LÔ CĂN
Tên thuốc: Rhizoma Phragmitis
Tên khoa học: Saccharum arundinaceum Retz (Phragmilies Karka Triân)
Họ Hoà Thảo (Graminae)
Bộ phận dùng: rễ. Dùng rễ mọc về phía nước ngược, béo mập, sắc trắng, hơi ngọt, phơi khô thì sắc vàng nhạt. Rễ nát, nhẹ thì không dùng.
Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế, vị và Thận.
Tác dụng: thuốc giải nhiệt, trừ đờm.
Chủ trị: trị cảm sốt, tiêu khát, trị ho
- Bệnh nhiệt biểu hiện khát nước, bứt rứt và sốt: Lô căn hợp với Thạch cao, Mạch đông và Thiên hoa phấn.
- Vị nhiệt biểu hiện nôn và ợ: Lô căn hợp với nước Gừng tươi (Sinh khương), Trúc nhự và Tỳ bà diệp.
- Phế nhiệt biểu hiện ho, khạc đờm vàng đặc và áp xe phổi: Lô căn hợp với Kim ngân hoa, Ngư tinh thảo và Ðông qua nhân.
Liều dung : Ngày dùng 20 - 40g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Rửa sạch, bỏ hết rễ con, các mắt, cạo bỏ vỏ ngoài mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, bỏ hết rễ con, thái nhỏ, phơi khô.
Ghi chú:
Măng sậy hơi đắng, tính hàn, dùng chỉ khát, lợi tiểu, ngực nóng. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Bảo quản: dùng tươi thì vùi trong cát, dùng khô thì để nơi cao ráo, tránh ẩm.
Kiêng ky: trúng hàn mà không có nhiệt thì không nên dùng.