Dược vật và cách phân loại

YduocNHH 07/12/2017

Cây cỏ để ăn, cây cỏ có độc, cây cỏ làm thuốc một ranh giới khó phân biệt rõ ràng, vì tuỳ theo cơ thể mà chiụ được liều cao hay thấp, tuỳ theo khí hậu, đất đai hoạt chất có ít hay nhiều mà tăng hay giảm độ độc đối với cơ thể.

Theo kinh nghiệm tích luỹ từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng cây cỏ dẫn đến việc phân loại cây cỏ, nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó lại thành hệ thống, làm một quy luật dự đoán cho những cây cỏ mà người chưa biết đến.

Mỗi sự phân loại đều dựa trên quy luật chung. Ðược thịnh hành trong thời kỳ tiến hành phân loại và tất nhiên sẽ được bỏ qua sau đó với sự phát triển của khoa học.

Ðiểm qua các cách phân loại được vật từ trước đến nay, có thể có mấy cách sau đây:     

a) Phân theo các học thuyết âm dương, ngũ hành và bát pháp.

b) Phân theo dược lý đông dương.

c) Phân theo đặc điểm thực vật, dược liệu.

d) Phân theo dược lý trị liệu kết hợp Ðông - Tây y.

I - PHÂN THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH, BÁT PHÁP:

1. Phân theo thuyết âm dương: Thuốc chia thành phần:

Âm dược: Có tính trầm, giáng lạnh, mát, mặn, chua, đắng để trị dương chứng.

Dương dược: Có tính phù, thăng, nóng, ấm, nhạt, cay, ngọt, để trị âm chứng.

2. Phân theo thuyết ngũ hành:

Người xưa có đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành một rồi vận dụng tính chất đó trong điều trị và tìm thuốc theo bảng tóm tắt dưới đây:

NGŨ HÀNH

MỘC

HOẢ

THỔ

KIM

THUỶ

Màu sắc

Mùi vị

Tác dụng lên ngũ tạng

Tác dụng lên lục phủ

Xanh

Chua

Can

Ðởm

Ðỏ

đắng

Tâm

Tiểu trường

Vàng

Ngọt

Tỳ

Vị

Trắng

Cay

Phế

Ðại trường

Ðen

Mặn

Thận

Bàng quang

 

 Trên cơ sở quy nạp theo bảng trên đây, sự phân loại các vị thuốc được giải thích  như sau:

- Về màu sắc của cây thuốc, người ta cho rằng những vị thuốc màu xanh đi vào can, màu đỏ trị huyết, trị tâm, màu vàng trị tiêu hoá, màu trắng trị phế, màu đen trị thận. Nhưng đó cũng là kinh nghiệm giản đơn, có cái đúng cũng có cái khó vận dụng.

- Về mùi vị thì được Ðông y rất chú trọng, coi đó là một chỉ tiêu dược lý cần phải lưu ý, thông qua vị giác mà nhận thấy.

. Vị cay: Có tác dụng chữa các bệnh thuộc phần biểu, làm ra mồ hôi, chữa khí huyết ngừng trệ, làm tán phong hàn ( Tiá tô, kinh giới ) làm giảm đau, chống co thắt, làm hoạt huyết, tiêu ứ ( Xuyên khung, Bạch chỉ ).

. Vị ngọt: Có tác dụng bổ dưỡng, để chữa các chứng hư ( Thục điạ, Mạnh môn ) làm bớt độc tính của thuốc hay giải độc cơ thể ( Cam thảo ), hào hoãn cơn đau ( Mạch nha, mật ong ), nhất là cơn đau dạ dày.

. Vị đắng: Có tác dụng chỉ tả vào táo thấp ( làm giảm tiết xuất ), dùng trong  chứng  thấp nhiệt ( Hoàng đằng, Hoàng liên ).

. Vị chua: Có tác dụng thu liểm, cố sáp ( chống tiết xuất làm khô ) Ðể chữa chứng ra mồ hôi, cố tinh, sáp - niệu ( Ngũ bội tử, Ômai ).

. Vị mặn: làm mềm các chất ứ động, táo kiết ở ruột ( Mang tiêu, muối ) làm tẩy xổ.

. Vị đạm: ( không vị ) Ý Dĩ , Hoạt thạch có tác dụng lợi niệu.

