-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)
HUYỆT ÂM CỐC
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở hõm nếp nhượng chân, giống hình cái hang = cốc, lại ở mặt trong chân (mặt phía trong =
Âm), vì vậy gọi là Âm Cốc.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Thận.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .
+ Nơi xuất phát kinh Biệt Thận.
Vị Trí:
Ngồi thõng chân hoặc hơi co gối để nổi gân lên, huyệt ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, sau lồi cầu
trong xương chầy, trong khe của gân cơ bán gân (gân chắc, nho?) và gân cơ bán mạc (gân mềm, lớn
hơn, nằm ở trên).
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa gân cơ bán gân và gân cơ bán mạc, đầu trên cơ sinh đôi trong, khe khớp nhượng
chân.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác Dụng:
Trừ thấp, thông tiểu, tư Thận, thanh nhiệt, sơ tiết quyết khí, lợi hạ tiêu.
Chủ Trị:
Trị khớp gối viêm, mặt trong khớp gối sưng đau, vùng bụng dưới đau, tiểu gắt, tiểu buốt, băng lậu, liệt
dương, thoát vị.