Cần tôn trọng: ước nguyện của người sắp mất

YduocNHH 07/12/2017

CẦN TÔN TRỌNG: ƯỚC NGUYỆN CỦA NGƯỜI SẮP MẤT

Tại một số bệnh viện ở Luân Đôn - Anh quốc, khi thuyết giảng về những giây phút trước lúc lâm chung cho bệnh nhân, Đại đức Soyal Rinpoche đã lưu ý rằng: "Các bệnh viện cần tôn trọng ước nguyện của người sắp qua đời cũng như cần để cho họ được nằm yên và giữ im lặng càng nhiều càng tốt -- "' Vì giây phút lâm chung sắp đến tâm linh họ cần được mở ra. Do đó khi biết được người bệnh không thể nào qua khỏi thì tốt nhất là gở bỏ những gì gài, cắm vào cơ thể người bệnh như các dây nhợ, kim tiêm, máy đo, thuốc truyền vào cơ thể vân vân để thân thể người sắp qua đời được tự nhiên, tâm trí thanh thản.... Đồng thời người thân túc trực bên thường nói lời tốt đẹp hay cầu nguyện cho người sắp mất và săn sóc tâm linh cho họ . . .Có thế sự ra đi của họ mới mong được an bình.
Ngày thứ 49 sau khi mất rất quan trọng - vì đó là thời hạn lâu nhất mà Thân Trung ấm chuyển đi vào một kiếp đời khác (đầu thai) Giai đoạn này nên có Sư hay Linh mục hoặc bạn bè bổn đạo, khuôn hội tới đọc kinh, tụng ít kinh giúp hương linh siêu độ. Đây là việc nên làm nhất: "(Một thời điểm khác cũng rất quan trọng là hai tuần sau khi mất tức là khoảng nửa tháng, thời gian ấy nên đọc kinh, tụng kinh cầu nguyện cho hương linh được vãng sanh cực lạc hay thiên đường tùy theo tôn giáo họ.
Trong hai thời điểm ấy nếu thân nhân làm việc nhân đức thiện nguyện bố thí với ý hướng làm thay người mới qua đời cũng phần nào giúp lợi lạc cho họ về mặt tâm linh, chuyển kiếp. . .
Đối với người Tây Tạng thì việc làm phước thiện nhân danh người chết là một việc làm có ý nghĩa nhất - Đó là cách trả ơn, tỏ lòng thương mến và hổ trở người đã mất hay nhất chớ không phải cứ ủ rũ than khóc tiếc nuối sầu thương cũng chẳng ích gì. Cho vong linh người quá vãng...
 
NHẬN THỨC CỦA TA SẼ THAY ÐỔI KHI KỀ CẬN NGƯỜI SẮP QUA ÐỜI
 
Người nào đã từng ở cạnh người sắp chết họ sẽ học được thế nào là nỗi lo sợ, cô đơn của người sắp qua đời - Nếu người ở cạnh ấy cảm thấy lo sợ thì mối lo sợ đó cũng giống mối lo sợ của người đang nằm trên giường. Nhờ vậy mà những người đã từng ở cạnh kề người sắp mất như thế sẽ có được nhiều thiện tâm hơn vì chính họ cũng như đã từng trải qua giai đoạn của lúc lâm chung đó - Họ sẽ nhìn đời khác hơn và nhận chân rõ đời người hơn, xem giá trị của tâm linh cao hơn vật chất. Cô M.Ph làm việc tại một bệnh viện lớn tại Colorado Hoa Kỳ - tuy còn rất trẻ, phần hành của cô là chăm sóc an ủi những người sắp qua đời -. Cảm tưởng của cô sau gần 6 năm làm việc ở bệnh viện với độc nhất công việc đầy buồn bả này là: Tự nhiên tôi nhận thức cuộc đời có phần khác với nhận thức của bạn bè tôi cũng như anh chị em tôi - Tôi nghĩ là không nên ganh ghét, căm thù ganh tỵ bất cứ ai vì chung cuộc tất cả có lẽ cũng giống nhau về hình ảnh thường diễn ra sát bên cạnh tôi, lúc nào tôi cũng thấy những con người chân thật đầy lòng thương và đầy quyến luyến - những người sắp ra đi- Hình như hầu hết những người sắp ra đi đều bao dung vị tha.. Tại sao ta không bao dung, cởi mở, thiện tâm trong lời nói, hành động, việc làm ngay khi ta đang còn sống trên đời.
Càng ngày con người càng tin vào luật Nhân Quả - và ngay cả Khoa học cũng đang tiến dần vào việc xác nhận sự kiện nữa, riêng tôi, tôi tin vào Luật Nhân Quả . . " Albert Einstein
 
ÐIỀU NÊN TRÁNH KHI Ở CẠNH BÊN NGƯỜI SẮP MẤT
Điều quan trọng cần nói là bạn bè, người thân khi kề cận bên người sắp qua đời thì đừng bịn rịn, khóc lóc, níu kẻo người sắp mất. Nếu ta cứ tạo ra làm mối cảm thương day dứt thì người sắp qua đời sẽ đau buồn thảm khốc vô cùng khiến họ khó nhắm mắt - đó chính là điều vô cùng tai hại. Cần nhớ kỷ rằng khi gần tới phút lâm chung, họ cần phải được an ổn tâm hồn, buông xả tất cả, không còn gì vướng bận vào giai đoạn quan trọng đó.
Theo Christine Longaker thì tốt nhất là người thân phải để cho họ ra đi một cách an bình - thanh thản, tự nhiên - muốn thế, phải làm cho họ an tâm, nói với họ là mình ở lại không sao cả, không có gì phải lo cả, mọi việc sẽ ổn thoả sau khi họ mất.
Người sắp mất luôn luôn mong ước có người hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ, gần gũi họ để an ủi ân cần chăm sóc, chịu lắng nghe. Cần tránh sự sợ hãi mà không dám gần họ- Hãy mạnh dạn nắm lấy tay họ và nhất là đừng nói lời chia buồn khổ đau mà trái lại nói lời an vui giúp họ phấn chấn tinh thần. Lời an ủi ở đây không phải là nói với họ rằng họ sẽ không chết - Theo Đại đức Rinpoche thì hoặc yên lặng hoặc để họ biết là họ sắp lìa đời - Vì một khi cho họ biết sự thật, họ sẽ có thì giờ chuẩn bị dọn mình cho sự chết đến với sự can đảm chính chắn và sáng suốt hơn. Đừng để họ ra đi khi không biết trước là họ sắp mất.
Có một điều mà Đại đức Rinpoche nhắn nhủ mọi người thêm về vấn đề này là đừng bao giờ thuyết giảng giáo lý của riêng bạn cho người sắp lìa đời nhất là khi người ấy không cùng tín ngưỡng với bạn - Trái lại người thân phải khích lệ, ân cần phụ giúp họ vững tin vào những gì mà tinh thần và niềm tin của họ đã từng gắn liền. Bạn phải cố gắng tạo cho mình có được thái độ, cử chỉ và nhất là gương mặt không tỏ ra đau khổ, sợ hãi, bối rối, lo âu hoặc kinh hoàng khi đang ở bên cạnh họ - Vì những hình ảnh đó sẽ khiến cho người sắp qua đời lo sợ bất an, làm cho giây phút lâm chung của họ trở nên nặng nề, khốn khổ u buồn - Làm như vậy không phải là có lợi cho người sắp mất mà là gây sự bất lợi nếu không nói là tai hại cho người sắp qua đời.
Các vị Đạo sư Tây Tạng khuyên thân nhân vào lúc đó nên tạo sự an bình cho người sắp qua đời như sau:
Nếu họ bị những cơn đau đớn hành hạ thì ngồi gần bên họ nói với họ là: hãy cố gắng cầu nguyện rằng họ đang bị đau đớn nhưng họ cũng cầu nguyện thay cho những ai đang bị những đau đớn hành hạ như họ.
Nếu họ tỉnh táo thì khuyên họ hãy thở vào với ý nghĩ là thu vào những khổ đau của những ai từng bị đau đớn như mình. Rồi thở ra với ý nghĩ tống xuất những vi trùng, những đau đớn, những xấu xa, tội lỗi để cơ thể được thanh thoát.
Khi còn sống ta cũng thường nên tập như vậy cho quen dần...
 
SỰ BƠ VƠ ÐƠN ÐỘC CỦA NGƯỜI SẮP QUA ÐỜI
Ở các nước Âu Mỹ, phần lớn các người qua đời thường cảm thấy lạc loài bơ vơ, cô đơn - Có lẽ tập tục của người Âu Mỹ quá khác xa với người Đông phương nên người ta, ngay cả thân nhân cũng ít quan tâm tới sự tiếp cận chăm sóc về mặt tâm linh lúc người thân sắp qua đời và ngay cả trong thời gian thân xác thân nhân còn nằm ở nhà quàn. Cũng như cả những vị bác sĩ tốt nghiệp ra trường cũng chưa hề được trang bị những gì thuộc lãnh vực tâm linh - Do đó nhiều vị đã gặp những trường hợp bệnh nhân hấp hối ngay trước mắt mình với những lời mong ước cầu xin liên quan tới tâm linh. Nhưng không biết hổ trợ giúp đỡ người sắp mất trong giây phút ấy như thế nào cả..
Một nữ bác sĩ người Anh vừa mới tốt nghiệp vào làm ở một bệnh viện đã chạm trán ngay một trường hợp khó xử - Cô tới trước một bệnh nhân - một ông già sắp chết - một ông già cô độc - ông này không có bà con bạn bè nào tới thăm cả. Thấy cô ông già thều thào nói: "Khi tôi chết, cô có nghỉ là Thượng đế sẽ tha tội cho tôi không?” Người nữ Bác sĩ lúc đó cảm thấy lúng túng không biết trả lời sao.
Khi nghe người nữ bác sĩ kể lại chuyện đó, Đại đức Sogyal Rinpoche đã nói rằng: "Nếu gặp trường hợp đó, ta hãy nói với cụ già ấy rằng: Thượng Đế luôn luôn nhân từ nên ngài đã tha thứ cho cụ rồi. Còn tâm trí cụ để được thanh thản, hãy thành tâm sám hối, hãy tha thứ cho chính mình về những tội lỗi - nếu có - mà mình đã gây ra lúc còn sống. Ngoài ra cụ hãy tha thứ cho những ai đã từng làm cụ đau khổ và sám hối nhận lỗi những gì mà mình đã từng sai lầm hay làm tổn hại họ. Sám hối và tha thứ là hai yếu tố giúp ích cho bất cứ người nào khi ở vào phút lâm chung..
Theo các Lạt Ma Tây Tạng thì dù người sắp lìa đời đã tạo nhiều ác nghiệp, nhưng lúc sắp mất, họ tỏ ra ân hận, hối tiếc, ăn năn sám hối, mong cầu sự tha thứ thì chắc chắn sẽ phần nào chuyển hoá được nghiệp xấu. Điều luôn luôn cần lưu ý là người sắp qua đời sẽ ra đi một mình nên phút tiễn đưa cần có thân nhân bè bạn để lúc qua đời khỏi cảm thấy bơ vơ lạc lỏng. Vì thế sự lẻ loi đơn độc là điều bất hạnh nhất của người sắp mất.
 
NGƯỜI SẮP LÌA ÐỜI VỚI ÐỨC TIN CỦA HỌ
Tất cả chúng ta, khi đọc sách này vào đoạn này, ta hãy tưởng tượng rồi có ngày ta cũng như thế thì cái ao ước về sự an lạc tâm hồn khi ra đi cũng là điều mà ta mong ước.
Đại sư Dudjom Rinpoche đã nói: "Đừng bao giờ bỏ người sắp qua đời - ở phút lâm chung nằm một mình cả. Ở cạnh họ, hòa cả thiện tâm của mình vào với họ lúc ấy chính là giúp họ an tâm vững tiến vào thế giới khác mà không lo lắng sợ hãi ở cạnh họ vào cái giây phút quan .trọng nhất ấy với lời thành tâm cầu nguyện cho họ là điều cực kỳ quý giá .. .” Nếu người sắp mất tin vào Chúa Jesus thì hãy nguyện cầu Chúa Kitô hãy thương xót và giúp đở họ. Nếu họ là một tín đồ Phật giáo thì hãy cầu nguyện Phật A Di Đà, Phật Quan âm cứu độ họ. Chính sự cầu nguyện các đấng này mà vào phút lâm chung, người sắt qua đời sẽ được yên tâm hơn khi họ cảm thấy như có.đấng tối cao ở bên cạnh mình.
Theo Đại Đức Rinpoche thì: Nếu người sắp mất là một tín đồ Thiên Chúa Giáo và bạn là tín đồ Phật giáo thì khi bạn cầu nguyện, hãy hướng tới Phật - vì Phật hay Chúa cũng đều mang lại lòng từ bi bác ái cứu độ cả - chẳng có gì phân biệt. Chỉ có điều là vào giây phút đó, bạn đừng bao giờ truyền giảng đức tin của ban cho người sắp mất khi ho khác niềm tin với bạn. Các bậc thầy nổi danh xứ Tây Tạng đều từng dạy các môn đệ rằng: Hãy để tâm luôn được thanh tịnh và an lạc - Đừng để sự khổ đau, giận, ghét oán hờn bám díu vào - Hãy để tâm mình hòa cùng với tâm của đấng tối cao. Với tâm thức trong sáng ấy, sẽ dẫn dắt người chết đi vào cõi thanh cao, không bị lầm lạc chọn lầm đường vào 6 cõi bất an của lục đạo là 6 nẻo luân hồi.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN