Dạ dày viêm mạn tính

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Đại Cương Dạ dày viêm mạn tính là một loại bệnh tiêu hóa thường gặp mà nguyên nhân chưa rõ ràng, bệnh lý lại khá phức tạp. Triệu chứng lâm sàng đa dạng nhưng chủ yếu là khó chịu hoặc đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, đau nhói hoặc cảm giác rát bỏng, kèm theo các triệu chứng ăn không ngon, ợ hơi, buồn...

Đại Cương

Dạ dày viêm mạn tính là một loại bệnh tiêu hóa thường gặp mà nguyên nhân chưa rõ ràng, bệnh lý lại khá phức tạp. Triệu chứng lâm sàng đa dạng nhưng chủ yếu là khó chịu hoặc đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, đau nhói hoặc cảm giác rát bỏng, kèm theo các triệu chứng ăn không ngon, ợ hơi, buồn nôn, nôn, mệt mỏi...

Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng Vị Quản Thống.

Nguyên Nhân

Cho đến nay, nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng.

Theo Y học cổ truyền nguyên nhân bệnh có liên quan đến các mặt sau:

1- Chế độ ăn uống không điều độ, no đói thất thường, hoặc ăn nhiều chất cay nóng, béo ngọt, rượu, thuốc lá nhiều đều làm tổn thương tỳ vị.

2. Tình chí rối loạn như tinh thần căng thẳng, lo nghĩ nhiều tổn thương tạng Tỳ, hay tức giận, tính tình nóng nẩy làm Can hỏa bốc cũng gây hại Tỳ Vị.

Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau:

1- Dạ dầy viêm thể nông: Niêm mạc dạ dầy bị xuất tiết, loét, xuất huyết, các tuyến khác bình thường.

2- Dạ dầy viêm thể teo: Nếp nhăn niêm mạc teo, các tuyến đa số bị teo.

3- Dạ dầy viêm thể phì đại: Nếp nhăn niêm mạc thô dầy lên, các tuyến đều tăng sinh.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:

a. Triệu chứng lâm sàng:: thường sau khi ăn, vùng thượng vị cảm thấy đau, tức hoặc nóng rát, ăn kém, bụng đầy, chướùng hơi, hễ ợ hơi được thì dễ chịu hoặc buồn nôn, nôn, ợ chua...

Dạ dầy viêm thể teo thường ăn uống rất kém, bụng đầy, đau âm ỉ và cơ thể suy nhược. Dạ dày viêm thể phì đại thường có triệu chứng đau kéo dài, thức ăn và loại thuốc có tính kiềm có thể làm giảm đau (g10áng như trường hợp dạ dầy loét) nhưng đau không có chu kỳ, thường kèm rối loạn tiêu hóa, có thể gây xuất huyết.

Nên phối hợp với nhưng phương pháp hiện đại như chụp X.quang, Nội soi… để xác định cho rõ hơn.

Biến Chứng

- Biến chứng nặng nhất là xuất huyết nhiều, thường hay xảy ra với thể dạ dày viêm phì đại.

- Polip dạ dày hoặc ung thư hóa thường gặp ở thể teo.

- Trường hợp bệnh ngày càng nặng hơn, sụt cân nhiều, nên nghĩ đến ung thư, cần nhờ chuyên khoa theo dõi cho rõ hơn.

Điều Trị

Trên lâm sàng thường biện chứng luận trị theo các thể bệnh sau:

1- Can Vị Có Khí Trệ: đau tức vùng thượng vị, ăn vào đau tăng, vị trí không cố định lan ra mạng sườn, ợ hơi nhiều, trung tiện được dễ chịu hoặc nôn, buồn nôn, ợ chua, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Huyền.

Điều trị: Sơ Can hòa Vị, lý khí, chỉ thống.

Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Kim Linh Tử Tán gia giảm: Sài hồ 12g, Hương phụ 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, Diên hồ 12g, Xuyên luyện tử 10g, Tô ngạnh, Chỉ xác đều 12g.

Ợ chua nhiều thêm Ô tặc cốt, Ngọa lăng tử; Nôn, buồn nôn thêm Trúc nhự, Bán hạ, Gừng tươi.

