Cách sơ cứu bệnh nhân khi bị ngộ độc rượu

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc rượu rất dễ xảy ra nên mọi người nên cảnh giác các biểu hiện bất thường như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau cơ, da tím tái, khó thở, ngưng thở, co giật, trụy mạch, bất tỉnh….. và biết cách sơ cứu ban đầu để giúp nạn nhân có khả năng hồi phục tốt nhất.

CÁCH SƠ CỨU BỆNH NHÂN KHI BỊ NGỘ ĐỘC RƯỢU:

Khi thấy người bị ngộ độc rượu, cần xử trí sơ cứu bằng cách:

Cho nạn nhân nằm đầu thấp để làm nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng và cứ vài giờ phải đánh thức nạn nhân dậy để cho ăn cháo. Nên cho nạn nhân uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh

Có thể cho uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... có thể giải được tình trạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ. Lưu ý khi bị ngộ độc rượu không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể vì có hại hơn là có lợi và dễ bị nhiễm trùng. Cũng không nên để người bị ngộ độc rượu đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp...

Cần đưa người bị ngộ độc rượu đến ngay cơ sở y tế để xử trí cấp cứu nếu có biểu hiện như: nôn liên tục, đặc biệt trong dịch nôn có máu; lay gọi nhưng không tỉnh sau 02 - 03 giờ; vã nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu; co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái.

Lưu ý không nên cho nạn nhân uống các loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu; không uống các loại vitamin B1, vitamin B6, axít folic... để giảm đau đầu vì rất có hại cho gan; các thuốc paracetamol, aspirin và một số thuốc giảm đau, hạ sốt khác nếu uống sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu đường tiêu hóa.

Khi ngộ độc rượu cũng không nên dùng các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc được chất độc kịp thời sẽ làm tổn thương nghiêm trọng thêm, lâu ngày có thể bị xơ gan, ung thư gan...

Cách phòng tránh ngộ độc rượu

- Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống.

- Không ngâm rượu với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay kinh nghiệm cá nhân để uống.

- Không uống rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng.

- Không uống rượu khi đang uống thuốc điều trị bệnh, khi đang đói hoặc đang mệt.

- Mỗi người nên chủ động không tiếp nhận rượu, bia vào cơ thể, tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.

Hướng dẫn chi tiết

Khi thấy có người uống rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, chúng ta nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

- Kê gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nôn, xát mạnh hai bên má.

- Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.

- Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.

- Uống nhiều nước ấm để không bị mất nước. Có thể cho bệnh nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua...

- Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm chí co giật... hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực... cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.

- Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt... 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864