Khớp lệch

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Căn cứ vào vị trí sai của chỏm xương, đầu xương, ta có những trường hợp sai khớp: lên trên, xuống dưới, ra ngoài, vào trong, ra trước, ra sau. Còn căn cứ vào thời gian xảy ra trật khớp, ta có những trường hợp: trật khớp mới, trật khớp cũ, và trật khớp tái diễn (hay còn gọi là trật khớp quen lệ). ...

Căn cứ vào vị trí sai của chỏm xương, đầu xương, ta có những trường hợp sai khớp: lên trên, xuống dưới, ra ngoài, vào trong, ra trước, ra sau. Còn căn cứ vào thời gian xảy ra trật khớp, ta có những trường hợp: trật khớp mới, trật khớp cũ, và trật khớp tái diễn (hay còn gọi là trật khớp quen lệ).

Trật khớp không phải chỉ có vận động dẫn đến chấn thương tạo nên trật khớp chấn thương, mà lại có trường hợp trật khớp bệnh lý (nghĩa là trật khớp xảy ra trong quá trình bệnh ở khớp) và trật khớp bẩm sinh (nghĩa là trật khớp xảy ra trong quá trình hình thành bào thai).

NHỮNG VỊ TRÍ HAY XẢY RA TRẬT KHỚP:

1.Khớp xương hàm dưới: xương hàm dưới bị trẹo qua một bên.

2.Khớp xương cổ: trẹo chỗ khớp xương trụ cổ và xương đầu.

3.Xương sống: cụp, trẹo đốt xương sống.

4.Xương vai: trật khớp chỗ hai khớp xương đai vai và xương cánh tay.

5.Xương cánh tay: xương hoằng cốt cánh tay và vai bị trật ra.

6.Cùi chỏ: trật hai khớp cánh tay và xương ống tay chỗ nối tiếp nhau ở cùi chỏ.

7.Xương cườm tay: xương ống tay và bàn tay trật ra.

8.Đốt xương ngón tay: trật giữa các đốt xương.

9.Xương Bàn Tọa: trật ở khớp xương đùi và đai hông.

10.Đầu gối: xương bánh chè đầu gối bị lật lại hay trật ra.

11.Mắt cá: chỗ khớp xương ống chân và bàn chân trẹo ra ngoài.

12.Trật khớp xương bàn chân, ngón chân, gót chân.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP:

Trước hết, phải nói rằng phương pháp điều trị trật khớp theo Đông y võ thuật chỉ áp dụng hiệu quả cho những trường hợp trật khớp mới, nghĩa là việc trật khớp vừa mới xảy ra trong thời gian một hoặc hai tuần lễ trở lại. Còn những trường hợp trật khớp cũ (nghĩa là việc trật khớp xảy ra quá lâu) và trật khớp tái diễn (tức là việc trật khớp đã xảy ra nhiều lần cùng một vị trí) thì khi điều trị bằng phương pháp của Đông y võ thuật sẽ gặp một vài khó khăn lớn là: bệnh nhân bị đau đớn dữ dội, do vết thương đã thành sẹo chắc, ổ khớp đã lấp đầy tổ chức xơ sợi. Trong hai trường hợp vừa kể này thì điều trị trật khớp bằng phương pháp Tây y sẽ hiệu quả hơn.

Phương pháp điều trị trật khớp theo Đông y võ thuật có nhiều cách khác nhau, tùy theo kinh nghiệm của từng y sư, nhưng cũng không ngoài nguyên tắc chính là làm thế nào để đưa  được ổ khớp bị trật ra liền lại, ăn khớp với nhau nguyên trạng, giúp bệnh nhân lành hẳn, không thành tật.