2. Âm Hư Vị Nhiệt: Bụng đau nhiều, cảm giác rát bỏng, đau bất kỳ nhưng lúc đói và đêm nhiều hơn, miệng khô đắng, má đỏ, ăn kém, bứt rứt, lòng bàn chân tay nóng hoặc nhiều lần nôn ra máu, phân mầu đen, rêu lưỡi vàng, lưỡùi thon đỏ hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sác.

Điều trị: Sơ can tả hỏa, dưỡng âm thanh Vị.

Dùng bài Thông Ứ Tiễn hợp với Dưỡng Vị Thang gia giảm: Thanh bì, Bạch thược, Trần bì, Đơn bì, Sa sâm, Ngọc trúc,.Mạch môn, Thạch hộc đều 12g, Chi tử 10g, Diên hồ sách 12g, Xuyên luyện tử 10g.

Nôn ra máu nhiều lần, lưỡi có điểm ứ huyết thêm Bồ hoàng (than), Sâm tam thất đều 12g, trộn thuốc sắc uống.

3. Tỳ Vị Hư Hàn: Vùng thượng vị đau âm ỉ, xoa ấn giảm đau, ăn kém, bụng đầy, mệt mỏi, người gầy, sắc mặt kém tươi nhuận, chân tay mát lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Tế không lực.

Điều trị: Ôn trung, kiện Tỳ, ích khí, hòa Vị.

Dùng bài: Hương Sa Lục Quân Tử Thang gia giảm: Đang sâm, Bạch truật, Bạch linh, Hương phụ (chế) đều 12g, Trần bì, Bán hạ (chế) đều 8g, Mộc hương, Sa nhân, Cam thảo đều 4g, Gừng khô 4g.

Ăn kém thêm Kê nội kim, Mạch nha, Cốc nha để hòa Vị, tiêu thực, sắc mặt trắng nhạt, môi lưỡi tái nhợt, thêm Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Kỷ tử, Bạch thược, A giao dưỡng huyết.

+ Tiêu Dao Tán (Cục phương): Sài hồ, Bạch truật, Bạch thược, Đương qui, Phục linh, Cam thảo, Bạc hà, Sinh khương.

+ Kim Linh Tử Tán (Thánh Huệ Phương): Kim linh tử, Diên hồ sách.

+ Thông Ứ Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư) Quy vĩ, Sơn tra, Hương phụ, Hồng hoa, Ô dược, Thanh bì, Mộc hương, Trạch tả.

+ Dưỡng Vị Thang (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Biển đậu (sống), Tang diệp, Cam thảo.

+ Ôn Vị Chỉ Thống Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Quế chi, Sa nhân, Bào khương đều 5g, Bạch thược, Đương quy, Nguyên hồ, Vân phục linh đều 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo 3 trái. Sắc uống ngày 1 thang.

Tham Khảo: Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Kim Tứ Đằng Thang (Vương Tương, bệnh viện Trung y Nam Kinh, Giang Tô): Xuyên luyện tử, Huyền hồ (Diên hồ sách) Sài hồ, Chỉ thực, Thước dược, Cam thảo, Hồng đằng, Thanh mộc hương đều 9g, sắc uống.

Kết quả: Dùng thuốc theo biện chứng luận trị cho 55 ca, tốt 33 ca, có kết quả 16 ca.

+ Vị Viêm Phiến (Sơ Hàng, Trường Đại học Y khoa Trung Quốc): Đảng sâm, Đơn sâm, Xuyên luyện tử đều 2g, Hoàng kỳ, Hồng hoa, Xuyên Khung, Một dược, Huyền hồ, Ô dược, Sa nhân, đều l,5g, Ngô thù du, Hoàng liên đều 1g. Theo tỷ lệ chế thành hoàn, mỗi hoàn nặng 10g. Bài thuốc có tác dụng ích khí hóa ứ.

- Kết quả điều trị: Dùng trị 106 ca, kết quả tốt 54 ca, tiến bộ 40 ca, không kết quả 12 ca, tỷ lệ kết quả 88,7%, trong đó có 32 ca soi dạ dày làm sinh thiết, kết quả chuyển biến tốt 15 ca, không thay đổi 11 ca, kết quả có 3 ca thể. theo chuyển thành thể nông.

