-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Từ thuốc tới thiền – 01 – định nghĩa về mạnh khỏe
07/12/2017
Từ thuốc tới thiền – 01 – định nghĩa về mạnh khỏe
Định nghĩa về mạnh khỏe
Mạnh khoẻ được ngụ ý là gì? Điều này chúng ta phải cố gắng hiểu. Thông thường, nếu chúng ta hỏi bác sĩ trị liệu định nghĩa của mạnh khoẻ là gì, người đó sẽ chỉ nói rằng mạnh khoẻ là không có ốm bệnh. Nhưng định nghĩa này là tiêu cực. Điều không may là chúng ta phải định nghĩa mạnh khoẻ dưới dạng ốm yếu. Mạnh khoẻ là điều tích cực, trạng thái tích cực. Ốm yếu là tiêu cực. Mạnh khoẻ là bản tính của chúng ta; ốm yếu là sự xâm nhập chống lại tự nhiên. Cho nên điều rất lạ là chúng ta phải định nghĩa mạnh khoẻ dưới dạng ốm yếu.
Điều chúng ta phải định nghĩa người chủ dưới dạng khách – điều này rất lạ thường. Mạnh khoẻ cùng tồn tại với chúng ta; ốm yếu thỉnh thoảng mới tới. Mạnh khoẻ đi cùng chúng ta từ lúc sinh; ốm yếu là hiện tượng bề mặt. Nhưng nếu chúng ta hỏi bác sĩ điều trị ý nghĩa của mạnh khoẻ là gì, ông ấy chỉ có thể nói rằng mạnh khoẻ hiện diện khi ốm yếu vắng mặt. Paracelsus thường nói rằng cách diễn giải này là sai – rằng khái niệm về mạnh khoẻ cần phải được định nghĩa một cách tích cực. Nhưng làm sao chúng ta có thể đi tới một định nghĩa tích cực, một cách diễn giải về khái niệm mạnh khoẻ mang tính sáng tạo được?
Paracelsus hay nói, “Chừng nào chúng tôi chưa biết trạng thái của hài hoà bên trong của bạn, chúng tôi nhiều nhất cũng chỉ có thể giải thoát bạn khỏi ốm yếu – bởi vì hài hoà bên trong của bạn là cội nguồn của mạnh khoẻ của bạn. Nhưng khi chúng tôi giải thoát bạn khỏi bệnh này, lập tức bạn sẽ mắc bệnh khác, bởi vì chẳng cái gì đã được làm đối với hài hoà bên trong của bạn. Sự kiện của vấn đề là ở chỗ chính hài hoà bên trong của bạn cần phải được hỗ trợ.”
Y học phương Tây đã coi con người như một đơn vị tách biệt – tách khỏi tự nhiên. Đó là một trong những lỗi lầm lớn nhất đã phạm phải. Con người là một phần của tự nhiên; mạnh khoẻ của người đó không là gì khác hơn việc thoải mái với tự nhiên.
Y học phương Tây lấy quan điểm máy móc về con người, cho nên bất kì ở đâu mà máy móc có thể thành công, nó thành công. Nhưng con người không phải là máy; con người là một thể thống nhất hữu cơ, và con người cần không chỉ việc chữa trị phần bị ốm. Phần ốm chỉ là triệu chứng rằng toàn bộ tổ chức đang trải qua khó khăn. Phần ốm chỉ biểu lộ ra nó bởi vì nó là chỗ yếu nhất.
Bạn chữa trị phần ốm, bạn thành công… nhưng thế rồi ở đâu đó khác bệnh lại xuất hiện. Bạn đã ngăn cản bệnh không cho nó tự biểu lộ qua phần ốm; bạn đã làm cho phần đó mạnh hơn. Nhưng bạn lại không hiểu rằng con người là một toàn thể; hoặc con người ốm hoặc con người mạnh khoẻ, không có trạng thái ở giữa hai điều này. Người đó nên được coi như một tổ chức toàn thể. Tôi sẽ nêu cho bạn vài thí dụ có thể làm rõ ràng điều này cho bạn.
Châm cứu đã được phát triển ở Trung quốc gần bẩy nghìn năm trước đây nhờ một tai nạn. Một thợ săn định giết một con hươu, nhưng khi mũi tên của người đó đang hướng tới con hươu thì người này không biết điều gì xảy ra ở giữa và mũi tên lại cắm vào chân mình. Người này đã từng bị chứng đau nửa đầu trong cả đời; khoảnh khắc mũi tên cắm vào chân người đó thì chứng đau nửa đầu biến mất. Điều này rất kì lạ. Không ai đã nghĩ về điều này theo cách đó.
Từ tai nạn đó toàn bộ ngành châm cứu đã phát triển, và phát triển thành một khoa học đầy đủ. Cho nên nếu bạn đi tới nhà châm cứu và bạn nói, “Có chuyện gì đó với mắt tôi, hay chuyện gì đó với đầu tôi, hay chuyện gì đó với gan tôi,” ông ta có thể chẳng bận tâm gì tới gan bạn, đầu bạn hay mắt bạn cả. Ông ta sẽ nghĩ về toàn bộ cơ thể; ông ta sẽ cố gắng chữa lành bạn – không chỉ phần bị ốm đó.
Châm cứu đã phát triển cách tiếp cận tới bẩy trăm huyệt, những huyệt được phát hiện trong thân thể con người. Thân thể con người là hiện tượng sinh-điện, sống. Nó có điện nào đó – do đó chúng ta gọi nó là sinh-điện. Sinh điện này có thể được đạt tới qua bẩy trăm huyệt trong thân thể, và mỗi huyệt lại liên quan tới phần nào đó của thân thể có thể ở xa hẳn nó. Đó là điều đã xảy ra trong tai nạn kia: mũi tên đã cắm vào một huyệt sinh-điện có liên hệ tới đầu, và bệnh đau nửa đầu biến mất.
Châm cứu mang tính toàn thể hơn. Khác biệt này phải được hiểu. Khi bạn coi con người như chiếc máy bạn lấy cái nhìn bộ phận về người đó. Nếu tay người đó yếu bệnh, bạn chỉ chữa tay thôi; bạn không bận tâm về toàn bộ thân thể người đó mà tay chỉ là một phần. Cái nhìn máy móc là mang tính bộ phận. Nó thành công, nhưng thành công của nó không phải là thành công thực bởi vì cùng bệnh ấy đã bị kìm nén trong tay bởi thuốc, giải phẫu hay những thứ khác, lại bắt đầu bầy tỏ bản thân nó ở đâu đó khác dưới dạng còn tồi tệ hơn. Cho nên thuốc đã phát triển cực kì nhiều; giải phẫu đã trở thành khoa học lớn – nhưng con người vẫn đang chịu đựng nhiều bệnh tật hơn, nhiều ốm yếu hơn bao giờ hết.
Thế tiến thoái lưỡng nan này có thể hiểu được. Con người nên được xem như một toàn thể, nên được đối xử như một thể thống nhất hữu cơ. Nhưng vấn đề với y học hiện đại, y học phương Tây, là ở chỗ nó không nghĩ bạn có linh hồn, ở chỗ bạn có cái gì đó còn nhiều hơn là cấu trúc thân thể-tâm trí. Bạn cũng là cái máy: mắt bạn có thể được thay thế, tay bạn có thể được thay thế, chân bạn có thể được thay thế – và sớm hay muộn não bạn sẽ được thay thế.
Nhưng bạn có nghĩ nếu chúng ta có thể lấy bộ não của Albert Einstein trong khi ông ấy sắp chết, lấy nó ra trước khi cái chết là chắc chắn và cấy nó, chẳng hạn vào sọ Giáo hoàng Polack, bạn có nghĩ ông ta sẽ trở thành một Albert Einstein không? Bộ não chỉ là một bộ phận. Ông ta sẽ trở thành một hiện tượng kì lạ, một vật lai giữa Polack và Albert Einstein. Ít nhất ngay bây giờ ông ta là một Polack hoàn chỉnh; thế rồi ông ta sẽ vào trong tình trạng lấp lửng, chẳng biết mình là ai – giáo hoàng hay nhà vật lí.
Ở Ấn Độ, y học đã phát triển từ gần năm nghìn năm trước. Và bạn sẽ ngạc nhiên biết rằng bất kì giải phẫu nào chúng ta có ngày nay đều được Sushrut mô tả đích xác, một trong những nhà giải phẫu vĩ đại nhất ở phương Đông, trong kinh sách cổ từ năm nghìn đến bẩy nghìn năm trước. Nhưng nó đã bị bỏ đi – và đó là điểm tôi muốn lưu ý cho bạn. Tại sao một khoa học đã phát triển lại bị vứt bỏ đi? – bởi vì người ta đã thấy rằng giải phẫu coi con người như máy móc, mà con người lại không phải là máy móc; cho nên thay vì phá huỷ con người họ đã vứt bỏ giải phẫu.
