Khản tiếng

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Đại Cương Trạng thái âm thanh không phát ra được   như bình thường còn gọi là khản tiếng, mất giọng Mất tiếng thường do bệnh ngoại cảm     nhưng cũng có thể là bệnh nội thương do tạng   phủ   suy nhược. Sách ‘Trực Chỉ Phương’ viết: "Phế là cửa ngõ của ...

Đại Cương

Trạng thái âm thanh không phát ra được   như bình thường còn gọi là khản tiếng, mất giọng

Mất tiếng thường do bệnh ngoại cảm     nhưng cũng có thể là bệnh nội thương do tạng   phủ   suy nhược. Sách ‘Trực Chỉ Phương’ viết: "Phế là cửa ngõ của thanh âm, Thận là gốc của thanh âm ".

Như vậy tắt hay là mất giọng có liên quan đến Phế và Thận.

 Nguyên nhân:

+ Ngoại Cảm Phong Hàn làm Phế lạc bị bế tắc sinh nhiệt, sinh đờm, làm cho Phế khí mất tuyên thông nên nói không ra tiếng.

Sách ‘Y Học Tâm Ngộ’ cho rằng: “Chuông đặc không kêu mà chuông bể cũng rè tiếng ".

+ Nhiệt Tà Bế Phế: Phong nhiệt độc bên ngoài xâm nhập vào qua miệng, mũi, làm tổn thương Phế, Phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ủng trệ ở họng, khí huyết bị ủng trệ, kèm cảm lục dâm bên ngoài. Hoặc do ăn uống thức ăn cay nóng quá, hoả bốc lên làm tổn thương Phế khí, gây nên mất tiếng.

+ Phế Táo, Tân Dịch Khô Háo Hoặc Thận Âm Hư không nhuận được Phế sinh ra mất tiếng.

+ Do Tình Chí Bị Uất Ức: thiên ‘Ưu Khuể Vô Ngôn’ (Linh Khu 69) viết:”Con người mỗi khi có việc lo sợ và tức giận một cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh”.

+ Bị Bệnh Lâu Ngày, Hư Yếu: Âm thanh phát ra do ở Phế mà gốc ở Thận. Tỳ là nguồn của khí, Thận là gốc của khí. Thận tinh mạnh, Phế Tỳ thịnh thì âm thanh sẽ rõ. Nếu do lao nhọc quá sức, bệnh lâu ngày, Phế Thận âm bị suy, âm hư sẽ sinh nội nhiệt, đờm hoả bốc lên, nhiệt nung nấu họng sẽ gây nên mất tiếng

Ngoài ra, do nói to, nói nhiều làm hao Phế khí, bệnh vùng hầu họng cũng ảnh hưởng đến phát âm.

Điều trị:

Theo y học cổ truyền thì bệnh mới mắc phần lớn là chứng thực, bệnh lâu ngày thường là chứng hư.

Chứng Thực

1. Ngoại cảm phong hàn:

Triệu chứng: Cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Hoãn.

Điều trị: Sơ tán phong hàn.

Phương thuốc: Dùng bài Tiểu Kiến Trung Thang gia giảm.

Tiểu kiến trung thang

Quế chi

6-8

Bạch thược

12-16

Trích thảo

3-6

Sinh khương

8-12

Táo

4q

Đường phèn

20-40

 

 

Trường hợp nhẹ kèm hàn đờm, dùng bài Hạnh Tô Tán để ôn tán phong hàn, tuyên Phế, khai âm.

2. Phế nhiệt:

Triệu chứng: Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.

Điều trị: . Trừ phong, thanh Phế.

Phương thuốc: Dùng bài Cát Cánh Thang gia giảm.

Cát căn thang

Cát căn

4

Ma hoàng

3

Quế chi

2

Bạch thược

2

Trích thảo

2

Sinh khương

2

Táo

12q

3. Đờm nhiệt:

Triệu chứng: Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh Phế, hoá đờm, lợi yết.

Phương thuốc: Dùng bài: Thanh Yết Ninh Phế Thang gia giảm.

 Hạnh nhân

 

Cát cánh

 

Tiền hồ

 

Tang bì

 

Tri mẫu

 

Hoàng cầm

 

Chi tử

 

Ngưu bàng

 

Thuyền thoái

 

Bối mẫu

 

Cam thảo

 

Qua lâu

 

4. Đờm trệ:

Triệu chứng: Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt.

Điều trị: hoá đờm, khai âm.

Phương thuốc: Dùng bài Thanh Yết Ninh Phế Thang:

 Cam thảo

 

Tang bì

 

Tri mẫu

 

Hoàng cầm

 

Chi tử

 

Tiền hồ

 

Bối mẫu

 

Cát cánh

 

Ngực đầy khó chịu thêm Uất kim, Chỉ xác để khoan hung, lợi khí.

Tiếng ho nặng thêm Hạnh nhân, Đông qua nhân, Qua lâu để tuyên Phế, hoá đờm (Trung Y Cương Mục).

Nếu thuộc loại hàn đờm dùng Bài Tô Tử Giáng Khí Thang

 Nhục quế

 

Tô tử

 

Quất hồng

 

Bán hạ

 

Qui đầu

 

Tiền hồ

 

Hậu phác

 

Sinh khương

 

Chứng hư

1. Phế âm hư:

Triệu chứng: Nói giọng khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ Sác.

Điều trị: Thanh Phế, tư âm.

Phương thuốc: Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang gia giảm.

 

Tang diệp

 

Hồ Ma nhân

 

Mạch môn

 

Thạch cao

 

A giao

 

Tỳ bà diệp

 

Hạnh nhân

 

Nhân sâm

 

Cam thảo

 

 

 

 

 

2.Thận âm hư:

Triệu chứng: Họng khô giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch Tế, Sác, Nhược.

Điều trị: Tư bổ Thận âm.

Phương thuốc: Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn.

 

Sinh địa

 

Đan bì

 

Trạch tả

 

Mạch môn

 

Ngũ vị

 

Phục linh

 

Hoài sơn

 

Sơn thù

 

 

 

 

 

 

 

3.Uất nộ khí nghịch:

Triệu chứng: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch Huyền.

Điều trị: Sơ Can giải uất, giáng nghịch, khải bế.

Phương thuốc: Dùng bài Tiểu Giáng Khí Thang:

 

Tô tử

 

Ô dược

 

Trần bì

 

Bạch thược

 

Sinh khương

 

Táo

 

Cam thảo

 

Nếu noãn khí không giải thêm Hậu phác (hoa), Cát cánh, Trầm hương

 Trong họng như có vướng vật gì thêm Hậu phác (hoa), Lục ngạc mai

Ngực, sườn đầy trướng thêm Sài hồ, Uất kim, Lộ lộ thông

 Can uất hoá hoả thấy trong họng khô thêm Long đởm thảo, Thanh đại, Nhân trần đẻ thanh Can, tả hoả (Trung Y Cương Mục).

Trường hợp do nói to khàn giọng thì chỉ cần dùng quả Lười ươi (Bàng đại hải) hãm nước sôi ngậm uống như nước trà sẽ khỏi.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864