Cân bằng thân tâm – 26 – nhịn ăn và ăn tiệc

YduocNHH 07/12/2017

Cân bằng thân tâm – 26 – nhịn ăn và ăn tiệc

26. Nhịn ăn và ăn tiệc

Nếu đôi khi bạn cảm thấy rằng nhịn ăn tới một cách tự nhiên – không phải là phép tắc, không như nguyên tắc, không như triết lí cần phải theo, như kỉ luật bị áp đặt, mà từ cảm giác tự nhiên của bạn về nó – điều đó là tốt. Thế nữa, bao giờ cũng nhớ rằng việc nhịn ăn của bạn là để phục vụ cho việc ăn tiệc, để cho bạn có thể lại ăn tốt. Chủ định của nhịn ăn là như phương tiện, không bao giờ như mục đích; và điều đó sẽ hiếm khi xảy ra, chỉ thỉnh thoảng thôi. Và nếu bạn hoàn toàn nhận biết trong khi bạn ăn, và tận hưởng nó, bạn sẽ không bao giờ ăn quá nhiều.

Nhấn mạnh của tôi không phải vào chế độ ăn mà là nhận biết. Ăn tốt, tận hưởng nó vô cùng. Nhớ qui tắc là nếu bạn không tận hưởng thức ăn, bạn sẽ phải ăn nhiều để bù lại. Nếu bạn tận hưởng thức ăn bạn sẽ ăn ít, sẽ không có nhu cầu bù lại. Nếu bạn ăn chậm, thưởng thức từng mẩu nhỏ, nhai kĩ, bạn được hấp thu hoàn toàn vào trong nó. Việc ăn nên là việc thiền.

Tôi không chống lại thưởng thức bởi vì tôi không chống lại giác quan. Có tính nhạy cảm là có tính thông minh, có tính nhạy cảm là có sự sống động. Cái gọi là ‘tôn giáo’ của bạn đã cố gắng làm tê liệt bạn, làm cho bạn đờ đẫn. Họ chống lại việc thưởng thức, họ muốn bạn làm cho lưỡi của bạn tuyệt đối vô vị để cho bạn không thưởng thức cái gì. Nhưng điều đó không phải là trạng thái lành mạnh; lưỡi trở nên vô vị chỉ trong ốm bệnh. Khi bạn bị sốt, lưỡi trở nên vô vị. Khi bạn mạnh khoẻ lưỡi nhạy cảm, sống động, rộn ràng, rung động với năng lượng. Tôi không chống lại thưởng thức, tôi ủng hộ thưởng thức. Ăn cho tốt, thưởng thức cho tốt; thưởng thức là thiêng liêng.

Và thế rồi, đích xác như thưởng thức, bạn phải nhìn vào cái đẹp và tận hưởng; bạn phải lắng nghe âm nhạc và tận hưởng; bạn phải chạm vào đá và lá và con người – hơi ấm, đường viền – và tận hưởng. Dùng tất cả các giác quan của bạn, dùng chúng ở mức tối ưu, thế thì bạn sẽ thực sự sống và cuộc sống của bạn sẽ rực lửa; nó sẽ không đờ đẫn, nó sẽ rực lửa với năng lượng và sự sinh động. Tôi không ủng hộ những người đã từng dạy bạn giết chết giác quan; họ chống lại thân thể.

Và nhớ, thân thể là ngôi đền của bạn, thân thể là món quà thiêng liêng. Nó tinh tế thế và nó đẹp thế và nó kì diệu thế – giết nó là vô ơn với Thượng đế. Thượng đế đã cho bạn vị giác; bạn đã không tạo ra nó, nó không phải là cái gì có liên quan tới bạn. Thượng đế đã cho bạn đôi mắt và Thượng đế đã làm ra thế giới phiêu diêu này mầu sắc thế, và ngài đã cho bạn đôi mắt. Để có giao cảm lớn lao giữa mắt và mầu sắc của thế giới. Và ngài đã làm ra mọi thứ và có sự hài hoà vô cùng. Đừng phá vỡ sự hài hoà này.

