LONG ĐỞM THẢO
Tên thuốc: Radix Gentianae.
Tên khoa học: Gentiana scabra Bunge)
Họ Long Đởm (Genltianaceae)
Bộ phận dùng: rễ. Rễ chùm có nhiều tua nhỏ bằng chiếc tăm, mềm, chắc, sắc vàng đậm, thật đắng là tốt. Thường nhầm với rễ bạch vi. Rễ này cứng đen, không đắng.
Cũng dùng cả cây Thanh ngâm (Curanga amara, Họ Hoa mõm chó) làm Nam long đởm thảo rễ trắng ngà không có tua, giống Long đởm thảo ở chất đắng nà thôi.
Tính vị: vị đắng, tính lạnh.
Quy kinh: Vào kinh Can, Đởm và Bàng quang.
Tác dụng: thuốc tả Can hoả, thanh thấp nhiệt.
Chủ trị: Dùng sống: sát trùng, trừ nhiệt, thạch Can. Tẩm sao: trị đau mắt.
. Vàng da thấp nhiệt: Dùng Long đởm thảo với Nhân trần cao và Chi tử.
. Thấp nhiệt ở hạ tiêu biểu hiện như đau và sưng bộ phận sinh dục và eczema: Dùng Long đởm thảo với Hoàng bá, Khổ sâm và Xa tiền tử.
- Cơn hỏa bốc lên trên biểu hiện như đau đầu, nặng đầu, đỏ mắt, điếc và đau ở vùng xương sườn: Dùng Long đởm thảo với Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ và Mộc thông.
- Sốt, co thắt và co giật: Dùng Long đởm thảo với Câu đằng và Ngưu hoàng.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách bào chế.
Theo Trung Y: Đào được rễ đem phơi râm. Khi dùng lấy dao đồng cắt bỏ hết phần lông, thái nát tẩm nước Cam thảo một đêm, đem phơi khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, phơi khô. Thái từng khúc ngắn 2 – 3cm (thường dùng sống). Tẩm rượu (có thể sao qua hay không sắc).
Bảo quản: để nơi khô ráo.
Kiêng ky: Tỳ Vị hư nhược, tiêu chảy và không có thực hoả, thấp nhiệt thì không nên dùng.