Thuốc & thuỷ - hoả chế

YduocNHH 07/12/2017

Mục đích  của phương pháp bào chế Ðông y cũng giống như mọi phương pháp bào chế khác:

- Làm cho vị thuốc tốt hơn bằng cách loại bỏ những bộ phận vô ích như: lông, vỏ, hạt, lõi rác ..

- Giảm bớt hay loại bỏ độc tính của vị thuốc hay những chất không cần thiết đối với một loại bệnh nhất định.

- Giúp cho sự bảo quản dễ dàng hơn. VD: Những loại thuốc có tinh bột cần phải hấp trước khi phơi để diệt các chất men và làm chín tinh bột.

- Nói chung phương pháp bào chế Ðông y cũng giống như tây y, nhưng có một số danh từ và cách làm hơi khác. Tuy nhiên, do không được đào tạo ở trường, lớp nên hiện nay bên cạnh cái đúng, cái hợp lý, có lẫn nhiều phương pháp phức tạp, cầu kỳ, đượm màu sắc mê tín không cần thiết.

Ta có thể phân phương pháp bào chế Ðông y theo 3 loại: dùng lữa, dùng nước phối hợp cả lửa và nước, gọi " Thuỷ hỏa chế tạo pháp ".

I - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DÙNG LƯẢ:

1. Sao: Nên sao bằng nồi đất để trợ khí của thuốc.

2. Ðoan: Cho thuốc thẳng vào lửa đốt đỏ lên để làm mất tính của nó đi.

3. Chích: Phép sao có tẩm thêm mật để thay đổi mùi vị

4. Ôỉ ( lùi ): Bọc đất sét hoặc gạo nếp để lùi vào lửa cho chín

5. Hông ( hơ ): Ðốt ở xa để tánh táo của thuốc không làm tổn thương khí

6. Bồi ( sấy ): Dùng sức nóng ở dưới gạch ngói để sấy làm tăng thêm vị khí thuốc.

7. Vi sao ( sao sơ ): Chỉ cho thuốc hơi có sức nóng, vừa ấm, dùng để nuôi thêm cái khí của thuốc.

8. Sao huỳnh ( sao vàng ): Sao cho thuốc có màu vàng để tăng thêm tính thuốc.

9. Sao thâm huỳnh ( sao cháy vàng ): Sao vàng cháy sém, để bớt tánh mảnh liệt của thuốc.

10. Mạch bì sao ( sao cám nếp ): chế bớt tánh nóng ráo của thuốc trừ thấp trệ, dẫn thuốc vào tỳ.

11. Thăng hoa: Ðể thuốc trong nồi đất trét kín rồi cho bốc khói đóng thành sương.

II - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DÙNG NƯỚC:

1. Tý ( phun ): Phun nước cho hơi ướt để bớt tánh nóng ráo của thuốc.

2. Tẩm ( ngâm ): Dùng nước đổ ngập thuốc cho lâu để lấy tánh ướt ẩm mà cải biến đi tánh thuốc.

3. Khương chế: Dùng nước gừng để tẩm thuốc có được tính ôn.

4. Tửu chế: Dùng rượu để chế giảm bớt tính hàn lạnh của thuốc, thông ứ trệ đưa sức thuốc lên.

5. Diêm chế: Dùng giấm để tẩm thuoốc đi xuống nhẹ nhàng, giáng hỏa dẫn thuốc vào thận.

6. Thổ chế: Dùng giấm để tẩm thuốc, tác dụng trấn thống dẫn thuốc vào can.

7. Ðồng tiện chế: Dùng ước tiểu trẻ em tẩm thuốc, giảm bớt tánh mảnh liệt của thuốc giáng khí, thông hạ, dẫn thuốc vào tâm.

8. Mễ cam chế: Dùng nước vo gạo để chế bớt đi tính cương, táo của thuốc.

9. Nhũ nhân chế: Chế bằng sữa người, dùng để tư nhuận trợ ấm, trợ huyết.

10. Mật chế: Dùng mật ong để chế thuốc hòa hoãn trung châu, dẫn thuốc vào tỳ.

11. Thuỷ phi: Thêm nước vào vị thuốc rồi tán ra, sau đó khuyấy lên để lắng.

12. Thuỷ bào: Cho thuốc vào nước ngâm mau, để cho mềm vỏ mà lấy vỏ hoặc bỏ lông.

III - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ PHỐI HỢP NƯỚC VÀ LỬA:

1. Chưng: Ðem chưng cách thuỷ cho thuốc chín.

2. Chữ: Nấu cho vị thuốc vào nước lã hay nước ép của vị thuốc khác, rồi đun sôi nhẹ cho thuốc chín hay chất thuốc khác ngấm vào thuốc chế.

3. Tôi: Nung đỏ vị thuốc rồi nhúng vào nước lã hay giấm hoặc nước sắc cuả vị thuốc khác.

4. Tiễn ( sắc ): Cho thuốc vào nước ấm cô đặc để chất thuốc tan vào nước.

5. Cất: Ðun lấy hơi bốc lên, để ngưng đọng thành nước.

6. Ngoài ra còn dùng đậu đen hoặc cam thảo nấu nước cho thuốc vào ngâm để giải độc.