Lắng nghe thân thể. Thân thể không phải là kẻ thù của bạn, và khi thân thể đang nói điều gì đó, làm theo tương ứng, bởi vì thân thể có trí huệ của riêng nó. Đừng quấy rối nó, đừng theo con đường tâm trí. Đó là lí do tại sao tôi không dạy về chế độ ăn nào, tôi chỉ dạy nhận biết. Ăn với đầy nhận biết, ăn theo kiểu thiền, và thế thì bạn sẽ không bao giờ ăn quá nhiều và bạn sẽ không bao giờ ăn quá ít. Quá nhiều là xấu cũng như quá ít; đây là những cực đoan. Tự nhiên muốn bạn được cân bằng, một loại thăng bằng, ở giữa, không ít không nhiều. Đừng đi tới cực đoan. Đi tới cực đoan là loạn thần kinh.

Cho nên có hai kiểu loạn thần kinh về thức ăn: những người cứ ăn mãi, không nghe thân thể – thân thể cứ kêu la ‘Dừng lại đi!’ còn họ cứ tiếp tục. Những người này bị thần kinh. Và rồi còn có loại khác: thân thể cứ kêu la ‘Tôi đói đây!’ còn họ cứ nhịn ăn. Cả hai đều thần kinh, cả hai đều bệnh hoạn – họ cần điều trị, họ cần đưa vào bệnh viện. Bởi vì người lành mạnh là người cân bằng: trong bất kì điều gì người đó làm, người đó bao giờ cũng ở giữa. Người đó không bao giờ đi tới cực đoan bởi vì mọi cực đoan đều sẽ tạo ra căng thẳng, lo âu. Khi bạn ăn quá nhiều, có lo âu bởi vì thân thể bị nặng gánh. Khi bạn không ăn đủ thế thì có lo âu bởi vì thân thể đói. Người mạnh khoẻ là người biết chỗ dừng lại; và điều đó nên bắt nguồn từ nhận biết của bạn, không từ giáo huấn nào đó.

Nếu tôi bảo bạn ăn bao nhiêu, điều đó sẽ nguy hiểm bởi vì điều đó sẽ là trung bình. Ai đó rất gầy và ai đó rất béo, và nếu tôi bảo bạn ăn bao nhiêu – ‘ba bát’

- thế thì với ai đó nó có thể quá nhiều và với ai đó nó có thể chẳng là gì. Cho nên tôi không dạy các qui tắc cứng nhắc, tôi đơn giản cho bạn cảm giác về nhận biết. Lắng nghe thân thể bạn: bạn có một thân thể khác. Và thế thì có các kiểu năng lượng khác, các kiểu tham dự khác. Ai đó là giáo sư trong trường đại học; người đó không sử dụng nhiều năng lượng khi có liên quan tới thân thể. Người đó sẽ không cần nhiều thức ăn, và người đó sẽ cần một loại thức ăn khác. Ai đó là người lao động; người đó sẽ cần nhiều thức ăn, và một loại thức ăn khác. Bây giờ một nguyên tắc cứng nhắc sẽ là nguy hiểm. Không qui tắc nào có thể được cho như qui tắc phổ dụng.

George Bernard Shaw đã nói rằng có một qui tắc vàng, rằng không có qui tắc vàng nào cả. Nhớ điều đó, không có qui tắc vàng – không thể có được, bởi vì từng cá nhân đều duy nhất tới mức không ai có thể qui định được. Cho nên tôi đơn giản cho bạn cảm giác…. Và cảm giác của tôi không phải là nguyên tắc, qui tắc; cách tiếp cận của tôi là về nhận biết, bởi vì hôm nay bạn có thể cần nhiều thức ăn hơn và ngày mai bạn có thể không cần nhiều thức ăn như thế. Đó không chỉ là vấn đề con người bạn khác với người khác – mọi ngày của cuộc sống bạn đều khác với mọi ngày khác. Cả ngày bạn đã nghỉ ngơi, bạn có thể không cần nhiều thức ăn. Cả ngày bạn đã đào hố trong vườn, bạn có thể cần nhiều thức ăn. Người ta chỉ nên tỉnh táo và người ta nên có khả năng lắng nghe điều thân thể đang nói. Đi theo thân thể.

Thân thể không phải là chủ, thân thể cũng không phải là nô lệ; thân thể là bạn của bạn – thân thiết với thân thể của bạn. Người cứ ăn quá nhiều và người cứ ăn kiêng cả hai đều trong cùng một bẫy. Họ cả hai đều điếc; họ không nghe điều thân thể đang nói.

Và tất cả những ý tưởng này đều là vô nghĩa rằng ăn là tội lỗi vì chỉ lợi cho lưỡi. Thế thì bạn sẽ ăn để làm gì? Thế thì nhìn là tội lỗi cho mắt, bạn sẽ nhìn để làm gì? Thế thì nghe là tội lỗi cho tai, thế thì bạn sẽ nghe để làm gì? Thế thì chẳng cái gì còn lại cho bạn cả – tự tử quách đi cho rồi, bởi vì toàn thể cuộc sống đều là của các giác quan. Bất kì điều gì bạn làm, giác quan đều bước vào. Chính là qua các giác quan mà bạn tuôn chảy và quan hệ với cuộc sống. Khi bạn ăn với việc thưởng thức, Thượng đế bên trong được đáp ứng, được thoả mãn; và khi bạn ăn với việc thưởng thức, Thượng đế bên trong thức ăn được kính trọng.

Nhưng các mahatmas của bạn, cái gọi là các guru tôn giáo của bạn đã từng thuyết giảng về tự hành hạ. Nhân danh tôn giáo họ đơn giản chẳng thuyết giảng gì ngoài việc bạo ác: “Hãy tự hành hạ mình. Các ông càng tự hành hạ mình, các ông càng trở nên có giá trị trong con mắt của Thượng đế. Các ông càng bất hạnh, các ông càng đức hạnh. Nếu các ông hạnh phúc, các ông phạm tội. Hạnh phúc là tội lỗi; bất hạnh là đức hạnh.” Đây là logic của họ.

Tôi không thể nào thấy ra vấn đề, điều đó là ngớ ngẩn, phi logic thế, ngu xuẩn rõ ràng thế. Thượng đế là hạnh phúc, cho nên nếu bạn muốn hoà điệu cùng Thượng đế thì hãy hạnh phúc. Đây là giáo huấn của tôi: Thượng đế là hạnh phúc, cho nên nếu bạn muốn hoà điệu với Thượng đế hãy hạnh phúc, bởi vì bất kì khi nào bạn hạnh phúc, bạn vào cùng nhịp bước với Thượng đế; bất kì khi nào bạn bất hạnh, bạn đều lạc bước. Người khổ sở không thể là người tôn giáo được.

Cho nên nếu bạn hỏi tôi tội lỗi là gì – chỉ có một tội lỗi: mang khổ sở là kẻ tội lỗi. Mang hạnh phúc, cực kì hạnh phúc, là trở thành thánh nhân. Để tôn giáo của bạn dạy cho bạn cách hát và cách nhảy múa và cách sung sướng trong cuộc sống. Để tôn giáo của bạn là tôn giáo khẳng định, tôn giáo nói có, tôn giáo của hạnh phúc, vui vẻ, phúc lạc. Vứt tất cả những cái vô nghĩa bạn đã từng mang hàng thế kỉ – cái đã làm què quặt toàn thể nhân loại. Nó đã làm mọi người xấu thế và bất hạnh thế và khổ sở thế. Và nó hấp dẫn chỉ những kẻ bệnh hoạn – những người muốn tự hành hạ mình; nó cho họ cái cớ.

