Bệnh ngoài da

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Đại Cương Bệnh ngoài da là những bệnh của da và các cơ quan trực thuộc da, là phần quan trọng của bệnh ngoại khoa Đông y. Những y văn ngày trước về bệnh ngoài da đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu về nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng và điều trị bệnh ngoài da rất đáng được cho chúng ...

Đại Cương

Bệnh ngoài da là những bệnh của da và các cơ quan trực thuộc da, là phần quan trọng của bệnh ngoại khoa Đông y.

Những y văn ngày trước về bệnh ngoài da đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu về nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng và điều trị bệnh ngoài da rất đáng được cho chúng ta quan tâm thừa kế nghiên cứu và phát huy.

Chức Năng Sinh Lý Của Da

Da là lớp bọc ngoài cơ thể, diện tích ở người lớn khoảng 1,5 - 2m2, chiều dày từ 0,05 - 0 09mm (mi mắt) đến 0,5 - O,8mm (lòng bàn tay, chân), trọng lượng của da chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể, nếu tính cả lớp mỡ dưới da thì lên tới 16 - 18% trọng lượng cơ thể, là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Da gom có 3 lớp: lớp biểu bì (thượng bì), lớp chân bì (trung bì) và lớp mỡ dưới da (hạ bì).

1 - Biểu bì.

Có 5 lớp là lớp đáy (lớp cơ bản sinh sản ra tế bào biểu bì), lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng. Ở da lòng bàn tay chân có cả 5 lớp này, còn da mặt ngực, mặt trong các chi lớp sừng không rõ, còn lớp hạt chỉ thành một lớp đôi khi gián đoạn giữa các tế bào. ở biểu bì có nhiều tận cùng thần kinh, không có mạch máu, tế bào được nuôi dường bằng dịch lympho qua các khe gian bào. Tế bào biểu bì có tên chung là tế bào

sừng (keratillocyte) và chúng phát triển theo dạng sừng hóa từ bề sâu lên bề mặt. Tế bào lớp đáy phát triển bằng gián phân và là tiền thân của tế bào lớp trên. Ngoài ra còn có các hắc bào (metanocyte) sản xuất ra hắc tố (melanin). Da trung bình 1mm2 có 1155 hắc bào và các tế bào langerhan có nhiệm vụ thanh trừ các chất biến dị từ lớp sừng và chân bì có vai trò làm chậm lại các phản ứng quá mẫn của da.

2 - Chân bì : ở vị trí giữa biểu bì và lớp mỡ dưới da, chia làm hai lớp: lớp nhũ và lớp lưới chân bì là một tổ chức liên kết gồm các sợi keo, sợi đàn hồi và sợi lưới tạo thành. Lớp nhũ liên kết với biểu bì hình thành đường nhũ có nhiều mạch mao quản và sợi tận cùng thần kinh. Lớp lưới nằm dưới lớp nhũ có những bó sợi liên kết to dày đặc làm cho da có tính đàn hồi tốt.

3 - Lớp mỡ dưới da: ở ngay dưới chân bì gồm nhiều tế bào mỡ chia thành những lá nhỏ do tổ chức liên kết lưới bao bọc. Lớp này có tác dụng chống tán nhiệt, dự trữ năng lượng, chống va chạm cơ giới và tham gia chuyển hóa mỡ.

4 - Các tổ chức thuộc da gồm:

a - Tuyến mồ hôi: có 2 loại: tuyến mồ hôi to và tuyến mồ hôi nhỏ. Tuyến mồ hôi nhỏ có khắp cơ thể, còn tuyến mồ hôi to chỉ có ở vùng nách, quanh hậu môn, tiền âm và lỗ tai ngoài.

b - Tuyến mỡ da: đổ ra nang lông, bài tiết mỡ da làm nhuận da lông, ở tuổi dậy thì tuyến hoạt động mạnh, đến lúc cao tuổi thì chức năng suy giảm.

c- Lông tóc: khắp da trên cơ thể (trừ một số vùng như lòng bàn tay, chân, môi, qui đầu, bao hành, âm vật, mép nhỏ, mặt trong môi lớn...) đều có lông. Lông được chia làm 3 loại: lông dài như tóc, râu cằm, râu mép, lông nách, lông mu. Lông cứng như lông mày, lông mũi, lông mi. Lông tơ như lông ở mặt, thân mình, tay chân. Tốc độ mọc tóc nhanh chậm tùy theo trạng thái sức khỏe, tinh thần, nội tiết, tình hình dinh dưỡng...

Tóc của chúng ta mỗi ngày dài thêm chừng 0,37mm. Đời sống của lông tóc từ vài tháng đến 4 năm hoặc hơn. Bình thường ở người lớn mỗi ngày rụng 30 đến 100 sợi tóc.

d - Móng: móng được tạo ra do các tế bào đã sừng hóa chèn cái nọ lên cái kia thành một bản sừng nằm trên mặt lưng của đốt cuối ngón tay và chân, đoạn cuối phía sau và 2 bên móng có lớp da phủ. Mỗi ngày móng dài ra 0,1mm. Ngoài ra, da còn có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh và cơ. Chức năng của da chủ yếu là: tham gia vào việc giữ sự cân bằng giũa nội môi và môi trường sống, có vai trò bảo vệ, điều tiết thân nhiệt, nội tiết và bài tiết, về cảm giác sờ mó, nóng lạnh và đau, hô hấp, chuyển hóa và miễn dịch v.v...

Nguyên Nhân Bệnh Lý Bệnh Ngoài Da Theo Đông Y

Những nguyên nhân gây bệnh ngoài da thường gặp gồm có:

1 - Phong: theo Đông y, phong là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, nhiều bệnh ngoài da có liên quan mật thiết với phong tà. Phàm những người cơ thể yếu, chức năng phòng vệ bên ngoài yếu, phong tà xâm nhập gây dinh vệ mất điều hòa, khí huyết lưu thông trở ngại, da cơ mất sự dinh dưỡng sinh những nốt sần ngứa, ban đỏ, da khô, mụn cóc. Phong tà gây bệnh ngoài da có đặc điểm là phát bệnh nhanh, di chuyển, mất đi nhanh, dễ lan toàn thân, ngứa,... thường kết hợp với các tà khí khác gây các chứng phong hàn, phong nhiệt, phong thấp...

2 - Thấp: có ngoại thấp và nội thấp, bệnh ngoài da thường do ngoại thấp như những người sống và làm việc nơi ẩm thấp, tỳ thấp cũng dễ sinh bệnh. Thấp là âm tà nên có tính nặng trọc, phát sinh ở phần dưới cơ thể gây bệnh thường phát sinh ở da các bàn chân, thủy bào, dễ lở loét, lâu khỏi, chán ăn, bụng đầy, rêu lười dày, mạch Nhu Hoạt.

3 - Nhiệt: nhiệt thuộc dương tà, các chứng ngoại cảm nhiệt tà hoặc tạng phủ thực nhiệt tiết ra ngoài da đều có thể sinh bệnh. Bệnh ngoài da thuộc nhiệt thường có triệu chứng như sưng nóng đỏ, ngứa, đau... kèm theo nóng, bứt rứt, khát nước, táo bón, tiểu vàng, đậm, lười đỏ rêu vàng, mạch Sác.

4 - Trùng: do trùng thú trực tiếp cắn, do độc tố gây bệnh hoặc do dị ứng của cơ thể, đối với trùng thú cắn có thể lây truyền. Có thể có triệu chứng sưng đau, ngứa, nóng đỏ tại chỗ hoặc có triệu chứng toàn thân nặng nhẹ tùy theo loại côn trùng.

5 - Độc: thường gặp có các loại độc của thuốc, thức ăn, trùng độc, tiếp xúc chất độc. Thường có lịch sử uống thuốc, tiếp xúc ăn uống. Thường phát bệnh đột ngột, có các triệu chứng tại chỗ như sưng nóng đỏ, đau, ngứa, nổi sần, ban đỏ, mụn nhóc và triệu chứng toàn thân nặng nhẹ tùy theo loại độc và mức độ nhiễm độc.

6 - Huyết Ứ: phần lớn do can khí uất kết hoặc ngoại tà xâm nhập gây khí cơ rối loạn, khí huyết ứ trệ. Triệu chứng lâm sàng thường có điểm hoặc ban ứ huyết, sắc da vùng bệnh đỏ tối hoặc xanh tía, hoặc vùng da tổn thương dày lên, có nốt cục, lười đỏ tối, có điểm ứ huyết, mạch Huyền Sác.

7 - Huyết Hư Phong Táo: phần lớn do mắc bệnh lâu ngày hoặc tỳ vị hư nhược sinh huyết hư không đủ nuôi dường ~ da, thường gặp ở các bệnh ngoài da mạn tính; do huyết hư không nuôi dưỡng can, can âm hư, can dường thịnh tiết ra ngoài da sinh bệnh. Bệnh ngoài da do huyết hư, phong táo có đặc điểm là bệnh kéo dài, da khô hoặc dày lên, nứt nẻ, da xù xì không tươi nhuận, tróc vảy, ngứa, thường kèm theo hoa

mắt, chóng mặt, sắc mặt tái nhợt, hoặc suất âm ỉ kéo dài, ngày nhẹ đêm nặng, hoặc nặng nhẹ thay đổi theo trạng thái tinh thần, người bứt rứt, dễ gắt gỏng, miệng đắng, họng khô, lưới đỏ, rêu vàng, mạch Huyền Sác (là chứng huyết hư, can vượng).

8 - Can Thận Bất Túc: một số bệnh ngoài da phát sinh do can thận bất túc, như huyết hư không nuôi dưỡng can, móng không được tươi nhuận, chân móng dày lên, khô táo Can hư huyết táo, can không nhuận dễ sinh mụn cóc, mụn cơm. Can kinh uất hỏa huyết ứ sinh mụn huyết, thận tinh bất túc, tóc không được nuôi dưỡng nên dễ rụng. Trường hợp bệnh ngoài da kèm theo các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, ù tai, má đỏ, lưng gối đau mỏi, mất ngủ nhiều, mộng tinh, di tinh, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác là chứng can thận âm hư. Trường hợp sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối mỏi, chóng mặt, ù tai, liệt dương, lưỡi bệu, có dấu răng, mạch Trầm Tế là chứng thận dương hư.

- Quan Hệ Với Kinh Lạc: Bệnh ngoài da phát sinh ở phần trên cơ thể và đầu mặt, là 3 kinh cùng mắc bệnh, phần lớn do phong nhiệt, phong thấp, bệnh phát ở phần giữa cơ thể là kinh can đởm mắc bệnh, phần lớn do khí trệ, hỏa uất, thấp nhiệt; bệnh. phát ở phần dưới cơ thể là kinh thái âm mắc bệnh, phần lớn do thấp nhiệt, hàn thấp. Nếu phát ' bệnh ở mũi, phần lớn có quan hệ với kinh phế, nếu phát sinh ở mạn sườn, phần lớn có quan hệ với kinh can; bệnh phát ở vùng hội âm, có quan hệ với 2 kinh can thận; nếu là phát ở mặt môi, phần lớn có quan hệ với tỳ.

Tóm lại, phát sinh bệnh ngoài da không chỉ một nguyên nhân mà thường do 2 hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp như phong hàn, phong thấp hoặc phong thấp nhiệt hoặc tỳ hư sinh thấp, can đởm thấp nhiệt. Đồng thời bệnh ngoài da cũng liên quan mật thiết với trạng thái tinh thần, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, khí hậu và tính lây truyền của độc tà (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,...) cho nên trong chẩn đoán và điều trị cần chú ý xem xét toàn diện.

Triệu Chứng

Da là một bộ phận của cơ thể, có quan hệ mật thiết với các tạng phủ, khí huyết, cho nên biện chứng bệnh ngoài da cũng phải có quan điểm chỉnh thể, phải coi trọng việc khám toàn thân mà không thể chỉ chú ý phần cục bộ.

1 - Những triệu chứng thường gặp của bệnh ngoài da:

+ Triệu Chứng Chủ Quan: là những triệu chứng mà bệnh nhân tự cảm nhận gồm có:

Triệu chứng tại chỗ: thường có ngứa, đau nóng, tê và cảm giác kiến bò trong đó ngứa là triệu chứng hay gặp nhất.

Do bệnh nhân cơ thề mỗi người mỗi khác, tính chất và mức độ nặng nhẹ của bệnh, trạng thái tinh thần và sức khỏe mỗi người có khác nên biểu hiện của triệu chứng cũng rất khác. Thí dụ: chứng herpes zoster ở người cao tuổi thì rất đau nhưng ở trẻ nhỏ thì không nhất thiết là có đau. Ngay đối với chứng ngứa của cùng một bệnh, mỗi người cũng có sự cảm nhận khác nhau, đối với người này thì chỉ ngứa ít nhưng với người khác thì rất ngứa.

Triệu chứng toàn thân: có thể phát sốt, sợ lạnh, đau các khớp hoặc xuất hiện một số triệu chứng của các tạng phủ.

b - Triệu Chứng Khách Quan: là những triệu chứng sờ thấy và nhìn thấy, gồm có 2 loại: nguyên phát và thứ phát.

Loại tổn thương nguyên phát có ban chẩn, sần chẩn, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, nốt cục, sưng phù... Loại tổn thương thứ phát như tróc vảy, đóng vảy, loét do gãi, nứt nẻ, chàm hóa, đọng sắc tố thành sẹo...

- Loại Tổn Thương Nguyên Phát:

Ban Chẩn: sắc da thay đổi, không lồi, không lõm, đường kính khoảng 3 - 4cm cũng gọi là dát. Nếu có ban đỏ thuộc nhiệt, ấn nhẹ mất đi là huyết nhiệt, nếu không mất là huyết nhiệt hoặc huyết ứ, màu đỏ tím là nhiệt độc thịnh, màu tím đen là huyết ứ ngưng trệ, ban trắng là khí trệ hoặc huyết hư.

Sẩn Chẩn (Khâu chẩn): mẩn nổi lên ở da thành hạt nhỏ dưới 0,5cm, mẩn đỏ cấp tính là huyết nhiệt hoặc phong nhiệt, chứng mạn tính, sắc da không đổi hoặc đậm màu là khí trệ huyết ứ.

Khối U (củ) to nhỏ không đều, nổi lên ở mặt da hoặc chìm trong đám tổn thương ranh giới rõ, to nhỏ lớn hơn 0,5cm, sâu hơn sẩn chẩn. Thường do đờm thấp kết tụ hoặc khí huyết ứ trệ.

Bào Chẩn : là tổn thường nang có nước loại to gọi là bọng nước, loại nhỏ là mụn nước hay thủy bào, nếu chất dịch là máu gọi là huyết bào. Bào chẩn phần lớn thuộc thấp; nếu kèm ban do thuộc thấp nhiệt hoặc nhiệt độc huyết bào thuộc huyết nhiệt, nếu sắc tím thuộc nhiệt độc thịnh.

Bào Mủ: trong nang có nước mủ đục, thường quanh có viền đỏ, mủ vỡ thành loét hoặc đóng vẩy mủ; thường gặp ở bệnh ngoài da làm mủ.

Sưng Phù: phù nổi gồ lên mặt da đột ngột và mất đi nhanh, nếu mầu trắng thuộc phong hàn, nếu là mưầu đỏ thuộc phong nhiệt.

- Loại Tổn Thương Da Thứ Phát:

+ Vẩy Da: do lớp sừng hoặc lớp nông của thượng bì bong ra nhiều. Vảy da có thể mịn như phấn, cám (lang ben), thành từng mảng rộng (vẩy nến, đỏ da, dị ứng thuốc). Vảy da trong bệnh ngoài da cấp tính là do hư nhiệt chưa hết, trường hợp bệnh mạn tính là do huyết hư, phong táo, da thiếu dinh dường.

+ Vẩy Tiết: do dịch thấm, máu hoặc mủ kết đọng và khô đi trên vùng da tổn thương mà thành; nếu là vảy mủ do nhiệt độc chưa hết, nếu là vảy huyết do huyết nhiệt (hay xuất huyết), nếu là vảy dịch do thấp nhiệt.

+ Loét: do phần da đến trung bì hoặc hạ bì bị mất, tổn thương, thường do vết nhiễm khuẩn da phát triển thành. Miệng, bờ thành, đáy chiều sâu khác nhau tùy tổn thương lớn nhỏ, lúc khỏi thường để lại sẹo. Trên vết loét, nếu dịch tiết trong thuộc về thấp, dịch vàng thuộc thấp nhiệt.

+ Trầy Xước: thành đường vết do xây xát, do ngứa gãi thì trên có lẫn máu, thường do phong nhiệt hoặc do huyết hư phong táo.

+ Nứt Nẻ: thành đường thành vệt thường gặp ở ngón tay, gót chân, rớm dịch hoặc rớm máu hoặc khô; thường do huyết hư phong táo.

+ Kết Tụ Sắc Tố: thường phát sinh vào thời kỳ cuối của bệnh ngoài da mạn tính; mầu da thường biến thành nâu, nâu sạm hoặc nâu đen, thường do khí huyết mất điều hòa hoặc thận hư.

+ Vết Hằn Cổ Trâu (Liken hóa): da dày cộm, sẫm màu, các làn da nổi rõ, giữa các làn da có sần dẹt bóng như sần của bệnh liken, ngứa nhiều thường gặp ở những bệnh ngoài da ngứa mạn tính (eczema, viêm da thần kinh) do gãi nhiều. Phần lớn thuộc chứng huyết hư phong táo.

+ Sẹo: do loét sâu khi lành hình thành của tổ chức liên kết mới sinh, không có tính đàn hồi, có thể phân làm 2 loại: sẹo lồi tăng sinh, bề mặt đỏ, có loại sẹo lõm da teo, mặt bóng, mầu trắng. Tất cả các loại sẹo đều do khí huyết ngưng trệ.

2 - Tính Chất Của Bệnh Ngoài Da: Theo tính chất của bệnh ngoài da, có thể phân làm 2 loại:

+ Bệnh Ngoài Da Cấp Tính: phần lớn phát bệnh cấp, biểu hiện tổn thương ngoài da thường là nóng đỏ, sần chẩn, mụn mủ, loét, chảy nước. Nguyên nhân phần lớn do phong, thấp, nhiệt, trùng độc, chủ yếu là chứng thực, có quan hệ nhiều nhất với các tạng tâm tỳ phế.

+ Bệnh Ngoài Da Mạn Tính: bệnh bắt đầu chậm, biểu hiện ngoài da thường là khô táo, kết vảy, nứt nẻ, chàm hóa, sắc tố kết tụ, rụng tóc, móng có tổn thương. Đa số do huyết hư, phong, táo, can thận bất túc, hoặc mạch Xung, Nhâm không điều hoà.

Trên lâm sàng, có khi có những triệu chứng của nhiều loại cùng lúc xuất hiện như vừa ngứa (do phong), sưng đau (do nhiệt) và chảy nước vàng (do thấp)... cần linh hoạt chẩn đoán để tìm phương hướng điều trị cho thích hợp.

Khi điều trị, phải căn cứ vào các giai đoạn bệnh và tình trạng, diễn tiến của bệnh để trị. Thí dụ: Bệnh viêm nhiễm lâu ngày, có thể gây chứng âm hư, huyết táo, lúc đầu, cần dùng thuốc thanh nhiệt, sau đó chuyển sang dùng thuốc dưỡng âm, nhuận huyết để trị. Bệnh mạn tính mà lại bị bội nhiễm thì trước hết phải dùng thuốc thanh nhiệt giải độc (trị ngọn) trước rồi mới dùng dưỡng âm, nhuận Phế (trị bản).

Điều Trị Bệnh Ngoài Da

Phương Pháp Điều Trị Nội Khoa

+ Sơ Phong Tán Hàn: dùng trị chứng phong hàn hư như mề đay, lupút ban đỏ,... bài thuốc thường dùng có: Ma Hoàng Quế Chi Các Bán Thang (Ma hoàng, Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo, Hạnh nhân), Kinh Phòng Bại Độc Tán (Kinh giới, Phòng phong, Sài hồ, Tiền hồ, Khương hoạt, Độc hoạt, Chỉ xác, Phục linh, Cát cánh, Xuyên khung, Bạc hà, Cam thảo).

+ Sơ Phong Thanh Nhiệt: dùng trị chứng phong nhiệt như phong nhiệt sang, thấp sang,... bài thuốc thường dùng có Tiêu Phong Tán (Đương qui, Sinh địa, Phòng phong, Thuyền thoái, Tri mẫu, Khổ sâm, Hồ ma nhân, Kinh giới, Thương truật, Ngưu bàng tử, Thạch cao, Mộc thông, Cam thảo), Sơ Phong Thanh Nhiệt Ẩm (Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng, Bạch tật lê, Thuyền thoái, Sinh địa, Đơn sâm, Xích thược, Sơn chi, Hoàng cầm, Ngân hoa, Liên kiều, Sinh cam thảo).

