Giáng hương

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Tên thuốc: Lignum dalbergiae odoriferae.

 Tên khoa học: Dalbergia odorifera T Chen.

 Bộ phận dùng: khô mộc

 Tính vị: vị cay, tính ấm.

Qui kinh: vào kinh Tâm và Can.

Tác dụng: hoạt huyết, trừ bế ứ. Cầm máu và giảm đau, dẫn khí xuống dưới và trừ thấp trọc.

Chủ trị: Trị ngực bụng đầy trướng, chấn thương gây tụ máu.

- Ứ khí, huyết biểu hiện như cảm giác tức ngực và đau hạ sườn: Dùng Giáng hương với Uất kim, Đảng sâm, Táo nhân.

- Sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng Giáng hương với Nhũ hương và Một dược.

- Ung nhọt độc: Giáng hương + Nhũ hương, tán bột, hoà nước, àlm thành viên, đốt lên để xông, trừ tà khí (Nhị Hương Hoàn - Tập Giản Phương).

- Thấp trọc bên trong kèm nôn và đau bụng: Dùng Giáng hương với Hoắc hương và Mộc hương.

- Xuất huyết và đau do chấn thương ngoài: Dùng một mình Giáng hương, dùng ngoài.

Liều dùng: 3-6g; 1-2g (dạng bột).

Bào chế: Lấy phần gỗ ở tâm của Giáng hương, ngâm rửa bằng nước nóng, bào hoặc thái thành phiến, phơi trong bóng râm. .

Bảo quản: Cho vào thùng đậy kím để tránh bay hơi.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp Âm hư hoả vượng và huyết nhiệt vọng hành gây xuất huyết.

GIẤM CHUA

Dấm có rất nhiều công dụng. Công dụng đầu tiên phải nói đến, là pha vào nước mắm như hằng ngày các bạn thường làm. Những công dụng khác tuy không được các bạn để ý tới nhưng không kém phần quan trọng.

1. Dùng dấm để dành thịt:
Bạn muốn để dành một miếng thịt mà bạn lại không có tủ lạnh, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
Bạn dùng một cái khăn sạch, nhúng vào dấm, gói thật chặt miếng thịt, sau đó, bạn đem gói thịt này để vào một cái tủ lưới thoáng và mát.
Với phương pháp này, thịt của bạn sẽ tươi ngon trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, thịt phải là thịt mới. Nếu thịt cũ chỉ trong vòng vài giờ là thịt có mùi ngay.

2. Dùng dấm để dành cá:
Bạn có cá tươi muốn để dành, bạn phải áp dụng phương pháp trên sau khi dùng muối hột tẩm lên mình cá. Bạn nhớ là đừng bao giờ rửa cá và thịt trước khi để dành. Với phương pháp này, bạn có thể để cá trong vòng 24h. Bạn nên rửa cá thật kỹ trước khi đem nấu nướng.
3. Dùng dấm giữ gìn xoong nhôm không bị đen:
Những chiếc xoong nhôm của bạn bị đen vì nước phèn hay nhựa rau cải. Bạn đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để kỳ cọ nhưng vẫn không hết. Có một phương pháp rất đơn giản: Bạn hãy lấy nước có pha dấm cho vào xoong rồi đun sôi lên, vết đen sẽ mất dần.
4. Dùng dấm tẩy các vết đen trên đồng:
Những vật dụng bằng đồng của bạn thường bị ten đen. Muốn hết, bạn hãy dùng cát thật mịn trộn với dấm đánh lên nhiều lần. Sau đó, bạn rửa sạch đi và lau khô. Bạn hãy nhớ là cát thật mịn, vì cát lớn hột sẽ làm cho đồng bị trầy.

5. Dùng dấm tẩy sạch nền gạch bông trắng, kính và đồ tráng men
Những đồ vật tráng men, những tấm kính hoặc nền gạch bông của bạn bị dơ bẩn, bạn có thể dùng dấm để tẩy. Đối với nền gạch bông, bạn có thể dùng dấm pha nước để lau. Còn đối với kính và đồ vật tráng men, bạn hãy dùng vải mềm nhúng với dấm và lau thật mạnh.
6. Dùng dấm làm tươi sáng quần áo cũ:
Quần áo của bạn sau một thời gian có vẻ cũ tuy rằng vẫn còn chắc và bền. Muốn chúng tươi sáng lại, bạn hãy giặt chúng với nước có pha dấm, chắc chắn quần áo sẽ mới hơn.
7. Dùng dấm giữ cho quần áo không phai màu:
Bạn thường phàn nàn rằng những quần áo của bạn, chỉ qua vài lần giặt dũ là mất đi màu tươi đẹp lúc đầu. áo quần bạn đã bị phai màu. muốn tránh tình trạng này, lúc vài mới mua về, bạn nên đem ngâm chúng vào nước có pha dấm trong một lúc lâu.
8. Dùng dấm tẩy vết rỉ sét trên quần áo:
Muốn tẩy vết rỉ sét trên quần áo, bạn cũng dùng nước lã có pha dấm mà tẩy, chắc chắn rỉ sét sẽ bay mất.
9. Dùng dấm tẩy những vết bùn trên len:
Vào mùa mưa, áo quần bạn thường bị những vết bùn do xe chạy bắn vào. Nếu là hàng vải thường, bạn chỉ có việc giặt với xà bông và nước lã là khỏii. Nhưng nếu bùn lại bám vào áo len của bạn, bạn phải làm sao? bạn chỉ việc lấy vải mềm hay bông gòn nhúng vào nước có pha dấm lau nhẹ lên là sạch, không cần giặt giũ.
10. Dùng dấm giữ hàng lụa không bị vàng:
Muốn cho hàng lụa của bạn không bị vàng, khi giặt lúc xã nước cuối cùng, bạn hãy pha vào nước một ít dấm.

GIÁ ĐỖ

GIÁ ĐỖ VỊ THUỐC CƯỜNG DƯƠNG,THANH NHIỆT SINH TÂN
Giá đậu có tinh chất của đậu cộng với tính chất của mầm đang phát triển, có vị nhạt hơi the, mát, tác dụng vào kinh tỳ, bàng quang, thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, tiêu thực, thông tiểu, trị bụng đầy tức, đi tiêu phân sống, giá đậu có sinh tân dịch nên khi lao động ngoài nắng, nóng khát nên dùng, các giáo viên, ca sĩ, các diễn giả, tuyên truyền viên nói nhiều hay khô cổ, khan tiếng nên ngậm nước giá đậu.

Qua nghiên cứu người ta thấy trong giá đậu có nhiều thành phần hóa học khá đặc biệt: nhiều nước, một ít protid, glucid, sắt, đồng, phốt pho, vitamin nhóm B và C, vitamin E và các men tiêu hóa. Vitamin E có tác dụng đến sự sinh sản và thụ thai. Phụ nữ hiếm con dễ sảy thai nên ăn giá đậu và dùng thêm vitamin E. Khả năng sinh nhiệt của giá đậu thấp, những người béo phì cũng cần ăn giá đậu. Còn những bệnh nhân đái tháo đường là do chân âm hao tổn, tam tiêu khô ráo nên miệng khát, đi tiểu nhiều. Phép chữa là thanh nhiệt sinh tân dịch và chỉ khát. Giá đậu ứng việc chữa bệnh này. Ngoài ra, trong các bữa tiệc nhân dân ta có kinh nghiệm dùng dưa giá giã rượu tốt hơn giá đậu. Vì thế những người uống nhiều rượu nên ăn nhiều dưa giá để khỏi say rượu.

, lá hẹ và củ kiệu làm dưa giá thơm, cọng giá trắng tô điểm bằng lá hẹ xanh và cà rốt đỏ trông thật đẹp mắt. Giá đậu muối chua có vị cay the, chua tăng tính thu liễm, cố sáp, thanh nhiệt giải khát, dưa giá có thêm men lactic làm tiêu hóa tốt, những người ăn chậm tiêu, đi tiêu phân sống, sôi bụng do lên men thối rữa nên ăn dưa giá.

Dưa giá là món ăn thông thường nhưng là sự điều hòa rất khoa học về tính, khí và vị, nên có giá trị về dinh dưỡng và chữa bệnh tốt.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864