. Theo cảm giác của người bệnh mà xác định tính năng của thuốc.

. Uống vào thấy lạnh là thuốc hàn, thấy nóng gọi là thuốc nhiệt, thấy ấm gọi là thuốc ôn, thấy mát gọi là lương.

            Ngoài ra, bệnh nhân còn có 4 cảm giác khi uống thuốc vào, và căn cứ vào nó để xác định tính năng cuả thuốc đó là: Thăng đi lên, giáng đi xuống, phù là phát tán ra bên ngoài, trầm là thấm lại vào bên trong và xuống dưới.

            3. Phân theo bát pháp:

            Ở một mức độ tiến bộ hơn, thuốc được phân loại theo 8 tác dụng chủ yếu: thường được sử dụng trong 8 cách điều trị bệnh gọi là bát pháp:

- Thuốc hản: có tác dụng giải biểu làm cho ra mồ hôi và còn được chia làm hai nhóm nhỏ: Tân ôn giải biểu - Tân lương giải biểu.

- Thuốc thanh: có tác dụng làm mát mỗi khi có chứng sốt do viêm nhiễm, được chia làm ba nhóm: 

           -  Thanh nhiệt tả hoả 

           -  Thanh nhiệt giải  độc

           -  Thanh nhiệt lương huyết.

- Thuốc ôn: được sử dụng trong các chứng: Lạnh ở tỳ vị, lạnh do suy sụp tuần hoàn.

- Thuốc tiêu: Ðược sử dụng trong các chứng có cục, có hòn nổi lên khác thường, là những loại thuốc tiêu viêm, tiêu ứ, tiêu đạo, hoá tích.

- Thuốc thổ: những loại thuốc làm cho nôn mữa để tống tháo các chất trong dạ dày.

- Thuốc hạ: có tác dụng tẩy xổ, được sử dụng trong các chứng táo bón.

- Thuốc hoà: để diều hoà nóng, lạnh, thường gặp trong các cơ thể sốt rét lâm sàng hoặc bệnh bán biểu bán lý.

- Thuốc bổ: dùng để bồi bổ cơ thể, có 4 loại bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương.

II - PHÂN THEO DƯỢC LÝ CỔ TRUYỀN ÐÔNG PHƯƠNG:

1. Phân theo Thần nông Bản thảo:

Thần Nông Bản Thảo ghi chép được 365 vị thuốc, do kinh nghiệm sử dụng, được phân làm ba loại chủ yếu tuỳ theo độc tính:

- Thuốc thượng phẩm: các dược liệu có tác dụng mà không có độc.

- Thuốc trung phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng cũng không có độc.

- Thuốc hạ phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng rất độc.

2. Phân theo tác dụng dược lý: ( lôi công bào chế ).

Người ta chia các vị thuốc ra làm 10 loại chủ yếu:

- Thuốc bổ: các dược liệu chữa suy yếu.

- Thuốc tuyên: chữa ngăn, uất.

- Thuốc thông: chữa ứ, trệ

- Thông tiết: chữa chưng bế

- Thuốc kinh: chữa các chứng thực

- Thuốc trọng: chữa chứng khiếp sợ, bất an.

- Thuốc sáp: chữa chứng thoát, lỏng.

- Thuốc hoạt: chữa chứng táo, kết.

- Thuốc táo: chữa chứng ẩm thấp.

- Thuốc thấp: chữa chứng khô táo.

3. Phân theo nguồn gốc dược liệu: ( Lý Thời trân - nhà minh ) chia dược ra làm 16 bộ:

- Bộ thuỷ                    - Bộ Hoả                 - Bộ Thổ                  - Bộ Kim

- Bộ thạch                  - Bộ Thảo                - Bộ Mộc                 - Bộ Cốc

- Bộ Thái                    - Bộ Quả                 - Bộ Phụ                  - Bộ Trùng

- Bộ Giới                    - Bộ Lân                  - Bộ Cầm                - Bộ Thú

Mỗi Bộ Chia Làm Nhiều Loại Như Bộ Thảo:

- Sơn Thảo ( Cỏ Ở Núi )                           - Hương Thảo ( Cỏ Mùi Thơm )

- Thấp Thảo ( Cỏ Nơi Ẩm Thấp )                - Ðộc Thảo ( Cỏ Có Ðộc )

- Mạn Thảo ( Cỏ Mọc Leo )                        - Thuỷ Thảo ( Cỏ Mọc Dưới Nước )

- Thạch Thảo ( Cỏ Mọc Trên Ðá )               - Thái ( Rêu ).

