TẦN GIAO
Tên thuốc: Radix Gentianae macrophyllae.
Tên khoa học: Genliana dakuriea Fisch
Họ Long Đởm (Genlianaceae)
Bộ phận dùng: rễ. Rễ sắ vàng, thơm, dẻo, dài độ 10 - 20cm là tốt, thứ mục không thơm là xấu.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu và alcaloid.
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Vị, Đại trường, Can và Đởm.
Tác dụng: tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà huyết.
Chủ trị: trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, lao nhiệt cốt chưng, trẻ con cam nóng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng ky: không có phong thấp lại hay đái gắt thì kiêng không nên dùng.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Dùng Tần giao lấy vải chùi sạch lông vàng trắng, ngâm nước một đêm rửa sạch phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô (thường dùng) sau đó có thể tẩm rượu dùng.
bảo quản ; để nơi khô ráo, mát, thoáng gió.
. Phong thấp đau nhức do nhiệt: Dùng Tần giao với Phòng kỷ và Nhẫn đông đằng.
. Phong thấp đau nhức kèm lạnh: Dùng Tần giao với Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi và Phụ tử.
- Sốt về chiều do âm hư: Dùng Tần giao với Thanh hao, Miết giáp, Tri mẫu và Địa cốt bì trong bài Tần Giao Miết Giáp Thang.
- Vàng do thấp nhiệt: Dùng Tần giao với Nhân trần cao và Chi tử.
Kiêng kỵ: không dùng đối với người có thể trạng yếu hoặc người bị tiêu chảy.