Ô MAI
Tên thuốc: Fructus Mume
Tên khoa học: Prunus armeniaca L.
Họ Hoa Hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: quả cây Mơ đã chế khô ra màu đen, da nhẵn.
Dùng Mơ muối làm Ô mai, không đúng, thứ này gọi là Bạch mai.
Thứ Ô mai tốt: quả to, nhiều thịt, không mọt, không chảy nước, sắc đen.
Tính vị: vị chua, tính ôn, bình.
Quy kinh: : Vào kinh Tỳ, Phế và Can.
Tác dụng: thuốc nhuận Phế, sát trùng, tiêu nHọt.
Chủ trị: trị ho tức, trừ nhiệt, chỉ đau (dùng sống) trị lỵ ra huyết (sao cháy).
- Ho mạn tính do Phế hư: Dùng Ô mai với Anh túc xác, A giao và Hạnh nhân.
- Tiêu chảy mạn tính hoặc lỵ: Dùng Ô mai với Nhục đậu khấu, Kha tử và Anh túc xác.
- Lỵ cấp: Dùng Ô mai với Hoàng liên.
- Tiểu đường: Dùng Ô mai với Thiên hoa phấn, Mạch đông, Nhân sâm và Cát căn.
- Giun chui ống mật biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn: Dùng Ô mai với Tế tân và Hoàng liên trong bài Ô Mai Hoàn.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y:
+ Chế biến thành Ô mai: lấy quả mơ xanh ương ương, dùng tro rơm rạ, tẩm ướt, đem quả mơ lùi vào rồi đồ chín phơi khô.
+ Bào chế để dùng: Dùng nguyên quả Ô mai hoặc bỏ hột lấy toàn nhục và sao qua, hoặc đốt tồn tính, tán bột dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Chế biến thành Oâ mai: lấy quả mơ gần chín, đồ cho hơi mềm không chín quá rồi phơi 3 – 4 lần cho khô. Sau khi đồ phơi tẩm nước bồ hóng 2 kg quả tẩm với 200 ml nước) một ngày một đêm roià đem phơi sấy cho khô, lại làm như vậy nhiều lần (5 –6). Hoặc đem quả mơ xanh hong qua, để lên giàn bếp 6 tháng thì mơ đen.
+ Bào chế để dùng: sao qua tán bột (bỏ hột) sao cháy tồn tính. Để mơ đen trong cái chảo sao cho nóng già, châm lửa đốt, đảo cho cháy đều; khi ngọn lửa bắt đầu tàn thì lấy vung chụp lại cho tắt, để nguội, lấy ra tán bột mịn (chỉ có Ô mai mới dùng cách đốt này).
Bạch mai: dùng thịt bỏ hột, dùng sắc thì không cần bỏ hột.
Bảo quản: đậy kín, để nơi khô ráo.
Kiêng kỵ: Không dùng Ô mai trong trường hợp tích nhiệt quá mức ở trong cơ thể.