỏ ngăn cản việc truyền nhiễm công việc sẽ dễ dàng thế – nhưng điều đó lại không phải là vấn đề.

Không, những người này tham dự quá nhiều vào việc giúp đỡ người khác, họ không có ngày mai nào. Khoảnh khắc này bao hàm thế, họ không có ngày hôm qua. Họ không có thời gian nào để nghĩ hay thậm chí lo nghĩ, “Mình có thể bị nhiễm bệnh.” Sự tham dự của họ… Khi hàng triệu người đang chết, bạn có thể nghĩ về bản thân mình, và cuộc sống mình, và cái chết của mình được không? Toàn bộ năng lượng của bạn đang chuyển ra để giúp mọi người, để làm bất kì điều gì bạn có thể làm. Bạn đã quên mất bản thân mình, và bởi vì bạn đã quên mất bản thân mình nên bạn không thể nào bị nhiễm bệnh. Người có thể bị nhiễm bệnh vắng mặt: người đó quá tham gia vào việc làm điều gì đó, người đó mất đi trong công việc gì đó.

Không thành vấn đề là bạn đang vẽ hay hay đang tạc tượng, hay bạn đang phục vụ người sắp chết – không thành vấn đề bạn đang làm gì, vấn đề là: Bạn có tham dự toàn bộ trong ở đây bây giờ không? Nếu bạn tham dự trong ở đây bây giờ thì bạn hoàn toàn ở ngoài vùng mà việc nhiễm bệnh là có thể. Khi bạn tham gia nhiều thế, cuộc sống bạn trở thành một lực chảy xiết. Và bạn sẽ thấy: thậm chí một bác sĩ lười biếng, trong thời gian dịch bệnh, khi hàng trăm người đang chết, bỗng nhiên quên mất tính lười biếng của mình. Và bác sĩ già bỗng nhiên quên mất tuổi mình…

Chỉ thiền mới có thể xả ra năng lượng của bạn ở đây bây giờ. Và thế thì không có nhu cầu về bất kì hi vọng nào, về bất kì nơi không tưởng nào, về bất kì thiên đường ở bất kì đâu. Mỗi khoảnh khắc đều là thiên đường cho chính nó. Nhưng khi có liên quan tới hạn chế của tôi, tôi không đủ tư cách để nói gì về AIDS cả. Tôi thậm chí chưa bao giờ học một giáo trình nào về cứu giúp đầu tiên. Cho nên xin tha thứ cho việc tôi đi vào trong cái gì đó không phải là công việc của tôi. Nhưng tôi vẫn cứ làm điều đó, và tôi đang tiếp tục làm điều đó.

OSHO

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN