HẢI SÂM
Tên khoa học: Stichopus japonicus Selenka
Bộ phận dùng: nguyên cả con.
Dùng thứ to lớn, mình có gai gọi là Hải sâm tử, sắc xanh đen, mềm là tốt.
Tính vị: vị ngọt, mặn, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Thận.
Tác dụng: bổ Thận, thêm tinh tuỷ, tráng dương, sát trùng.
Chủ trị: trừ mọi chứng hư lao, giáng hoả, trị sưng lở, trị lỵ kinh niên.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 20g có thể đến 40g.
Cách bào chế:
Theo Trung Y:
- Bắt được Hải sâm, rửa sạch phơi, sấy giòn.
- Khi dùng ngâm nước cho vừa mềm, thái lát, phơi giòn, tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bắt về cạo rửa sạch bằng nước muối, lộn trong ra ngoài, lại rửa sạch, phơi khô sấy giòn. Khi dùng ngâm nước cho mềm thấu, thái lát mỏng 3 - 51y, sao với gạo nếp cho phồng vàng đều. Tán bột phối hợp với thuốc khác làm hoàn hoặc nấu cháo ăn dần.
Bảo quản: để nơi khô ráo, trong lọ hay hộp sắt kín có lót vôi sống. Tránh ẩm mốc, sâu bọ. Thỉnh thoảng phơi sấy nhẹ.