+ Thanh Nhiệt Lợi Thấp: dùng trị chứng thấp nhiệt hoặc thử thấp như chàm lở chảy nước (thấp sang), nhọt có mủ (nùng bào sang). Bài thuốc thường dùng có Nhân Trần Cao Thang (Nhân trần, Sơn chi tử), Long Đởm Tả Can Thang (Long đởm thảo, Chi tử, Sài hồ, Hoàng cầm, Sinh địa, Trạch tả, Đương qui, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo), Tỳ Giải Thấm Thấp Thang (Tỳ giải, Ý dĩ, Hoàng bá, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo).

+ Lương Huyết Giải Độc: dùng trị chứng nhiệt độc hoặc huyết nhiệt như chứng viêm da do dị ứng thuốc, vảy nến, tử ban,... Bài thuốc thường dùng có Hoàng Liên Giải Độc Thang (Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử), Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (Ngân hoa, Cúc hoa, Tử hoa địa dinh, Thiên quỳ tử, Bồ công anh), Tê Giác Địa Hoàng Thang (Quảng tê giác, Sinh địa, Xích thược, Đơn bì), Thanh Dinh Thang (Tê giác, Sinh địa, Huyền sâm, Trúc diệp, Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên, Đan sâm, Mạch đông).

+ Hoạt Huyết Hóa Ứ: dùng trị chứng khí trệ huyết ứ như chứng hồng ban cục, xơ ứưng bì,... bài thuốc thường dùng có Đào Hồng Tứ Vật Thang (Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Xuyên khung), Huyết Phủ Trục Ứ Thang (Đương quy, Sinh địa, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất).

+ Trấn Can Tức Phong: dùng trị chứng huyết hư, can vượng như chứng ngứa ở người cao tuổi, chứng mụn cơm (mụn cóc), bệnh ngoài da gây đau dây thần kinh như zona... Bài thuốc thường dùng có Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh, Chi tử, Hoàng cầm, Xuyên ngưu tất, Đỗ trọng, ích mẫu thảo, Tang ký sinh, Dạ giao đằng, Phục linh).

+ Dưỡng Huyết Nhuận Táo: dùng trị chứng huyết hư phong táo như chứng viêm da thần kinh (Ngưu bì tiên), Chàm mạn tính,... Bài thuốc thường dùng Đương Quy Ẩm Tử (Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Sinh địa, Phòng phong, Bạch tật lê, Kinh giới, Hà thủ ô, Hoàng kỳ, Cam tháo), Tứ Vật Thang Gia Vị…

h - Tư âm giáng hóa: dùng trị chứng can thận âm hư hỏa vượng như chứng luput ban đỏ rải rác, xơ cứng bì... Bài thuốc thường dùng Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Tri Bá Địa Hoàng Hoàn.

+ Ôn Thận Tráng Dương: dùng trị chứng tỳ vị thận dùng hư như chứng xơ cứng bì, luput ban đỏ rải rác,... Bài thuốc thường dùng Quế Phụ Bát Vị Hoàn (Quế nhục, Phụ tử, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả), Nhị Tiên Thang (Tiên mao, Tiên linh tỳ, Đương quy, Ba kích, Tri mẫu, Hoàng bá).

Phương Pháp Điều Trị Ngoại Khoa

Là phương pháp dùng các loại thuốc khác nhau điều trị tại chỗ vùng da bị tổn thương, là phương pháp điều trị quan trọng đối với bệnh ngoài da và đối với nhiều loại bệnh hoặc giai đoạn bệnh ngoài da chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bệnh cũng khỏi được.

Các Loại Thuốc Dùng Điều Trị Bệnh Ngoài Da

+ Thuốc Nước (dung dịch): là cách dùng một hoặc nhiều vị thuốc sắc lấy nước dùng. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, tiêu sưng, làm sạch vết thương, sát trùng, giảm ngứa. Dùng cho các chứng thấp chẩn cấp tính, viêm da sưng nóng, nhiều chất xuất tiết nước hoặc mủ. Thuốc thường dùng có các loại như Hoàng bá, Cúc hoa dại, Sinh địa du, Khổ sâm, Rau sam, Bồ công anh, Rau diếp cá, Lá trầu không, Lá vòi voi, Lá mỏ quạ... thường chọn 1 hoặc 2, 3 loại sắc thành dung dịch 10% hoặc đậm hơn.

Cách dùng: lấy 5 - 6 lớp gạc tẩm nước thuốc, vắt bớt nước vừa dù rồi đắp lên vùng bệnh, thường 1 - 2 giờ thay 1 lần, nếu xuất tiết, không nhiều có thể 4 - 5 giờ thay 1 lần.

+ Thuốc Bột: là cách dùng một hoặc nhiều vị thuốc tán bột mịn trộn đều. Thuốc có tác dụng bảo vệ da, hút chất xuất tiết làm khô, giám ngứa. Dùng trị chứng ngoài da cấp tính giai đoạn sơ kỳ chỉ có ban đỏ, sần đỏ và vùng da nhiều nếp nhăn, nhiều mồ hôi (vùng nách, bẹn, cổ gáy,...) Thuốc thường dùng có bột Thanh đại, bột Nhị diệu, bột Khô phàn...

Cách dùng: dùng tấm bông tẩm thuốc bôi hoặc bọc vào vải gạc đắp lên vùng đau. Ngày dùng một hoặc nhiều lần. Không dùng nơi có lông tóc.

+ Bột Hồ: là loại thuốc gồm có bột thuốc không tan trộn glycerin thêm nước. Thuốc có tác dụng tiêu viêm, bảo vệ da, giảm ngứa, làm khô. Dùng trị chứng viêm da cấp sơ kỳ chỉ có ban đỏ, sần chẩn, hoặc chỉ ngứa. Thuốc thường dùng có: thuốc tẩy Lô cam thạch, thuốc tẩy Tam hoàng, thuốc tẩy mụn trứng cá.

- Cách dùng: lúc dùng chú ý lắc đều, bôi ngày 3 - 5 lần, không dùng ở miệng, quanh mắt, không dùng ở vùng có lông tóc.

+ Thuốc Rượu : tức thuốc ngâm hoặc hòa tan trong rượu. Thuốc có tác dụng diệt nấm, giảm, làm tan chất sừng. Dùng trị chứng nấm chân tay, nấm móng, viêm da thần kinh.

Nhiều loại thuốc có thể ngâm trong rượu để dùng như rượu Tỏi, rượu Bách bộ, rượu Bạch chỉ, rượu Tế tân...

Cách dùng: trực tiếp bôi mỗi ngày 2 - 3 lần hoặc nhiều hơn. Không dùng cho chứng viêm da cấp hoặc nơi tiếp giáp da và niêm mạc.

+ Cao Mềm (Thuốc Mỡ): tức thuốc trộn với mỡ động vật hoặc dầu thực vật hoặc vaselin. Thuốc có tác dụng bảo vệ ' nhuận da, sát trùng, giảm ngứa, làm mềm các vảy da. Dùng cho chứng viêm da mạn tính có kết vảy, nứt nẻ, loét, chàm hóa,... Thuốc thường dùng có: cao Thanh mai cao Hoàng liên, cao Lưu hoàng, cao Hùng hoàng.

- Cách dùng: trực tiếp bôi ngày 2 - 3 lần hoặc bôi lên vải gạc đắp vào. Không nên dùng đối với chứng viêm da cấp nhiều chất xuất tiết.

+ Thuốc Dầu: tức thuốc trộn với dầu thực vật thành dạng hồ. Thuốc có tác dụng hòa hoãn, không kích thích da, có tác dụng bảo vệ da, thu liễm, làm sạch, giải độc, giảm ngứa. Dùng cho các bệnh ngoài da diễn tiến bán cấp, loét, có vảy... Thuốc thường dùng có dầu Mù u, dầu Thanh đại, dầu Hoàng liên, dầu trứng cá,...

Cách dùng: trực tiếp bôi ngày 2 - 3 lần.

+ Thuốc Ngâm Dấm: tức loại thuốc ngâm vào dấm để dùng. Có tác dụng giải độc, sát trùng, giảm ngứa, dùng cho các chứng nấm. Thuốc thường dùng có: thuốc ngâm dấm trị tổ đỉa.

+ Thuốc Xông Khói: là phương pháp đốt thuốc lấy hơi khói để trị bệnh. Thuốc có tác dụng làm mềm da bị tổn thương, sát trùng, giảm đau, ôn kinh, hoạt huyết, dùng trị các chứng viêm da thần kinh, chứng ngứa, chàm mạn tính, chứng nấm tay chân. Thường chế các loại thuốc xông trị nấm.