Tất cả các công cụ tinh vi nhất mà giải phẫu dùng đều đã được Sushrut mô tả trong kinh sách của mình. Tất cả mọi việc mổ, ngay cả mổ não, cũng đều được mô tả thật chi tiết cứ như đấy là sách giáo khoa hiện đại về giải phẫu. Nhưng nó ít nhất đã năm nghìn năm tuổi. Họ đã phát triển nó tới điểm như chúng ta hiện giờ, và họ phải đã đối diện với cùng vấn đề mà chúng ta đang đối diện. Họ phải đã thấy rằng cái gì đó về cơ bản là sai.
Chúng ta cứ làm việc nhiều thế… và ốm yếu cùng bệnh tật cứ tăng lên. Thậm chí nếu chúng ta làm cho một người không ốm yếu, điều đó cũng không có nghĩa là người đó mạnh khoẻ. Việc thiếu vắng ốm yếu không phải là mạnh khoẻ; đó là định nghĩa rất tiêu cực. Mạnh khoẻ nên có cái gì đó tích cực hơn, bởi vì mạnh khoẻ là điều tích cực còn ốm yếu là điều tiêu cực. Bây giờ cái tiêu cực lại đang định nghĩa cái tích cực.
Mạnh khoẻ là cảm giác về tình trạng sảng khoái, toàn thân thể bạn vận hành tại cực đỉnh của nó không có rối loạn nào. Bạn cảm thấy sảng khoái thế nào đó, hoà làm một với sự tồn tại. Điều đó không xảy ra qua giải phẫu.
Ấn Độ đã bỏ toàn bộ khoa học này và đã phát triển một cách tiếp cận hoàn toàn khác, ayurveda, có nghĩa là khoa học về cuộc sống. Điều đó là có ý nghĩa. Tại phương Tây chúng ta gọi nó là y học, và y học đơn giản chỉ ra ốm yếu. Mạnh khoẻ chẳng liên quan gì tới y học cả. Y học có nghĩa là toàn bộ khoa học được dành cho việc chữa lành bạn khỏi ốm bệnh.
Ayurveda có cách tiếp cận khác. Nó là khoa học về cuộc sống; nó giúp đỡ bạn, không chữa ốm bệnh mà ngăn ngừa ốm bệnh không cho xảy ra – giữ bạn mạnh khoẻ đến mức ốm bệnh trở thành không thể có được. Cách thức của phương Đông và phương Tây là khác nhau tại điểm này, việc coi con người là thực thể máy móc hay thực thể tâm linh với tính toàn bộ…
Thứ hai, điều y học phương Tây đã làm là làm cho mọi người kém miễn nhiễm.
Y học thực sự đáng phải trao cho bạn việc miễn nhiễm chứ không phải lấy nó đi. Nó phải làm cho bạn mạnh mẽ hơn, có khả năng tranh đấu với bất kì việc nhiễm khuẩn nào thay vì làm cho bạn yếu đi đến mức bạn thành mong manh với mọi loại nhiễm khuẩn.
Một nhà tâm lí học rất nổi tiếng, Delgado, đã làm việc trên con vật. Ông ấy đã ngạc nhiên biết rằng nếu chuột được cho ăn một bữa mỗi ngày chúng sống lâu gấp đôi; thời gian sống của chuột được cho ăn hai bữa một ngày bị cắt ngắn đi một nửa. Bản thân ông ấy ngạc nhiên: ăn ít mà sống lâu hơn; ăn nhiều mà sống ít hơn. Bây giờ ông ấy đã đi tới lí thuyết rằng một bữa là hoàn toàn đủ; ngoài ra bạn đang chất nặng cho hệ tiêu hoá, và điều đó gây ra việc cắt ngắn thời gian sống của bạn. Nhưng với những người đang ăn năm bữa một ngày thì sao…? Y học sẽ không cho phép họ chết nhưng sẽ không cho phép họ sống nữa. Họ đơn giản sẽ sống dật dờ.
Con người phải xem xét lại mọi truyền thống, mọi nguồn gốc khác nhau; bất kì sự kiện nào đã trở thành sẵn có đấy đều phải được xem xét lại. Một cách tiếp cận y học hoàn toàn mới cần phải được tiến hoá ra sẽ lưu ý tới châm cứu, lưu ý tới ayurveda, lưu ý tới y học Hi lạp, lưu ý tới Delgado và những nghiên cứu của ông ấy – lưu ý tới sự kiện rằng con người không phải là máy. Con người là sinh linh tâm linh đa chiều, và bạn nên đối xử tương ứng với con người.
Mạnh khoẻ không nên được định nghĩa một cách tiêu cực: bạn không mang bất kì ốm bệnh nào bạn mới là mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ phải tìm ra một định nghĩa tích cực nào đó. Tôi hiểu tại sao họ lại không có khả năng tìm ra định nghĩa tích cực – bởi vì ốm bệnh là đối thể, còn cảm giác sảng khoái là chủ thể.
Y học Tây phương không chấp nhận rằng có bất kì chủ thể nào trong bạn. Nó chỉ chấp nhận thân thể bạn; nó không chấp nhận bạn.
Con người phải được chấp nhận trong tính toàn bộ của mình.
Tất cả các phương pháp khác đã từng được dùng trên khắp thế giới nên được đem vào trong việc tổng hợp; chúng không chống lại lẫn nhau. Ngay bây giờ chúng đang vận hành dường như chúng chống đối lẫn nhau. Chúng nên được đem vào sự tổng hợp và điều đó sẽ cho bạn một cái nhìn tốt hơn về con người và tốt hơn cho loài người.
Bây giờ người ta biết rõ, đặc biệt bởi giải phẫu não, rằng mọi thứ đều có trung tâm của nó trong bộ não. Nếu bàn tay bạn trở nên bị liệt, thì thực là đần mà đi chữa bàn tay; bạn không thể chữa trị nó được. Thế thì gợi ý duy nhất, gợi ý máy móc, sẽ là chặt nó đi và đặt bàn tay máy vào, cái ít nhất cũng chuyển động được, bạn có thể làm được cái gì đó với nó. Bàn tay này là hoàn toàn vô dụng, nó đã chết. Nhưng nó đã không chết. Một trung tâm nào đó trong đầu bạn điều khiển bàn tay này, và trung tâm đó cần phải được chữa lành. Không nên động chạm tới bàn tay chút nào; trung tâm đó không làm việc, có vấn đề gì đó với trung tâm này.
Sớm hay muộn toàn bộ y học sẽ trở nên bị chi phối bởi các trung tâm não. Những trung tâm đó giữ quyền kiểm soát mọi thứ trong thân thể. Khi cái gì đó bị sai đi ở trung tâm này thì nó được biểu thị một cách tượng trưng bởi phần ngoài của thân thể. Bạn bắt đầu chữa trị phần ngoài; bạn không đi đủ sâu.
Y học phương Tây hiện đại là hời hợt. Bạn nên đi tới tận gốc: tại sao bàn tay này bỗng nhiên trở nên bị liệt? Trung tâm trong não đang gặp rắc rối nào đó, và trung tâm đó có thể được chữa rất dễ dàng. Đó là trung tâm sinh-điện.
Có lẽ khi bạn không cảm thấy sảng khoái thì đấy chỉ là pin của bạn sắp hết – bạn cần việc nạp lại nào đó. Nếu tay bạn trở nên bị liệt, có lẽ trung tâm đã mất điện của nó; nó có thể được nạp lại. Không cần thuốc nào cả, không cần giải phẫu nào cả. Bây giờ chúng ta đang ở vị trí nhìn vào con người từ các góc độ khác: cách thức các xã hội khác, trong các nền văn hoá khác, ở các thời đại khác, đã chữa trị cho con người. Và đôi khi nếu điều kì lạ dường như là có tác động, chúng nên được chấp nhận thay vì bác bỏ.
Chẳng hạn, bẩy mươi phần trăm bệnh tật chỉ là trong tâm trí bạn: bạn không bị bệnh, bạn chỉ nghĩ là mình bị bệnh thôi. Bây giờ, đưa cho bạn thuốc đối trị liệu pháp để chữa các bệnh đó là nguy hiểm, bởi vì tất cả các thuốc đối trị bằng cách này cách khác đều có quan hệ với nhiều chất độc. Nếu bạn có bệnh, thuốc là tốt; nhưng nếu bạn không có bệnh mà chỉ có ý tưởng, thế thì vi lượng liệu pháp là tốt nhất bởi vì nó chẳng gây hại cho ai cả. Nó chẳng có gì trong nó, nhưng nó lại là sự giúp đỡ lớn lao cho nhân loại. Hàng nghìn người đang được chữa bằng vi lượng liệu pháp.