+ Bạch Tử Liên Anh Thang (Mao Hiểu Nông, bệnh viện nhân dân huyện Từ Giang, tỉnh Giang Tây, TQ): Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh đều 12g, Bạch liễm, Cam thảo đều 10g, Hoàng liên 6g, sắc uống.

Hông sườn đầy tức, đau nhiều thêm Huyền hồ 10g, Xuyên luyện tử, Uất kim Mộc hương đều 10g. Bụng đau tức kèm rối loạn tiêu hóa, thêm Cốc nha, Mạch nha, Sơn tra, La bặc tử đều 10g. Ợ hơi, nôn nước trong, thêm Bán hạ(chế), Phục linh đều 15g. Bụng đầy, táo bón, lưỡi loét, thêm Đại hoàng (sống), Hậu phác đều 10g.

- Kết quả điều trị: Trị 48 ca, khỏi 20 ca, tốt 14 ca, có tiến bộï 9 ca, không kết quả 5 ca.

+ Lý Khí Dưỡng Vị Thang (Mã Kiến Vỹ, Tống viện Không quân Giải PhóngQuân, TQ): Bạch truật, Xích thược, Kê nội kim, Chỉ xác, Huyền hồ, đều 10g, Sa nhân, Chích Cam thảo 6g, Bạch thược 15g, Ô mai 20g, sắc uống.

Gia giảm: Tỳ hư thêm Đảng sâm, Bạch linh. Vị âm hư thêm Sa sâm, Mạch môn, Thạch hộc. Trung tiêu tích nhiệt thêm Hoàng liên, Ngân hoa. Đàm thấp thịnh ở trung tiêu thêm Trần, bì Bán hạ. Khí hư nặng thêm Hoàng kỳ. Kết quả sinh thiết nghi ung thư hóa thêm Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên.

- Kết quả điều trị: Trị 70 ca, trong đó thể nông 49 ca, thể teo 2 1 ca. Kết quả tốt 18 ca (thể nông 11 ca, thể teo 7 ca), có kết quả 41 ca (thể nông 30 ca, thể teo 11 ca), không kết quả 11 ca (thể nông 8 ca, thể teo 3 ca). Tỷ lệ có kết quả 84,3%.

+ Vị Viêm Phiến (Chu Tố Hoa, Sở nghiên cứu Y học người cao tuổi tỉnh Hồ Nam, TQ): Cam thảo, Bạch thược, Quế Chi, Cao lương khương, Hoàng liên, Sài hồ, lượng dùng theo tỷ lệ 2: 2: 1: 1: 0,5: 0,3, tán bột mịn, trộn đều, viên bọc nhựa. Mỗi lần uống 4g trước khi ăn 1 giờ, ngày 3 lần, 3 tháng là một liệu trình.

Kết quả: Trị 68 ca, các triệu chứng chủ quan (bụng đau đầy, khó chịu, ăn kém) được cải thiện tốt 49 ca, có kết quả 15 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ có kết quả 94, 1%. Kết quả nội soi: tốt 37 ca, có kết quả 11 ca, không kết quả 20 ca, tỷ lệ kết quả: 70,60%. Kết quả sinh thiết niêm mạc dạ dày: 27 ca: tốt 14 ca, có kết quả 4 ca, không kết quả 9 ca, tỷ lệ kết quả 66,7%.

+ Vị Viêm Cao (Ngô Văn Tĩnh, Khoa nội bệnh viện Tích Thủy Đàm, Bắc Kinh): Đảng sâm, Bạch Linh, Hương phụ đều 10g, Bạch truật, Đơn sâm đều 15g, Cao lương khương, Cam thảo đều 5g, Thanh đại 1g. 7 vị đầu sắc cô thành 200ml, cho bột Thanh đại vào trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml, hoặc ngày 2 lần, mỗi lần 15ml, uống trước lúc ăn. (Thuốc trị chứng viêm dạ dày thể nông).

Kết quả điều trị: Trị 65 ca, chứng trạng lâm sàng được cải thiện: tốt 11 ca, tiến bộ 41 ca, không kết quả 13 ca. Có 37 ca sau thời gian điều trị từ 3 - 12 tháng, kiểm tra nội soi và điều trị lâm sàng cải thiện: tốt 11 ca, tiến bộ 19 ca, không kết quả 7 ca.