Cách dùng: dùng bột thuốc cuốn thành điếu hơ vùng bệnh, hoặc đặt thuốc lên lò đất cháy xông vùng bị bệnh, độ nóng vừa với cảm giác của bệnh nhân, mỗi lần 15 ~ 30 phút, ngày xông 2 lần. Thí dụ: Nước sắc như nước Kinh giới, Cà gai... để trị ngứa. Khói xông Thương truật để trị chàm...

Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Dùng Ngoài

Lúc dùng thuốc cần chú ý:

Tùy tình hình bệnh mà chọn loại thuốc thích hợp. Trường hợp viêm da giai đoạn cấp tính chỉ có ban đỏ và sần chẩn, mụn không có nước thì dùng loại thuốc hồ, thuốc bột; Nếu có nhiều chất xuất tiết, sưng đỏ nhiều nên dùng thuốc nước đắp. Trường hợp viêm da giai đoạn bán cấp ít xuất tiết và loét nhẹ sưng đau giảm, có kết vảy, dùng loại dầu là tốt. Viêm da mạn tính, lớp da sưng hóa dày lên, bôi thuốc cao là thích hợp.

Tùy tình hình bệnh mà chọn thuốc thích hợp: lúc đang nhiễm khuẩn nên chọn thuốc thanh nhiệt giải độc để chống nhiễm khuẩn, nếu ngứa nhiều, chọn dùng thuốc thanh lương, trừ phong hoặc nhuận da, giảm ngứa, nếu là do nấm phải dùng thuốc sát trùng giải độc.

Bắt đầu dùng thuốc nên chọn loại ôn hòa, nhất là đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mắc bệnh, không nên dùng loại thuốc có kích thích mạnh, nồng độ cao, nhất là dùng thuốc hết sức thận trọng đối với vùng mặt, vùng âm hộ.

Nên bắt đầu dùng thuốc từ nồng độ thấp và tùy tình hình bệnh mà tăng dần, nếu phát hiện có phản ứng dị ứng nên ngưng thuốc ngay và có xử trí kịp thời.

Đau Thần Kinh Tọa - YduocNHH.net
Phong tà:
Với đặc điểm thường xuyên di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau). Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp, gây nên đau ở cơ, ở gân, ở khớp làm vận động khó khăn, song không có nóng, đỏ, đau. Hàn tà: Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đề ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm…
Thấp tà: Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt.
Điều trị:
Nguyên tắc chung:
Thông kinh hoạt lạc; Làm ấm; Táo thấp; Thư cân hoạt lạc; Hoạt huyết, hoá ứ; Lý khí; Thanh nhiệt, táo thấp.
Với bề dầy kinh ghiệm trên 100 năm khám và điều trị cho hàng nghìn lượt bệnh nhân, Y dược Nguyễn Hữu Hách đã đúc kết ra được phương pháp tối ưu nhất, giúp bệnh nhân mau hồi phục lại sức khỏe...
Hẫy đến với chúng tôi để được khám và tư vấn miễn phí các vấn đề sức khỏe mà bạn quan tâm...
Quý khách liên hệ: Công ty cổ phần y dược Nguyễn Hữu Hách 96 Mê Linh- Lê Chân- Hải Phòng
ĐT: 0313.844.388 Hoặc Ms Linh 0979.917.832 Thuốc được giao tân nơi với nhận tiền( tiền thuốc cộng tiền cước vận chuyển bưu chính VN) Để biết thêm thông tin mời quý khách truy cập trang web YduocNHH.net
Bài viết được trích từ YduocNHH.net theo Lương Y Quốc gia Nguyễn Hữu Toàn Thiện


Phần cảm tưởng bệnh nhân

 

Tên tôi là Nguyễn Thị Hà năm nay tôi 52 tuổi điện thoại 0126...473. Tôi thương đau ngang thắt lưng lan xuống mặt sau 2 chân, cứ mỗi lần thời tiết thay đổi tôi lại đau tăng lên. Tôi đã đi chụp được các bác sĩ chuẩn đoán là thoái hóa các đốt sống lưng và chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Tôi có đến điều trị tại y dược Nguyễn Hữu Hách, sau 2 tháng vừa uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt. Nay tôi đã khỏi đi lại dễ dàng và sinh hoạt bình thường. Tôi cảm ơn nhà thuốc đã mang lại cuộc sống bình thường cho tôi.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864