Kinh nguyệt không mãn

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Đại Cương Đàn bà sau tuổi 49 thường kinh nguyệt sẽ hết, có một số người qua 49 tuổi kinh vẫn còn, vẫn đúng kỳ, không thấy bệnh gì khác thường cũng không phải hiện tượng bệnh lý. Nếu qua 49 tuổi kinh còn dây dưa hoặc lúc có lúc không, hoặc đă hết rồi lại có, đó là dấu hiệu bệnh lý, gọi là chứng Ki...

Đại Cương

Đàn bà sau tuổi 49 thường kinh nguyệt sẽ hết, có một số người qua 49 tuổi kinh vẫn còn, vẫn đúng kỳ, không thấy bệnh gì khác thường cũng không phải hiện tượng bệnh lý.

Nếu qua 49 tuổi kinh còn dây dưa hoặc lúc có lúc không, hoặc đă hết rồi lại có, đó là dấu hiệu bệnh lý, gọi là chứng Kinh nguyệt không mãn

Tương đương chứng Niêm Mạc Tử Cung Quá Sản của YHHĐ.

Còn gọi là Niên Lão Kinh Thủy Phục Hành.

Nguyên Nhân

Do kinh mạch bị suy yếu vì lớn tuổi, mệt nhọc quá sức, tính tình vui giận thất thường, lại cảm phải tà khí bên ngoài xâm nhập vào gây nên.

Phụ nữ tuổi 49 trở lên, Thận khí hư yếu, kinh nguyệt kiệt, mạch Thái xung suy giảm, địa đạo không thông vì vậy kinh nguyệt hết. Nếu cơ thể vốn bị khí và âm hư, tà khí phục sẵn bên trong, làm cho mạch Xung Nhâm không vững thì sẽ gây nên bệnh. Thường thấy dưới dạng Khí hư, Âm hư, Huyết hư, Huyết nhiệt và Huyết ứ.

+ Khí Hư: Cơ thể vốn suy yếu lại lao nhọc quá sức làm tổn thương trung khí, khí bị hư, mạch Xung Nhâm không vững, huyết không được sơ nhiếp gây nên kinh nguyệt hết rồi lại có.

+ Âm Hư: Lập gia đình sớm, sinh đẻ sớm, âm huyết bị suy kiệt, lại kèm sinh hoạt tình dục không điều độ làm ảnh hưởng đến thận tinh, hoặc người lớn tuổi ưu tư lo nghĩ quá làm hao tổn doanh huyết, âm hư thì sinh nội nhiệt, ảnh hưởng đến mạch Nhâm, Xung, huyết sẽ bị đi bậy gây nên kinh nguyệt không dứt.

+ Huyết Nhiệt: Cơ thể vốn có dương thịnh hoặc ăn những thức ăn cay, nóng, táo nhiệt uất lại ở bên trong hoặc cảm nhiệt ta hoặc giận dữ làm cho Can hỏa động, hỏa nhiệt làm tổn thương mạch Xung, Nhâm, huyết sẽ đi bậy gây nên kinh nguyệt lúc hết lúc có.

+ Huyết Ứ: Phụ nữ lớn tuổi, vốn bị hư yếu, khí huyết vận hành không thoải mái lại kèm nội thương do tình chí gây nên, Can khí bị uất kết, khí trệ, huyết ngưng, ngưng lại ở mạch Xung, Nhâm, huyết mới đi không đúng gây nên bệnh.

Điều Trị

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và trạng thái bệnh để trị.

Điều trị

1. Khí Hư: Kinh nguyệt lâu ngày không dứt, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, không có sức, kém ăn, mạch Nhược.

Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, cố nhiếp.

Phương thuốc: Dùng bài Bổ trung ích khí thang (Tế Sinh Phương)

 

Đẳng sâm

16

Hoàng kỳ

20

Chích thảo

4

Thăng ma

4-6

Qui đầu

12

Sài hồ

6-10

Bạch truật

12

Trần Bì

4-6

 

 

 

 

 

 

. Bổ khí dưỡng huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết.

