THƯƠNG TRUẬT
Tên thuốc: Rhizoma Atractylodis
Tên khoa học: Atractylodes lancea (Thunb.); A. chinensis (DC.) Koidz; Atractylodes japonica koidz Exkitam
Bộ phận dùng: và phương pháp chế biến: Thân rễ.
Tính chất và mùi vị: Vị cay, đắng và tính ấm
Quy kinh: Vào kinh Tỳ và Vị
Tác dụng: Trừ ẩm, bổ Tỳ, trừ phong, thấp, tăng tiết mồ hôi
Chủ trị:
- Thấp trệ ở Tỳ và Vị biểu hiện như bụng đầy trướng, kém ăn, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, rêu lưỡi dính: dùng Thương truật với Hậu phác, Trần bì trong bài Bình Vị Tán
- Phong hàn thấp ứ trở biểu hiện như đau và sưng khớp gối, yếu chân: dùng Thương truật với Mộc qua, Tang chi và Độc hoạt.
- Cảm phong, hàn, thấp biểu hiện như đau và nặng các chi, nghiến răng, sốt, đau đầu và cảm giác nặng đầu: dùng Thương truật với Phòng phong và Tế tân.
- Thấp nhiệt ứ trở biểu hiện như sưng và đau gối và chân và yếu chân: dùng Thương truật với Hoàng bá và Ngưu tất trong bài Tam Diệu Hoàn.
Bào chế: đào vào mùa thu hoặc mùa xuân, tốt nhất là vào mùa thu, loại bỏ rễ xơ, rửa sạch phơi nắng, ngấm và thái thành lát mỏng. Miếng sống được rán cho đến màu hơi vàng.
Liều dùng: 5-10g