Vấn đề không phải là vi lượng liệu pháp có là thuốc thực hay không. Vấn đề là: nếu mọi người có bệnh không thật, bạn cần một hệ thống thuốc không thật cho họ. Vi lượng liệu pháp chẳng có gì trong nó, có những người không bị bệnh gì nhưng vẫn cứ bị hành hạ bởi ý tưởng rằng họ có bệnh. Vi lượng liệu pháp sẽ giúp cho họ ngay lập tức. Nó chữa cho mọi người nhưng chưa bao giờ làm hại ai cả. Nó là thuốc hư huyễn – nhưng phải làm gì với nhân loại hư huyễn đây?
Các bác sĩ điều trị Ấn Độ và các y tá thực hành không có các dụng cụ, máy móc phức tạp, tia X hay các thứ khác; họ không có thậm chí cả ống nghe. Họ chỉ kiểm tra nhịp tim bạn – và điều này đã vận hành hoàn hảo trong nhiều nghìn năm. Họ kiểm tra nó bởi vì nhịp tim là chính trung tâm cuộc sống của bạn; nếu cái gì đó không hoàn hảo thì nó cho chỉ dẫn về điều cần phải làm. Thay vì chữa bệnh họ sẽ cố gắng làm cho nhịp tim bạn hài hoà hơn. Thuốc của họ sẽ giúp cho nhịp tim bạn hài hoà hơn, và ngay lập tức bệnh tật biến mất. Bạn nghĩ bệnh đã được chữa trị – nhưng bệnh này chỉ là triệu chứng.
Đó là lí do tại sao trong ayurveda họ đã có thể vứt bỏ giải phẫu đi hoàn toàn: điều đó đã thu gọn con người về cái máy. Khi mọi sự có thể được thực hiện rất dễ dàng với nước khoáng, thảo mộc, những thứ tự nhiên, không đầu độc hệ thống của con người, thế thì tại sao cứ trao chất độc một cách không cần thiết cho con người, cái sẽ có hiệu quả phụ của chúng?
Có lẽ đó là một trong những lí do tại sao thuốc đã phát triển và tiến hoá, và đi kèm nó bệnh tật cứ tăng lên mãi. Bạn chữa trị bệnh, nhưng bạn chữa nó bằng chất độc; bệnh sẽ khỏi nhưng chất độc sẽ còn lại trong hệ thống. Và chất độc đó sẽ tạo ra hiệu quả riêng của nó. Cho nên tất cả thuốc thảo mộc, tất cả nước khoáng và những thứ như thuốc vi lượng nên được tổ hợp lại.
Đáng ra chỉ nên có một khoa học với các nhánh khác nhau, và người làm nghề y phải quyết định nên gửi người này tới nhánh nào. Chẳng ích gì bảo ai đó, “Anh không có bệnh”; điều đó vô dụng hoàn toàn. Người đó đơn giản sẽ đổi bác sĩ, đó là hiệu quả duy nhất. Người đó sẽ thích vị bác sĩ nói, “Anh có bệnh này…”
Vài người đã mất ý chí sống; thế thì chẳng thuốc nào có thể giúp được bởi vì ý chí cơ bản để sống không còn nữa. Họ đã chết; họ chỉ đợi thời điểm tang lễ. Những người này không cần thuốc, họ cần một kiểu trị liệu khác đem cho họ ý chí để sống lần nữa. Đó là điều cơ bản của họ – chỉ thế thì mọi thuốc thang khác mới có ích.
Tất cả những điều này cần phải được tổ hợp với nhau thành một sự tổng hợp, một toàn thể, và con người có thể hoàn toàn thoát khỏi bệnh tật. Con người sẽ có thể sống ít nhất ba trăm năm; đó là ước lượng khoa học. Thân thể người đó có khả năng cứ làm mới lại bản thân mình trong ba trăm năm. Cho nên bất kì cái gì chúng ta đang làm về cơ bản đều sai bởi vì con người chết vào tuổi bẩy mươi.