Tự hành hạ bản thân mình hay hành hạ người khác, cả hai đều bệnh hoạn – chính ý tưởng hành hạ. Ai đó là một Adolf Hitler, người đó hành hạ người khác; ai đó là một Mahatma Gandhi, người tự hành hạ mình. Cả hai đều trong cùng một con thuyền – có thể đứng quay lưng lại nhau, nhưng đứng trong cùng một con thuyền. Niềm vui của Adolf Hitler là trong việc hành hạ người khác, niềm vui của Mahatma Gandhi là trong việc tự hành hạ mình, nhưng cả hai đều bạo hành. Logic là một – niềm vui của họ phụ thuộc vào việc hành hạ. Chiều hướng của họ khác nhau, nhưng chiều hướng không phải là vấn đề, tâm trí họ có cùng thái độ: hành hạ. Bạn kính trọng người tự hành hạ mình bởi vì bạn không hiểu logic của nó. Adolf Hitler bị lên án trên khắp thế giới còn Gandhi được tôn thờ trên khắp thế giới, và tôi đơn giản bị phân vân. Sao điều đó lại có thể được? – bởi vì logic là một. Gandhi nói, “Đừng ăn gì để thưởng thức. Việc thưởng thức không nên được phép. Ăn là nghĩa vụ, không phải như niềm vui. Ăn bởi vì người ta phải sống, có vậy thôi.” Ông ấy rút niềm vui của việc ăn về thế giới công việc bình thường: “Đừng ăn như chơi.” Nhớ là con vật ăn theo cách đó đấy. Chúng ăn chỉ để ăn, chỉ để tồn tại, để sống còn. Bạn đã bao giờ thấy con vật nào tận hưởng thức ăn không? Chẳng chút nào. Chúng không có ăn tiệc và tiệc tùng, và chúng không ca hát và nhảy múa. Chỉ con người mới làm cho việc ăn thành bữa tiệc lớn.

Và thái độ này là vậy đối với các việc khác. Gandhi nói, “Làm tình chỉ nếu ông muốn có con, bằng không thì đừng bao giờ. Để tình yêu chỉ là sinh học. Việc ăn chỉ nên để sống còn và yêu chỉ nên để duy trì giống nòi. Đừng bao giờ làm yêu thành trò vui.”

Đó là điều con vật làm. Bạn có nhìn con chó làm tình không? Nhìn vào mặt nó, bạn sẽ không thấy niềm vui nào… một loại nghĩa vụ. Nó phải làm điều đó, cái gì đó ép buộc từ bên trong – thôi thúc sinh học. Và khoảnh khắc nó đã làm tình xong, nó quên luôn người yêu, nó đi đường nó, nó chẳng bao giờ nói lời cám ơn. Xong rồi, công việc đã được làm! Chỉ con người mới làm tình cho vui. Đó là chỗ con người cao hơn con vật – chỉ con người mới làm tình cho vui; chỉ vì niềm vui của nó, chỉ vì cái đẹp của nó, chỉ vì âm nhạc và thơ ca của nó.

Đó là lí do tại sao tôi nói thuốc ngừa thai lại là một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất trên thế giới bởi vì nó đã làm thay đổi toàn bộ khái niệm về yêu. Bây giờ người ta có thể yêu chỉ vì niềm vui. Không có nhu cầu dưới sự nô lệ sinh học, không có nhu cầu làm tình chỉ khi bạn muốn có con. Bây giờ dục và yêu là hoàn toàn được tách biệt. Thuốc ngừa thai đã làm cuộc cách mạng lớn lao nhất: bây giờ dục là dục và yêu là yêu. Dục là khi nó mang tính sinh học; yêu là khi nó đơn giản là âm nhạc hay của sự gặp gỡ hai thân thể, nhận chìm lẫn nhau, biến mất vào trong nhau, mất đi vào trong nhau, rơi vào một chiều hướng nhịp điệu hoàn toàn mới, hài hoà… một kinh nghiệm cực thích. Không có vấn đề con cái, không có đẩy kéo sinh học, không có gì. Bây giờ hành động này trong bản thân nó là đẹp, không còn là phương tiện hướng tới mục đích nào – đó là khác biệt. Công việc là khi nó là phương tiện hướng tới đích nào đó. Chơi đùa là khi mục đích và phương tiện là cùng nhau. Chơi đùa là khi bản thân phương tiện là mục đích – không có mục đích khác cho nó.

