-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)
Gai đôi cột sống dịch từ chữ spina bifida tiếng latin nghĩa là cột sống bị tách đôi (split spine). Đây là dị tật bẩm sinh từ lúc sinh do trong qua trình hình thành từ bào thai ống thần kinh (neural tube) không đóng hoàn toàn và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn.
Bạn có thể hình dung như thế này cho dễ hiểu: để hình thành phần dây sống (spinal cord) có 1 tấm thần kinh sẽ cuộn tròn lại như bạn cuốn 1 cuốn bò bía vậy, tuy nhiên vì bạn cuốn dở quá nên cuốn bị hở, phần xương bao bên ngoài cũng bị cuốn dở như vậy nên cột sống không được đóng kín. điều này sẽ làm cho màng bao quanh dây sống lòi ra ngoài theo chỗ hở này khi đó gọi là thoát vị màng não (meningocele).
Gai đôi cột sống chia làm ba loại: gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta) gai đôi có nang (spina bifida cystica) và thoát vị màng não. Vị trí hay gặp là ở vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Dạng gai đôi có nang là có ý nghĩa nhất vì dẫn tới mất chức năng 1 phần cơ thể của người bị và cho dù có mổ để đóng lại thì cũng không cải thiện chức năng của dây sống.
Hiện nay, người ta cho rằng tỉ lệ bị gai đôi cột sống ở bào thai có thể giảm tới 70% khi người mẹ được cho uống acid folic bổ sung trước khi có thai.
Tỉ lệ bị gai đôi cột sống khá cao, khoảng 1-2 trẻ sơ sinh bị trên 1000 trẻ được sinh ra. Tỉ lệ này có khác nhau tuỳ theo dân tộc và vùng địa lý.
Biểu hiện bệnh rất thay đổi tuỳ thuộc loại nào, có loại nặng thì bệnh nhân có thể bị liệt, mất cảm giác, không kiểm soát được đường ruột và bàng quang, vẹo cột sống.
Loại ẩn là loại nhẹ, loại này “cuốn bò bía” không bị hở mà chỉ có phần xương không đóng kín thôi, lỗ cột sống cũng nhỏ nên dây sống không trồi ra ngoài được. Rất nhiều người bị nhưng không thấy triệu chứng gì cả.
Cũng có người bị triệu chứng thần kinh ở chân và bàng quang do dây sống bị kẹt bên dưới phần cột sống bị hở trong quá trình phát triển của cột sống. Hồi cứu có hệ thống các nghiên cứu bằng X quang cho thấy không có sự liên quan giữa đau lưng và gai đôi cột sống, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy gai đôi cột sống không phải là hoàn toàn vô hại.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, một nghiên cứu khác cho thấy gai đôi có thúc đẩy chuyện bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm rằng không phải cứ 100% người bị gai đôi là bị đau lưng và thoát vị đĩa đệm đâu.
Điều trị :
Trường hợp không có rối loạn thần kinh thì không phải điều trị gì cả. Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi "cái gai" đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về điều trị bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm non-steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
Một số phương pháp điều trị hỗ trợ gồm:
Châm cứu, vật lý trị liệu giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng.
Tập thể dục đều đặn, tránh những môn thể thao nặng mà cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga cũng được xem là một phương pháp điều trị vận động giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.
Lưu ý phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần calcium vào máu.
Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên ta cũng nên biết việc lấy gai đi không có nghĩa bệnh sẽ hết vĩnh viễn mà chỉ là khỏi tạm thời vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.
Như vậy, để phòng ngừa cũng như hạn chế tối đa các triệu chứng khi bị gai cột sống, cần tránh tăng trọng lượng cơ thể quá mức, nói chung là tránh cho cơ thể phải chịu đựng một khối lượng lớn; Tập các môn thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ... nhằm giúp các cơ vận động tốt, tránh co cứng cơ, teo cơ