Và có những bằng chứng… Trong một phần của Kashmir bây giờ là một phần của Pakistan – Pakistan đã chiếm nó – mọi người sống rất dễ dàng tới một trăm năm mươi tuổi. Tại Nga có nhiều người một trăm năm mươi tuổi, và có những người thậm chí đã đạt tới một trăm tám mươi tuổi. Bây giờ, thức ăn của những người này, thói quen của họ nên được nghiên cứu, và những thức ăn và thói quen đó nên được mọi người biết tới. Một người một trăm tám mươi tuổi ở nước Nga Xô viết, trong phần đặc biệt của Caucasus, vẫn còn làm việc trên cánh đồng giống hệt như bất kì thanh niên nào; người đó thậm chí không già. Thức ăn của người đó, cách sống của người đó cần phải được xem xét rất sâu sắc. Và có nhiều người trong vùng đó – chỉ trong vùng đó, Caucasia. Miền đó đã tạo ra những người thực sự mạnh mẽ. Bản thân Joseph Stalin là từ vùng đó; George Gurdjieff đã từ vùng đó – những người cực kì mạnh mẽ.
Y học cần một chiều hướng mới. Điều đó bây giờ là có thể bởi vì mọi thứ đã xảy ra trên khắp thế giới đều được biết tới; chúng ta chỉ cần không bị định kiến ngay từ ban đầu.
Chỉ có một loại mạnh khoẻ – bạn không cần bất kì tính từ nào cho nó. Nếu ai đó hỏi, “Anh có mạnh khoẻ không?” bạn nói, “Tôi hoàn toàn mạnh khoẻ.” Người đó không hỏi bạn, “Loại mạnh khoẻ nào?” Nếu người đó hỏi bạn, “Loại mạnh khoẻ nào?” bạn sẽ ngạc nhiên. Bạn sẽ nói, “Đơn giản mạnh khoẻ! Mạnh khoẻ chỉ là mạnh khoẻ thôi, cảm giác sảng khoái, rằng chẳng có gì sai, mọi sự đều chạy êm, rằng tôi sung sướng, rằng tôi không thể nào nghĩ được mọi sự lại có thể tốt hơn thế này.”
Có nhiều loại mạnh khoẻ không? Không, chỉ có một loại: mạnh khoẻ. Nhưng bệnh tật có cả triệu.
Cũng điều ấy là trường hợp với chân lí: chân lí là một. Nhưng dối trá hàng triệu bởi vì dối trá tuỳ thuộc vào bạn; bạn có thể cứ bịa đặt bao nhiêu tuỳ ý. Bệnh tật tuỳ thuộc vào bạn. Bạn có thể cứ sống sai, ăn đồ sai, làm việc sai, và bạn có thể cứ tạo ra những bệnh tật mới.
Mạnh khoẻ là một – bao giờ cũng mới, nhưng nó bao giờ cũng là một. Bạn có thể gọi nó là cái cổ đại nhất ấy vậy mà nó vẫn gần nhất, mới nhất.
Năm nghìn năm trước đây ai đó đã mạnh khoẻ, và bây giờ bạn mạnh khoẻ; bạn có cho rằng sẽ có khác biệt gì đó không? Người đó không mang mầu da bạn, người đó không biết ngôn ngữ của bạn, và năm nghìn năm đã trôi qua. Nhưng nếu ai đó đã mạnh khoẻ, dù người đó là bất kì ai, dù ngôn ngữ của người đó là gì, dù mầu da người đó là gì, đàn ông hay đàn bà, trẻ hay già – nếu người đó mạnh khoẻ thế thì ít nhất bạn cũng biết một điều rằng người đó đã: mạnh khoẻ. Cảm giác mạnh khoẻ đó bạn có thể kinh nghiệm được. Bạn không cần biết gì về người đó – đẹp, xấu, cao, thấp không thành vấn đề; một điều là tương tự, rằng người đó đã mạnh khoẻ và bạn đang mạnh khoẻ. Một kinh nghiệm đích xác là như nhau.
Nhưng bệnh tật… mọi ngày các bệnh mới lại cứ được sinh ra. Có đến hàng triệu bệnh, và sẽ có nhiều bệnh nữa khi con người trở nên sáng tạo hơn.
Bạn chưa bao giờ đi tới bác sĩ bởi vì bạn cảm thấy mạnh khoẻ, hay bạn có đi? Chẳng hạn “Trong hai tuần tôi đã cảm thấy mạnh khoẻ – cái gì đó phải sai rồi.”