Ăn vì niềm vui của nó, thế thì bạn là con người, một sinh linh cao hơn. Yêu vì niềm vui của yêu, thế thì bạn là sinh linh cao hơn. Nghe vì niềm vui của việc nghe và bạn sẽ thoát khỏi giới hạn của bản năng.

Cái đẹp và xấu vật lí là không thật quan trọng mấy. Điều thực là cái bên trong. Tôi có thể dạy bạn cách để đẹp từ bên trong, và đó mới là cái đẹp thực. Một khi nó có đó, hình dạng vật lí của bạn chẳng thành vấn đề mấy. Mắt bạn sẽ bắt đầu ánh lên với niềm vui; khuôn mặt bạn sẽ có tia sáng, niềm vinh quang. Hình dạng sẽ trở thành phi vật chất. Khi cái gì đó bắt đầu tuôn chảy từ bên trong bạn, sự duyên dáng nào đó, thế thì hình dạng bên ngoài bị đẩy sang bên. Một cách tương đối nó mất đi mọi ý nghĩa: đừng lo nghĩ về điều đó.

Tôi không chống lại hạnh phúc, tôi ủng hộ tất cả cho nó. Tôi là người theo chủ nghĩa hưởng lạc, và đây là hiểu biết của tôi: rằng tất cả những người tâm linh vĩ đại của thế giới bao giờ cũng là những người hưởng lạc. Nếu ai đó không phải là người hưởng lạc và giả vờ là người tâm linh, người đó không phải là tâm linh – thế thì người đó là người thần kinh không ổn định. Bởi vì hạnh phúc là chính mục đích, chính cội nguồn, chính đích của mọi thứ. Thượng đế đang tìm kiếm hạnh phúc qua bạn, trong hàng triệu hình dạng. Cho phép ngài có mọi hạnh phúc đang có thể có và giúp ngài đi tới những đỉnh cao hơn, đạt tới chỗ cao hơn, của hạnh phúc. Thế thì bạn mang tính tôn giáo, và thế thì ngôi đền của bạn sẽ trở thành chỗ của lễ hội và nhà thờ của bạn sẽ không buồn và xấu thế, ảm đạm thế, chết thế, tựa nghĩa địa. Thế thì sẽ có tiếng cười và sẽ có bài ca và sẽ có điệu vũ và sẽ có niềm hân hoan lớn lao.

Tôn giáo bản chất không là gì ngoài niềm vui. Cho nên bất kì cái gì cho bạn niềm vui đều đức hạnh; bất kì cái gì làm cho bạn buồn, bất hạnh, khổ sở đều là tội lỗi. Để điều đó là tiêu chuẩn.

Và tôi không cho các qui tắc cứng nhắc bởi vì tôi biết cách tâm trí con người vận hành. Một khi qui tắc cứng nhắc được đưa ra, bạn quên mất nhận biết và bạn bắt đầu tuân theo qui tắc cứng nhắc. Qui tắc cứng nhắc không phải là vấn đề – bạn có thể theo qui tắc và bạn sẽ không bao giờ trưởng thành.

Nghe vài giai thoại đây:

Benny về nhà thấy bếp bừa bộn bát đĩa vỡ. “Có chuyện gì vậy?” anh ta hỏi vợ.