+ Hoàng Bồ Vị Viêm Thang (Vương Trương Hồng, Tổng Y viện Giải Phóng Quân Khu Thẩm Dương, TQ): Hoàng Kỳ 30g, Bồ công anh, Bách hợp, Bạch thược, Đơn sâm đều 20g, Ô dược, Cam thảo, Thần khúc (sao) Sơn tra (sao), Mạch nha (sao) đều 10g sắc nước uống.

Kết quả lâm sàng: Trị 80 ca, tốt 53 ca, tiến bộ 26 ca, không kết quả 1 ca. Tỷ lệ có kết quả 98,75%.

+ Hoạt Huyết Hóa Ứ Thang (Thế Cử, Bệnh Viện Hải Quân 403, Trung Quốc): Trị viêm dạ dày thể teo mạn tính. Hoàng kỳ 20g, Đương qui, Xuyên khung, Chỉ thực đều 15g, Lương khương, Nhũ hương, Một dược, Chích Cam thảo đều 10g sắc uống.

Gia giảm: đau nhiều thêm Huyền hồ 15g, bụng đầy nhiều thêm Hậu phác, Thanh bì đều 10g. Rối loạn tiêu hóa thêm Mạch nha (sao), Thần khúc (sao), Sơn tra (sao) đều 15g.

- Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, khỏi 2 1 ca, tiến bộ 27 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả: 96%.

+ Thanh Tâm Dưỡng Vị Thang (Tống Thiện An, Trường Trung Học Vệ Sinh Tỉnh Hồ Nam ): Bắc sa sâm, Ngọc Trúc, Thạch hộc, Liên tử, Biển đậu, Phục linh đều 15g, Sinh địa, Thông thảo, Hắc Chi tử đều 9g, Thạch hộc 12g, Cam thảo, Trúc diệp đều 6g. Đăng tâm 1,5g, sắc uống.

Gia gỉam: Ăn kém thêm Kê nội kim. Bụng đầy thêm Chỉ xác, Hậu phác, nôn, buồn nôn thêm Trúc nhự. Khát thêm Môn đông, Thiền hoa phấn. Khó ngủ thêm Hợp hoan bì, Dạ giao đằng. Vùng gan khó chịu thêm Bạch tật lê.

Kết quả: Điều trị 100 ca, uống 20 thang khỏi, theo dõi 1 năm không thay đổi chiếm 83%. Sau 1 năm tái phát, vẫn uống bài này trị khỏi chiếm 15%.

+ Ích Vị Bách Hợp Thang (Chu Thông Địa, Bệnh Viện Trung Y Huyện Tân Cân Tỉnh Giang Tô): Bách hợp 30g, Ô dược 9g, Bạch thược 15g, Cam thảo 5g, Sơn dược 20g, Hoàng kỳ 20g, Hồng hoa 15g, Trần bì 10g, Hoàng liên 3g, sắc uống.

Kết quả: Trị 56 ca, tốt 22 ca, có kết quả 28 ca, không kết quả 6 ca, tỷ lệ kết quả 89,3%.

Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).

+ Bán Hạ Tả Tâm Thang: Bài thuốc tiêu biểu dùng trong dạ dày viêm cấp, và mạn.

+ Sinh Khương Tả Tâm Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm cấp giống bài Bán Hạ Tả Tâm Thang nhưng thích hợp với nôn nhiều, dạ dày lên men, hơi thở hôi và viêm ruột.

+ Bình Vị Tán: dùng trong trường hợp dạ dày viêm, tiêu hoá kém, thức ăn đình trệ trong dạ dày.

+ Hoàng Liên Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm cấp, ứ trệ và nặng dưới vùng tim, hơi thở hôi, kém ăn.

+ Tuyền Phúc Đại Giả Thạch Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm cấp giống bài Bán Hạ Tả Tâm Thang, nhưng bài Bán Hạ Tả Tâm Thang dùng cho bệnh nhân có thể trạng yếu hơn bài sau.

+ An Trung Tán: dùng trong trường hợp dạ dày viêm mạn, đau liên tục. Thích hợp cho người gầy ốm, không trướng bụng, thích thức ăn ngọt.

+ Đại Sài Hồ Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm mạn, ngực đau, nôn khan… nơi người cơ thể khoẻ.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864