Trong thực tế tại Trung quốc cổ đại đã có một điều đáng nhớ; có lẽ lúc nào đó trong tương lai điều đó có thể được dùng lại. Khổng Tử đã ghi dấu ấn vào Trung quốc nhiều nhất. Một trong các ý tưởng của ông ấy là… và nó đã được thực hiện, trong nhiều thế kỉ nó vẫn còn vận hành. Ý tưởng đó là: lương y nên được trả tiền để giữ cho bệnh nhân mạnh khoẻ, không phải để chữa trị cho người đó. Nếu bác sĩ được trả tiền cho việc chữa trị bạn thế thì quyền lợi được đảm bảo của ông ta là ở chỗ bạn vẫn còn ốm đau. Bạn càng ốm nhiều càng tốt; càng nhiều người ốm càng tốt. Bạn tạo ra sự phân đôi trong tâm trí bác sĩ điều trị.
Trước hết bạn dạy bác sĩ điều trị rằng công việc của ông ta là để giữ cho mọi người mạnh khoẻ: “Chức năng của ông là kéo dài cuộc sống, sức sống, sự trẻ trung của họ.” Nhưng quyền lợi được đảm bảo của bác sĩ lại là ở chỗ nếu mọi người vẫn còn mạnh khoẻ, trẻ trung, không ai ốm cả, thế thì ông ta sẽ chết đói. Nếu mọi người đều mạnh khoẻ thế thì các bác sĩ sẽ ốm đau, hoàn toàn đau ốm, đau ốm đến chết. Họ sẽ làm gì?
Không, quyền lợi được đảm bảo của bác sĩ là chống lại cái triết lí mà ông ta đã từng được dạy. Mối quan tâm của ông ta là ở chỗ mọi người phải còn ốm, càng nhiều ốm đau càng tốt. Do đó bạn sẽ thấy một điều kì lạ: nếu người nghèo ốm, người đó sẽ khoẻ lại sớm hơn người giầu. Kì lạ thật… tại sao người nghèo lại khoẻ sớm? – bởi vì bác sĩ muốn gạt bỏ người đó, người đó làm phí thời gian không cần thiết.
Ý tưởng của Khổng Tử có tầm quan trọng lớn; ông ấy nói rằng mọi người nên trả cho lương y tiền lương tháng về việc giữ cho mình mạnh khoẻ. Nếu người ta vẫn còn mạnh khoẻ trong cả tháng thế thì người đó phải trả một số tiền nào đó cho lương y. Nếu người đó bị ốm thế thì lương tương ứng sẽ bị cắt đi.
Rất lạ lúc ban đầu, bởi vì chúng ta đang làm chính cái đối lập trên khắp trên thế giới – nhưng rất logic, rất lành mạnh. Và theo nhiều cách thức Khổng Tử là người lành mạnh. Mọi người nên có bác sĩ điều trị của mình, và người đó nên trả tiền cho bác sĩ điều trị về việc giữ cho mình mạnh khoẻ, chứ không vì trả cho việc chữa chạy người đó. Nếu người đó bị ốm thế thì phí tổn do bác sĩ chịu; thuốc thang và mọi chi phí khác – và lương của bác sĩ cũng bị cắt nữa bởi vì ông ta đã không chăm nom cho người đó.
Hàng thế kỉ điều này đã tiếp tục. Và điều đó có tác dụng tốt, cực kì tốt, cho cả hai. Cho bác sĩ, cho bệnh nhân, điều đó làm việc tốt cho cả hai. Bác sĩ không bị nặng gánh thế. Còn bệnh nhân cũng hoàn toàn hạnh phúc bởi vì bây giờ quyền lợi được đảm bảo của bác sĩ không chống lại họ, điều đó thiên về họ.
Cho nên bác sĩ không quan tâm tới điều họ phải bị ốm theo bất kì cách nào và phải tuỳ thuộc vào thuốc. Ông ta sẽ kê đơn nhiều bài tập luyện hơn – đi bộ, bơi, thể thao – để cho họ sẽ vẫn còn mạnh khoẻ. Và trong nhiều thế kỉ, trong khi ảnh hưởng của Khổng Tử kéo dài, Trung quốc phải đã là nước mạnh khoẻ nhất trên thế giới.
OSHO
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.