NGÔ THÙ DU
Tên thuốc: Fructus Evodiae.
Tên khoa học: Evodia rutaecarpa Benth
Họ Cam Quýt (Rutaceae)
Bộ phận dùng: quả chưa chín. Quả hơi giống nụ đinh hương, sắc xám, nhỏ, rắn, thơm hắc là tốt.
Thường dùng quả chưa chín của cây Mường chương (còn gọi là cây Đinh hương) (Zanthoxyulm aviciennias. De. cùng họ) để thay thế Ngô thù.
Dùng cả cây (rễ, thân, hoa, quả) cũng tốt (để trị bệnh thương hàn nhập lý).
Vỏ lụa cây này còn dùng trị độc nhiệt.
Tính vị: vị cay, đắng, tính ôn.
Quy kinh: Vào phần huyết của kinh Can, Tỳ, vị và Thận.
Tác dụng: giáng khí nghịch, khai uất, thu liễm, thuốc trừ phong, phát hãn, trấn thống, sát trùng.
Chủ trị: ăn không tiêu, bụng quặn đau, trục phong tà, trừ hàn thấp, thuỷ phũng, cước khí, thổ tả.
- Hàn xâm nhiễm Tỳ và Vị biểu hiện như đau thượng vị và đau lạnh bụng: Dùng Ngô thù du với Can khương và Mộc hương.
- Hàn ngưng trệ ở kinh can biểu hiện như thoát vị: Dùng Ngô thù du với Tiểu hồi hương và Ô dược.
- Tỳ và vị kém và khí ở Can đi lên phía trên biểu hiện như đau đầu và nôn: Dùng Ngô thù du với Nhân sâm và Sinh khương trong bài Thù Du Thang.
- Tỳ và Thận hư hàn biểu hiện như tiêu chảy mạn: Dùng Ngô thù du với Ngũ vị tử và Nhục đậu khẩu.
- Bệnh Beriberi: Dùng Ngô thù du với Mộc qua (dùng ngoài).
- Ợ chua, ợ hơi, hàn ở dạ dày: Dùng Ngô thù du với Sinh khương và Bán hạ.
- Can hoả uất kết: Dùng Ngô thù du với Hoàng liên trong bài Tá Kim Hoàn.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 5g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Nấu nước sôi tẩy 7 lần để giảm vị đắng nồng. Sấy khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước đun sôi để ấm (60 -70o) đổ vào Ngô thù quấy nhẹ cho đến nguội. Bỏ nước nguội đi. Làm lại như trên 2- 3 lần (thuỷ bào). Sấy khô, giã dập (dùng sống).
Bảo quản: để nơi khô ráo, khó mốc mọt, nhưng đậy kín để giữ hương vị.
Kiêng ky: không có hàn thấp thì không nên dùng.