Phương thuốc: Dùng bài An Lão Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa)

 

Nhân sâm

 

Hoàng kỳ

 

Bạch truật

 

Qui đầu

 

Thục địa

 

Sơn thù

 

A giao

 

Kinh giới

 

Hương phụ

 

Mộc nhĩ

 

Cam thảo

 

Kinh giới (sao đen), Mộc nhĩ (tro), ức chế mầu đỏ, tăng tác dụng cầm máu

2. Chứng khí uất: Kinh nguyệt không dứt, hay thở dài, dễ tức giận, hông sườn đau, mạch Huyền.

Điều trị: Sơ Can, giải uất, cố nhiếp.

Phương thuốc: Dùng bài Tiêu Dao Tán.

Kinh nguyệt không dứt khí uất

Sài hồ

12

Bạch truật

12

Bạch thược

12

Qui đầu

12

Trần Bì

8

Trích thảo

6

Sinh khương

12

Bạc hà

 

Bạch linh

12

 

 

 

 

3.Chứng Hư Hàn: Kinh nguyệt không dứt, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu lỏng, mạch Trầm Trì.

Điều trị: Ôn bào cung, tán hàn, cố nhiếp.

Phương thuốc: Dùng bài Tục Đoạn Hoàn ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’

 

Tục đoạn

40

Qui đầu

40

Hoàng kỳ

40

Ô tặc cốt

40

Ngũ vị

40

Cam thảo

40

Long cốt

40

Xích thạch chi

40

Thục địa

40

Địa du

20

Ngải diệp

30

Phụ tử

30

Can khương

30

Xuyên khung

30

 

 

Tán bột, trộn với mật, làm thành viên to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, với rượu nóng.

4. Chứng Âm Hư: Tự nhiên tắt kinh khoảng 2 năm hoặc hơn rồi lại thấy, kinh ra nhiều, mầu đỏ tươi, ngũ tâm phiền nhiệt, gò má đỏ, đêm ngủ không yên, họng khô, miệng khô, trong âm đạo khô sít hoặc nóng rát, đau, da hoặc bên ngoài bộ phận sinh dục ngứa, táo bón, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.

Điều trị Tư âm, lương huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết.

Phương thuốc:  Huyết Dưỡng Âm Thang (Phụ Khoa Lâm Sàng Thủ Sách)

 

Sinh địa

 

Đan bì

 

Bạch thược

 

Huyền sâm

 

Hoàng bá

 

Nữ trinh tử

 

Hạn niên thảo

 

 Sinh địa, Đơn bì, Bạch thược, Huyền sâm, Hoàng bá, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo.

5.Chứng Huyết Nhiệt: Tự nhiên tắt kinh 2 năm hoặc hơn, rồi lại thấy, sắc kinh đỏ sẫm, đới hạ ra nhiều, mầu vàng có mùi hôi, lưỡi đắng, miệng khô, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, mạch Huyền Hoạt.

Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết.

Phương thuốc: Âm Tiễn (Y Tông Kim Giám)

 

Sinh địa

 

Tri mẫu

 

Hoàng bá

 

Qui bản

 

Xa nhân

 

Trích thảo

 

Mẫu lệ

 

Tây căn

 

Địa du

 

 

 

 

 

6. Chứng huyết ứ: Tự nhiên tắt kinh 2 năm hoặc hơn, rồi lại thấy,mầu kinh đỏ tối, có cục, ra nhiều ít không chừng, bụng dưới đau, không thích ấn vào, hoặc trong bụng có khối u, lưỡi tím tối, mạch Huyền Sáp hoặc Sáp có lực.

Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ,cố Xung (mạch), chỉ huyết. 

Phương thuốc: Dùng bài Đương Quy Hoàn (Thánh Tế Tổng Lục)

 

Qui đầu

 

Bạch thược

 

Ngô thù

 

Đại hoàng

 

Can khương

 

Phụ tử

 

Tế tân

 

Đan bì

 

Xuyên khung

 

Ma trùng

 

Thủy điệt

 

Hậu phác

 

Đào nhân

 

Quế chi

 

 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864