Cạo gió

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Cạo gió: là phương pháp chữa bệnh dân gian có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường.

      Mặc dù hiện nay y học hiện đại vô cùng phát triển nhưng cạo gió trị bệnh vẫn được thịnh hành vì rất an toàn, thao tác đơn giản và ưu điểm là có bệnh thì khỏi bệnh không có bệnh thì người thêm khoẻ. Đặc biệt là những nơi xa các trung tâm y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió trị bệnh là biện pháp vô cùng hữu hiệu. Đông y gọi cảm gió là trúng gió. Phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất là dựa vào sức đề kháng của hệ thống miễn dịch bản thân người bệnh, cho nên khi bị cảm phương pháp chính là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn có ít mỡ để rút ngắn thời gian bị bệnh. Cạo gió cũng là một phương pháp tốt để làm thuyên giảm bệnh và rút ngắn thời gian bị bệnh.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng cảm cúm là do sức đề kháng của cơ thể yếu không chịu được sự thay đổi của khí hậu, chướng khí xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông trên da và đường hô hấp gây nên ác hàn phát nhiệt, đau đầu, xổ mũi, toàn thân đau nhức mỏi mệt. Phương pháp trị bệnh chủ yếu là trừ chướng khí từ bên ngoài.

      Cạo gió thường cạo các bộ phận chính trên cơ thể như: Ở lưng cạo hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng, dọc theo xương sống nửa thân trên; ở tay cạo dọc cánh tay mặt theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay. Thông qua cạo gió có thể giải hàn, giảm nhiệt, thuyên giảm bệnh. Nếu người bệnh có ho và ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực.

Kiến thức cơ bản để cạo gió

1. Cách cạo

- Phương hướng: Theo hướng một chiều từ trên xuống dưới.
- Dùng lực: ở cánh tay và ngực dùng lực nhẹ, ở lưng có thể hơi mạnh nhưng cũng nên căn cứ vào tình hình cụ thể, đặc biệt là sức chịu đựng của người bệnh mà quyết định dùng lực mạnh yếu.
- Giới chất để bôi lên da khi cạo là dầu gió, hay các loại dầu vẫn thường bôi để trị cảm gió.
- Sau khi cạo gió nên uống nhiều nước nóng, có thể đắp chăn để ra mồ hôi.

2. Dụng cụ dùng để cạo

Bất cứ vật gì có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẫn nhụi như lược, thìa canh, miệng chén… Hiện nay sử dụng rộng rãi là cái cạo gió làm bằng sừng trâu vì bản thân sừng trâu là một vị thuốc Đông y có khả năng phát tán chướng khí và thông khí huyết.

3. Trình tự và phương pháp cạo

Khi cạo gió người bệnh để lộ da chỗ cần cạo. Người cạo bôi dầu lên mặt da người bệnh, tay cầm vật cạo để góc 90 hoặc 45 tiến hành cạo. Cổ, lưng, bụng, chân và tay cạo từ trên xuống dưới; ngực cạo từ trong ra ngoài, chú ý dùng lực đều và miết dài. Mỗi bộ phận cạo khoảng từ 3 đến 5 phút sẽ thấy nổi vết đỏ tím. Nhiều nhất cũng không nên cạo quá 10 phút, cũng không nên dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Cạo xong chỗ này mới cạo sang chỗ khác, lần cạo sau cách lần cạo trước từ 3 đến 6 ngày để vết cạo lần trước kịp tan đi.

4. Các điều chú ý khi cạo

- Khi cạo tránh chỗ gió lạnh, mùa đông chú ý giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người bệnh.
- Sau khi nổi vết cạo trong khoảng 30 phút cấm tắm rửa bằng nước lạnh.
- Cạo xong người bệnh nên uống một cốc nước nóng (có pha thêm chút muối thì càng tốt).
- Phải khử trùng vật cạo trước và sau khi cạo.
- Cấm cạo chỗ có vết lở loét, phần bụng người có thai, mà da có độ mẫn cảm quá cao, người có bệnh khó đông máu, có các bệnh về da.

5. các đồ dùng để cạo gió :

Cảm là trạng thái con người nhiễm các khí độc qua "da". Gió độc thấm vào cơ thể qua da tại các "lỗ chân lông". Các khí đó hầu hết là hợp chất của lưu huỳnh. Khi đánh bằng Ag có 2 tác dụng:
- Ag tác dụng với các khí của S tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen. Ag và Hg là 2 kim loại phản ứng dễ dàng với S (do tạo thành hợp chất rất rất khó tan - đặc biệt là Hg). Khi lượng khí độc được loại bỏ (bằng cách dùng Ag) thì cơ thể phục hồi trở lại.
- Ag có tác dụng diệt khuẩn. Chẳng thế mà từ thời thượng cổ người ta đã biết dùng các đồ bằng Ag như bát, đũa ... để đựng thức ăn. 
- Dùng lòng trắng trứng có tác dụng: Khi đánh cảm, các lỗ chân lông giãn ra (do cọ sát). Khi đó cơ thể dễ bị khí độc xâm nhập hơn. Do đó dùng lòng trắng trứng để bịt các lỗ chân lông lại, ngăn không cho khí tiếp tục vào cơ thể kim loại.

Bạn luộc chín 1 quả trứng gà sau đó bóc bỏ vỏ, rồi tách đôi lòng trắng, bỏ lòng đỏ ra để ăn sau khi đã đánh gió.

Lấy 1 khăn mùi xoa ( Khăn mỏng) đặt 1 nửa lòng trắng trứng lên ( Nếu có thì cho thêm 1 ít tóc rối, 1 ít gừng tươi đã bóc vỏ và đập dập nát )

Sau đó đặt đồng bạc lên trên ( Có thể dùng các đồ trang sức bằng bạc như dây bạc, vòng bạc ...thay cho đồng bạc cũng được)

Rồi úp nửa lòng trắng còn lại lên trên cùng rồi túm lại ở phía trên để cầm bằng tay, nhúng chìm tất cả trong nước vvừa luộc trứng cho nóng đều lên

Sau đó lấy ra, vắt chặt đuôi khăn cho hết nước và bắt đầu miết lần lượt từ trên đầu xuôi xuống gáy, lưng, bụng và tứ chi.

Khi thấy giảm nóng thì lại ngâm tiếp như trên. Đánh 1 lúc mở ra lấy đồng bạc xem nếu bạn bị cảm nắng sẽ thấy đồng bạc có ánh vàng đỏ, nếu cảm gió sẽ thấy màu đen xám, nếu bạn khỏe thì đồng bạc hầu như không đổi màu đâu.

Bạn dùng ít tro bếp cọ nhẹ ( hoặc cọ vào gót chân), đồng bạc sẽ sáng trở lại và lại tiếp tục đánh gió như trên,

Lưu ý là phải đánh gió theo thứ tự xong phần đầu mới xuống lưng, xong lưng rồi đến bụng, xong bụng đến 2 tay và cuối cùng là 2 chân, Luôn đánh 1 chiều từ trên xuôi xuống, không miết theo chiều ngược lên ! Đánh gió xong thì bạn sẽ ăn phần lòng đỏ trứng gà để giữ dạ !

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864