Trước hết, phải dùng tay mằn mò nơi bị trật (tức mạc pháp) để biết vị trí khớp xương bị trật theo hướng nào. Sau đó. Xoa bóp nhè nhẹ (án ma pháp) xung quanh chỗ bị thương khoảng năm, sáu phút, để làm cho huyết mạch được lưu thông và cơ gân bớt căng trương. Rồi bất thình lình dùng sức nhấc, kéo, đẩy (đồ đoan pháp) cho xương bị trật được sụp trở vào ăn khớp lại, lúc đó có nghe tiếng “cụp” vang lên trong khớp nơi bị trật, nghĩa là khớp xương đã phục hồi lại. Nếu khớp đã vào thật đúng nguyên vị thì bệnh tình sẽ thuyên giảm thấy rõ, kết quả ngay, không cần dùng cây bó như trường hợp gãy xương, mà chỉ cần tiếp tục dùng thuốc xoa bóp hay cao dán, rồi băng lại hoặc dùng băng treo giữ cho vững. Sau đó, mỗi ngày cứ tiếp tục xoa bóp với các loại thuốc đặc trị. Tránh không nên lay động mạnh, ngừa trường hợp tái phát mà trở nên trật khớp cũ rồi trở thành trật khớp quen lệ đâm ra khó điều trị.

1.ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP XƯƠNG HÀM DƯỚI:

a) Tình trạng trật khớp:

Hàm dưới thường bị trật, trẹo, sai khớp do há miệng rộng quá hoặc do bị thương va chạm mạnh bị trẹo qua một bên. Có khi trật xuống, tức là hàm dưới trật khớp hàm trên. Tất cả trường hợp đều do làm miệng há ra hay ngậm lại rất khó khăn, việc ăn uống, nói năng sẽ gặp nhiều trở ngại.

b) Cách điều trị:

Trước hết cần nắn bóp nhè nhẹ chỗ khớp bị thương, xoa nắn cơ nhai cho mềm dịu, rồi tùy bệnh trạng mà ấn vào trong hay đẩy ra ngoài, nghe một tiếng “cụp” vang lên nơi khớp bị trật tức là đã ăn khớp lại rồi, răng môi bấy giờ đã hợp lại nguyên trạng. Sau đó dùng thuốc hay cao dán rồi băng lại.

Để bệnh nhân ngồi ngay, một người giúp ngồi phía sau lưng bệnh nhân, hai tay của người giúp này giữ hai bên xương chẫm cốt, cườm tay ấn chỗ sau cổ bệnh nhân. Cần lưu ý là các ngón tay của người giúp cần nắm cho vững, không lay động. Người điều trị dùng hai tay ấn hai ngón cái vào miệng bệnh nhân, để nhận định khớp hàm bên trái hay bên phải, còn tám ngón tay còn lại nắm chắc phía dưới hàm dưới, rồi bất thình lình, người điều trị dùng sức mạnh đẩy mạnh xuống và nhanh chóng giật mạnh lên nghe một tiếng “cụp” vang lên, nghĩa là hai khớp đã liền lại như cũ.

·        Cách điều trị trật khớp trẹo bên ngoài:

Để bệnh nhân ngồi ngay, một người giúp ngồi phía sau lưng bệnh nhân dùng hai tay kẹp giữ chắc đầu bệnh nhân không cho lay động. Người trị bệnh hai tay cầm chỗ xương hàm hai bên gò má, chận chỗ khớp hai hàm răng (khớp giáp xa), rồi cũng tùy bệnh trạng, dùng sức đẩy mạnh xuống một cách bất thình lình rồi đưa nhanh lên, nghe trong khớp nơi bị trật vang lên một tiếng “cụp” tức là khớp đã trở lại nguyên trạng.

2. ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP CỔ:

a) Tình trạng trật khớp:

Xương cổ thứ nhất là xương chống nối với xương đầu, đốt thứ nhì là xương trụ dùng làm trục quay của đầu. Bệnh nhân bị trật khớp xương cổ là trật chỗ khớp xương thứ nhì này. Nhiều khi, các trường hợp va chạm quá mạnh xảy ra trật khớp cổ làm nạn nhân hôn mê, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp nhẹ khác đều có thể điều trị được: đầu gục xuống (do trật thoát hẳn ra), cổ thẳng đau, cổ bị trẹo qua một bên sinh đau nhức, không cử động được.

b) Cách điều trị:


1.Người điều trị dùng thủ pháp án ma nắn bóp chỗ bị thương rồi ấn nhè nhẹ. Rồi bất thình lình dùng thủ pháp phùng ấn bưng nhấc đầu bệnh nhân lên sửa cho ngay lại, nghe vang một tiếng “cụp” từ nơi bị trẹo tức là khớp xương cổ đã trở lại nguyên vị. Sau đó xoa bóp với thuốc đặc trị.

2.Để bệnh nhân ngồi ngay, một người giúp giữ hai bên vai. Người điều trị đứng ngay lưng, tay trái nắm kẹp xương cổ (hổ khẩu tay ép chỗ xương cổ), đầu ngón tay cái ấn mạnh chỗ xương chẩm cốt sau đầu, tay mặt đỡ hàm dưới, hai tay trước sau làm thành vòng dưới cổ hàm. Đoạn người trị dùng tay trái nhấc mạnh từ dưới lên, tay mặt cũng từ dưới cất lên một lượt với tay trái, lúc đó bảo bệnh nhân xoay mặt qua trái qua phải ba lần. Người điều trị dùng sức nhất mạnh lần nữa rồi để xuống cho ngay thẳng cái đầu là đúng khớp.

3.Nguời điều trị dùng hai tay bợ hai bên cằm nạn nhân, đoạn xoay qua xoay lại nhè nhẹ nhiều lần, rối bất thình lình dùng một bên tay đẩy mạnh cằm qua phía tay kia, nghe vang lên một tiếng “cụp” là xương đã trở lại khớp nguyên vị rồi.

KHÍ HƯ PHỤ NỮ

Khí hư là danh từ chuyên môn chỉ chất dịch tiết ra ở bộ phận sinh dục phụ nữ khi có bệnh, thường do viêm nhiễm gây ra. Cũng có khi khí hư không phải do viêm nhiễm như trong trường hợp lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cơ tử cung. Rất nhiều người do không phân biệt được khí hư và dịch tiết bình thường nên cứ cho là mình có bệnh, thậm chí còn nghe theo lời người không có chuyên môn, mua thuốc tự uống. Để phân biệt, chị cần lưu ý:

- Từ tuổi dậy thì trở đi, bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ có thể tiết dịch mỗi khi có kích thích tình dục. Vào những ngày sắp hành kinh, âm đạo cũng có nhiều dịch được tiết ra từ cổ tử cung. Đó là những dịch sinh lý bình thường, không phải là khí hư.

- Khí hư là chất dịch bệnh lý nên được bài tiết liên tục, hằng ngày. Tổn thương bệnh lý càng nặng thì khí hư càng nhiều và càng liên tục. Khí hư chỉ hết khi thương tổn bệnh lý đã được điều trị khỏi. Nó có thể đặc hay loãng, có nhiều màu sắc khác nhau (vàng, trắng, xám, nâu hoặc đỏ hồng do lẫn máu). Đặc biệt, khí hư do bất kỳ nguyên nhân viêm nhiễm nào (do vi khuẩn, ký sinh trùng hay do nấm) cũng đều ít nhiều có mùi khó chịu. Ở phụ nữ chưa có quan hệ tình dục, tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục và mắc các bệnh phụ khoa gây khí hư là rất thấp.

Trường hợp của chị, do không có sự thăm khám nên không thể khẳng định là chị có bị bệnh hay không. Chị có thể dựa vào những đặc điểm nêu trên để tự phân tích hoặc đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế. Việc khám phụ khoa không ảnh hưởng gì đến chuyện con cái sau này đâu

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864