“Có cái gì sai với sách dạy nấu ăn này”, cô ấy giải thích. “Nó nói rằng một cái cốc cũ không có quai sẽ được dùng để đo – và em mất mười một lần cố gắng làm cho quai rời ra mà không làm vỡ cốc.”

Bây giờ nếu sách dạy nấu ăn nói điều đó, điều đó phải được làm. Tâm trí con người ngu xuẩn – nhớ điều đó. Một khi bạn có qui tắc cứng nhắc, bạn theo nó.

Đám đông đến gặp anh chàng quan trọng, và điều anh chàng quan trọng này nói, đã diễn ra. Chuông vang lên và người phục vụ bước ra để kiểm soát cửa. Anh ta liếc nhìn qua khe hở trong khung, và, nhận ra một vị khách, ra hiệu cho vị khách lùi lại.

“Để ô của ông ngoài cửa “, người phục vụ bảo vị khách.

“Tôi có ô đâu “, vị khách trả lời.

“Thế thì về nhà lấy ô đi. Ông chủ bảo tôi mọi người phải để ô ở cửa. Bằng không thì tôi không cho ông vào đâu.”

Qui tắc là qui tắc.

Đó là cuộc săn đuổi vô vọng nhưng chiếc xe cảnh sát sắp đuổi kịp bọn cướp nhà băng thì bỗng nhiên nó thình lình đổi hướng rẽ vào cây xăng, từ điểm đó viên cảnh sát lái xe điện về cho sếp của mình.

“Bắt được chúng nó chưa?” sếp kích động hỏi. “Chúng may đấy “, viên cảnh sát đáp. “Chúng tôi đã khép lại khoảng cách, chỉ còn nửa dặm nữa thôi, thì tôi để ý xe đã đi được năm trăm dặm và chúng tôi phải dừng lại để thay dầu.”‘

Bạn có thể làm gì khi dầu phải được thay sau mỗi năm trăm dặm và năm trăm dặm đã tới? Bạn phải thay dầu trước.

Tôi chưa bao giờ cho bạn qui tắc cứng nhắc bởi vì tôi biết cách tâm trí con người ngu xuẩn thế nào và có thể ngu xuẩn thế nào. Tôi đơn giản cho bạn cảm nhận, một cảm giác về chiều hướng. Nhận biết và sống qua nhận biết.

Tôi đã từng nghe…

Mike bảo Pat anh ta đi tới chỗ quàn người chết, và Pat tỏ ý muốn đi cùng. Trên đường đi Pat gợi ý uống một hai cốc rượu nhỏ và họ cả hai đều say khướt. Kết quả là Mike không thể nhớ được địa chỉ chỗ quàn người chết. “Nhà của bạn mày ở đâu?”, Pat hỏi.

“Tao quên mất số nhà rồi, nhưng tao chắc đây là phố đó.”

Họ bước dọc phố vài phút thì Mike liếc nhìn vào một ngôi nhà anh ta nghi chính là chỗ đó. Thế là họ loạng choạng bước vào nhưng căn phòng lại tối. Họ mở cửa và phát hiện ra phòng khách, cũng tối mò ngoại trừ ngọn lửa chập chờn của cây nến để trên chiếc piano. Họ đi tới trước cái piano, qui xuống và cầu khấn. Pat dừng đủ lâu để nhìn vào chiếc piano. “Mike”, anh ta nói, “Tao không biết bạn mày, nhưng nó chắc phải có bộ răng đẹp đấy.”

Đây là tình huống. Đây là cách con người vậy. Điều duy nhất tôi muốn cho bạn là hương vị của nhận biết. Điều đó sẽ thay đổi toàn thể cuộc sống của bạn. Đó không phải là vấn đề tạo kỉ luật cho bạn, đó là vấn đề làm cho bạn chói sáng từ bên trong.

OSHO

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN