LÔ HỘI
Tên thuốc: Aloe.
Tên khoa học: Loe sp
Họ hành tỏi (Liliaceae)
Bộ phận dùng: nhựa cây đã chế biến.
Khối nhựa khô, sắc đen vàng, hơi có ánh bóng. dễ nát không lẫn tạp chất là tốt.
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường.
Tác dụng: thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ, có đôi khi dùng làm thuốc mạnh dạ dày, thông kinh nguyệt.
Chủ trị: Trị đại tiện táo kết, da vàng, tiểu nhi cam tích, động kinh, kinh nguyệt không đều, giảm bớt được độc của Ba đậu.
Liều dùng:
- Dùng kiện vị, mỗi lần uống 0,01 - O,03g.
- Dùng nhuận trường, mỗi lần uống 0,06 - O,20g.
- Dùng xổ, mỗi lần dùng 1 - 2g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Sắc lấy nước đặc rồi cô đặc khô, khi dùng tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tán vừa nhỏ, dùng sống, khi sắc thuốc lấy nước thuốc đang sôi chế vào đánh cho tan ra nước, lọc bỏ tạp chất đọng ở dưới, rồi hoà chung với thuốc uống.
Làm thuốc hoàn, dùng nó làm hồ để viên hoặc áo ngoài viên thuốc.
Bảo quản: bỏ vào thùng để nơi thoáng gió, tránh ánh nắng, vì gặp nóng nhựa sẽ chảy.
- Táo bón kèm theo Can nhiệt thịnh biểu hiện như táo bón, hoa mắt, đau đầu và kích thích: Dùng Lô hội với Long đởm thảo, Chi tử, Thanh đại và Đương qui trong bài Đương Qui Lô Hội Hoàn.
- Đau bụng giun biểu hiện như da bàng bủng và gầy yếu: Dùng phối hợp với thảo dược diệt giun trong bài Phì Nhi Hoàn.
Kiêng ky: Tỳ Vị suy yếu, tiêu lỏng, phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý: Lô hội được dùng phối hợp với các vị khác dưới dạng viên nén hoặc bột nhưng không được dùng dưới dạng thuốc sắc.