-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
I. Khái niệm
Đặc điểm của bệnh này là da vàng, bụng to, thậm chí ngực bụng nổi gân xanh, chân phù. Người xưa căn cứ vào bệnh nay mà chia làm nhiều loại gồm thuỷ cổ, khí cổ, huyết cổ, trùng cổ. . . Nhưng chủ yếu có 3 loại là Khí, Huyết, Thuỷ . trong ba loại đó có cái là chính có cái là phụ nhưng đều có quan hệ với nhau không đơn độc. Về YHHĐ chứng này có thể có trong nhiều bệnh khác nhau như xơ gan, bụng nước sóng vỗ, kết hạch, viêm phúc mạc. . .
về nguyên nhân bệnh lý thì bệnh này chủ yếu là do can tỳ bị tổn thương. Có thể chia làm 4 nguyên nhân chính như sau
1. Do tình chí không thoải mái làm can uất, can uất thì khí trệ, khí trệ thì huyết mạch không lưu thông dẫn đến huyết ứ ở can lạc, làm cho can mất chức năng sơ tiết ảnh hưởng đến sự vận hoá của tỳ vị dẫn đến thuỷ thấp đình lưu, lâu ngày không chuyển hoá trở ngại trung tiêu, làm cho can tỳ chịu bệnh, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thận, làm cho tiểu tiện không được bài tiết, gây thành cổ trướng
2. Do uống rượu quá nhiều, ăn uống không điều độ làm tổn thương đến tỳ vị khiến chức năng vận hoá của tỳ vị bị kém. Trọc khí dồn tụ lại làm cho trong đục lẫn lộn khí huyết uất trệ, sự điều đạt của can kém, thận khí không hoá được nên bài tiết giảm, thuỷ trọc dồn lại dần dần thành cổ trướng
3. Do giun và sự cảm nhiễm đường máu, điều trị không kịp thời lâu ngày ảnh hưởng đến can tỳ, mạch lạc bị ứ tắc sự thăng giáng thất thường, trong đục lẫn lộn, tích trệ dồn lại thành cổ trướng
4. Do hoàng đản và tích tụ lâu ngày, ở hoàng đản thì thấp nhiệt nung nấu tổn thương can tỳ, khí huyết ngưng trệ dần dần thành cổ trướng. ở tích tụ thì khí uất đờm ngưng lâu ngày thành khối làm khí cơ bị úng trệ thuỷ thấp đình tụ lại thành cổ trướng
Tóm lại có nhiều nhân tố khác nhau làm cho can, tỳ, vị bị tổn thương thành bệnh. Hoặc do can khí uất trệ, mạch lạc úng tắc thành ứ tích, hoặc do chứng năng vận hoá cúat tỳ vị kém, thuỷ thấp không đưa xuống được, chất chứa ở trong ngày càng nhiều ảnh hưởng đến tỳ vị rồi đến thận làm cho thận hư khí hoá không tốt, thuỷ trọc không xuống bàng quang và tiết ra ngoài được đình tụ ngày càng nhiều can tỳ thận càng tổn thương, chính khí ngày càng suy yếu dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng
II chứng trị
Trong biện chứng luận trị và trị liệu khái quát bệnh này có hai loại chính là thực trướng và hư trướng, khi mới phát, chính khí còn thực thì chữa ngọn là chính như hành khí tiêu tích trục thuỷ, phá ứ để tiêu trướng. nếu các chứng thực đã tiêu, chính khí hư đồng thời phải dưỡng can, kiện tỳ, bổ thận làm gốc. Nếu bệnh lâu, tạng phủ và chính khí đã bị tổn thương, bị tà khí ủng trệ thì gốc là hư, ngọn là thực, điều trị phải bổ chính công tà, tiêu bản cùng trị
A. Thực trướng
1. Khí độc thấp trở
Triệu chứng: Bụng to căng, ấn mềm, sườn buồn đầy tức hoặc đau nhói, ăn ít chậm tiêu, sau khi ăn ậm ạch khó chịu, đầy hơi, ợ hơi, đại tiện nhão, rặn khó hoặc đi vặt, Tiểu tiện ngắn ít, rêu trắng nhợt, mạch huyền
Phân tích: Bụng to căng ấn mềm là khí độc thấp trọc tích tụ bên trong, còn các triệu chứng khác là do can tỳ hư tổn bất hoà
Pháp: Sơ can lý khí, hành thấp tiêu trướng
Phương : Sài hồ sơ can tán hợp với bài bình vị tán gia giảm
Bình vị Sài hồ sơ can |
X truật |
6-12 |
Trích thảo |
4 |
Hậu phác |
4-12 |
|
Cổ trướng khí độc thấp trở |
Xuyên khung |
8 |
SàI hồ |
8 |
Bạch thược |
12 |
|
Trần bì |
4-12 |
|
|
Hương phụ |
8 |
Chỉ sác |
8 |
Tiểu tiện ít gia: Sa tiền, Trư linh, Trạch tả.
Bụng căng đầy gia Mộc hương, binh lang,
Hàn thấp nặng đại tiện lỏng gia: Phụ tử, Can khương.
Nếu thấp nhiệt nặng, buồn nóng, Tiểu tiện vàng giắt, miệng khô, gia: Sơn chi, Đại hoàng
Bài 2 : Phân tiêu thang
2. (Thấp) nhiệt uất huyết ứ
Bụng to căng chắc nặng thì nổi gân xanh, hông sườn đau nhói, mắt vàng, mặt vàng xám, miệng khô, môi đỏ, buồn nóng, tiểu tiện vàng giắt, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ, rêu dầy, mạch huyền sác. Bệnh lâu nhiệt làm can thận âm hư thì mặt đen xạm
Phân tích: Thấp nhiệt ủng kết, khí trệ thuỷ đình nên bụng to căng, lại hợp với huyết ứ nên bụng căng mà chắc, nổi gân xanh. Còn các chứng khác là do thấp nhiệt uất kêt gây ra
Pháp: Thanh nhiệt lợi thuỷ hoạt huyết hoá ứ
Phương: Nhân trần cao thang hợp với hoá ứ thang. Nếu thể trạng khá có thể dùgn các bài trục thuỷ như thập táo thang sau đó từ từ kèm thuốc bổ
Qui đầu |
|
Xích thược |
|
Đan bì |
|
||
Đào nhân |
|
Hồng hoa |
|
Đan sâm |
|
Sơn giáp |
|
Bạch truật |
|
Trạch tả |
|
Thanh bì |
|
Mẫu lệ |
|
Nhân trần cao thang |
Nhân trần |
12-24 |
Sơn chi |
8-16 |
đại hoàng |
4-8 |
B. Hư trướng
1. Âm hư thấp nhiệt
Triệu chứng: Sắc mặt vàng tối, người gầy, miệng khô môi đỏ, nặng thì bụng ngực nổi gân xanh. chảy máu cam, chảy máu chân răng, cổ trướng to, chân phù, sốt hâm hấp hoặt sốt cao, phiền táo, miệng họng khô, lợm giọng, tiểu tiện đỏ ít, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác
Pháp: Tư âm lợi thấp, lương huyết hoá ứ
Đan bì |
10 |
Bạch linh |
10 |
Trạch tả |
10 |
||
Thục địa |
12 |
Hoài sơn |
12 |
Sơn thù |
15 |
Phục linh |
8 |
Bạch truật |
12 |
Qui đầu |
8 |
Địa cốt bì |
12 |
Mao căn |
20 |
Chi tử |
8 |
Hậu phác |
6 |
Sa sâm |
12 |
Thạch hộc |
10 |
Sa tiền |
12 |
Trần bì |
6 |
|
|
|
|
Châm cứu : Đối với gan xơ to thận du, hành gian, trung đô, can du khâu khư, âm lăng tuyền, lãi câu, quang minh
Bệnh cổ trướng Có chứng này thì bụng to và rắn đầy, bụng sườn đau dội, sắc mặt vàng úa, chất lưỡi tía, rêu vàng nhớt, mạch huyền sác. Nguyên nhân do thấp nhiệt uất kết, khí trệ nước ứ đọng, can và Tỳ đều tổn thương, bệnh liên luỵ đến huyết phận, thấp với nhiệt làm nghẽn trở gây nên.
Phép trị: Thanh nhiệt lợi thuỷ, hoạt huyết hoá ứ.
Bài thuốc: Nhân trần cao thang (Thương hàn luận) hợp với Hoá ban thang (Nghiệm phương) gia giảm
2. Âm hư huyết ứ
Triệu chứng: Bụng to căng chắc, người gầy, nặng thì nổi gân xanh khắp vùng bụng ngực, mặt vàng xám, miệng khô môi đỏ, buồn bực, chân răng có khi chảy máu hoặc máu cam, Tiểu tiện vàng ngắn rắt, lưỡi đỏ khô, mạch huyền sác
Phân tích: Bụng to căng chắc, nổi gân xanh là do huyết ứ, các chứng còn lại là do âm hư
Pháp: tư âm trục ứ
Dùng bài Nhất quán tiễn hợp với bài Cách hạ trục ứ thang
Cách hạ trục ứ thang |
Ngũ linh chi |
12( |
Qui |
12 |
Xuyên khung |
8 |
|
Đào nhân |
12 |
Đan bì |
8-12 |
Xích thược |
10 |
ô dược |
6-8 |
Huyền hồ |
4-6 |
Cam thảo |
6-12q |
Hương phụ |
6-8 |
Hồng hoa |
6-10 |
Chỉ sác |
8 |
|
|
|
|
|
|
Nhất quán tiễn |
Sa sâm |
12 |
Đương qui |
12 |
Kỉ tử |
12-24 |
|
Mạch môn |
12 |
Sinh địa |
14-60 |
Xuyên luyện tử |
6 |
|
|
Nếu nóng trong nhiều miệng khô môi đỏ gia: Huyền sâm, Thạch hộc.
Sốt về chiều gia: Sài hồ, Địa cốt bì
Tiểu tiện ít gia: Trư linh, Hoạt thạch,
Chảy máu gia Tiên hạc thảo, Mao căn
3. Tỳ thận dương hư;
Triệu chứng: Bụng to căng đầy nặng về chiều tối. Mệt mỏi ăn kém, bụng trướng, chân phù, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, sợ lạnh, sắc mặt vàng, xanh nhợt. Lưỡi nhạt hoặc bệu, rêu mỏng, mạch trầm tế
Nguyên nhân vì Tỳ Dương hư thì thổ không chế thuỷ mà thuỷ tràn lan. Thận Dương hư thì thuỷ không có chủ mà không chịu lưu hành tạo nên cổ trướng.
Thận khí hoàn (Tế sinh phương) gia giảm hợp với
Ngũ linh tán (Thương hàn luận gia giảm)
Ngũ linh tán |
Trư linh |
12-18 |
Trạch tả |
12-20 |
Bạch linh |
12-18 |
|
Quế chi |
4-8 |
B truật |
12-18 |
|
|
|
|
4. Thuỷ khí tương kết
Triệu chứng: Cổ trướng nhanh, không nằm được, tiểu tiện ít đại tiện không thông, mạch huyền sác
Phương pháp chữa:
Công hạ trục thuỷ
Bài thuốc: Thập táo thang
(chú ý theo rõi mạch, huyết áp truỵ mạch do mất nước và điện giải quá nhiều)