- Tạp Thảo ( Cỏ Mọc Linh Tinh ).

4. Phân loại theo dược lý trị liệu: ( Tuệ tỉnh Thiền sư )

Tuệ Tỉnh đã xây dựng bản thảo thuốc nam gồm 500 vị, phân loại vừa theo tính dược, vừa theo nguồn dược liệu.

VD: Thuốc giải cảm cho ra mồ hôi.

Bạc hà là loại cỏ mọc hoang vị cay tính ấm.

Ngoài ra, Tuệ Tỉnh còn sắp xếp 222 loại dược liệu nguồn động vật, thực vật để làm thức ăn, trị bệnh bao gồm:

- Loại Ngũ Cốc Và Hạt                    - Loại Củ

- Loại Rau                                     - Loại Quả

- Loại Cỏ May                                - Loại Chim Trời

- Loại Chim Nước                          - Loại Thú

- Loại Cá                                       - Các Loại Khác Như: Ếch, Nhái, Cóc.

III - PHÂN THEO ÐẶC ÐIỂM THỰC VẬT DƯỢC LIỆU:

Ngày nay theo Sự tiến triển của ngành hoá học, thực vật, cây cỏ làm thuốc được xếp theo họ thực vật, kết hợp với thành phần hợp chất, có tính sinh học chủ yếu có chứa trong từng loại.

VD:   Họ ngũ gia bì ( Araliaceae ) chưá nhiều Saponin.

Họ á phiện ( papa veraceae ) chứa nhiều Ancaloit.

Hoạt tính sinh học của một cây là do thành phần hoạt chất mà nó có, vì thế ngày nay tính chất dược lý và thành phần hoá học của cây thuốc không thể tách rời nhau.

Mỗi hoạt chất có tính chất dược lý riêng, trong một cây có khi lại có nhiều hoạt chất, ở tỷ lệ khác nhau, do đó mà tác dụng không giống nhau, nếu như dùng cây toàn phần. Từ đó người ta chủ trương triết lấy hoạt chất để dễ có một tác dụng hằng định, sử dụng dễ dàng trong lâm sàng tuỳ theo liều lượng yêu cầu. Tác dụng dược lý theo thành phần hoạt chất trên khắp thế giới, làm cho việc sử dụng cây cỏ làm thuốc có cơ sở khoa học hơn. 

Ðại khái có một số hoạt chất căn bản như sau:

- Ancaloit                       - Glucozit                     - Flamonzit               - Cumarin

- Acid Nhân Thơm          - Anthraglucozit             - Tanin

- Saponin                       - Tinh Dầu                    - Dầu Béo                 - Vitamin

Ngày nay nhiều nước sử dụng dưới dạng hoạt chất toàn phần không đi vào hoạt chất trích ly tinh khiết để đở tốn kém, nhưng cũng cho phép định lượng được dễ dàng, vì đã loại bỏ được những thành phần khác không cần thiết.

Nhưng cũng có một số tác giả chủ trương ly trích hoạt chất tinh khiết có hàm lượng cao để sử dụng, còn đối với các hoạt chất có hàm lượng thấp nhưng hoạt tính sinh học cao. Người ta hy vọng nghiên cứu cấu trúc hoá học của hoạt chất để tổng hợp hoặc bán tổng hợp.

Tuy thế, vẫn còn nhiều người ưa chuộng, dùng cây cỏ toàn phần, dùng tươi hoặc khô, dưới dạng sắc, dạng trà.

IV - PHÂN THEO DƯỢC LÝ TRỊ LIỆU:

Ðây là cách phân chia theo tính dược, theo kinh nghiệm cổ truyền đã được xác minh phần nào trên cơ sở khoa học về dược lý, hoá học, xếp theo yêu cầu điều trị hiện nay, làm thành từng nhóm gần giống như thuốc Tây y như: thuốc hạ nhiệt, thuốc tẩy xổ, thuốc nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long đờm .. để tiện cho Cán bộ Tây y sử dụng cây cỏ làm thuốc theo yêu cầu dược lý trị liệu hiện nay.