Đại cương bệnh xuất huyết dạ dày

Thương hiệu: Y Dược NHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Đại cương bệnh xuất huyết dạ dày - là chứng trạng xuất huyết ở niêm mạc dạ dày dẫn đến ói ra máu, tiêu ra máu (phân đen). Có những trường hợp nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp máu ra nhiều qúa không cầm kịp, có thể dẫn đến tử vong.

Đại cương bệnh xuất huyết dạ dày

Là chứng trạng xuất huyết ở niêm mạc dạ dày dẫn đến ói ra máu, tiêu ra máu (phân đen). Có những trường hợp nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp máu ra nhiều qúa không cầm kịp, có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày

Cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thượng vị. Sau cơn đau như dao đâm là cơn đau liên tục, khó thở, đau khắp bụng, đi lại, nằm ngồi đều thấy đau ở bụng. Bụng cứng như gỗ, cứng toàn bụng. Cơn đau dữ dội làm cho người bịnh ngất đi, tái xanh, toát mồ hôi rồi lịm đi.

Tỉnh lại thấy nóng ở cổ, có mùi tanh máu ở cổ, ói ra máu tươi, hoặc bầm đen, chỉ có máu không thôi hoặc lẫn ít nhiều thức ăn... Tiếp đó các ngày sau có ỉa ra phân đen.

Hoặc sau cơn đau, ngất nhẹ rồi qua được cơn đau nhưng chân tay rã rời, mệt mỏi, muốn nằm, mặt xanh... 2-3 giờ sau đi ngoài ra phân có máu bầm đen hoặc đen hẳn như hắc ín, mùi tanh máu.

Nguyên nhân bệnh xuất huyết dạ dày

Thường do 3 nguyên nhân chính:

Chỗ mụn nhọt lở loét ở bao tử, tá tràng ngày càng lớn thêm, mạch máu căng lên, nhân cơ hội như tức giận qúa hoặc phẫn nộ kích thích làm mạch máu qúa căng gây xung huyết và mạch máu gần chỗ mụn nhọt lở loét bị vỡ, máu tràn vào bao tử.

Ngoài nguyên nhân tức giận, sợ hãi hoặc u uất qúa hoặc thần kinh bị kích thích đột ngột cũng gây nên xuất huyết bao tử.

Bịnh nhân đang bị lở loét bao tử, nếu uống phải rượu mạnh, một số loại thuốc như Aspirin, Corticoide, Chlopheriamin... làm dạ dày bị xuất huyết. Có khi các thức ăn kích thích (cà phê, tiêu...) hoặc khó tiêu làm cho chỗ mụn nhọt, lở loét bị kích thích, cọ xát, gây nên xuất huyết.

Bịnh dạ dày lở loét lâu ngày, vận động mạnh, đụng tới bụng hoặc khiêng nhấc vật nặng... cũng có thể gây xuất huyết.

Bảng Phân Biệt Chứng Ói Ra Máu (dạ dày Xuất Huyết) và Ho Ra Máu (Khái Huyết - do Phổi)

ÓI RA MÁU

HO RA MÁU

- Phải cố sức trong cơn nôn mửa

Sau một cơn ho thấy khạc ra máu.

- Máu đỏ, đen đen, không có không khí trong máu và thường lẫn lộn với thức ăn chưa tiêu hóa

Máu đỏ thuần, có bọt, có không khí.

 

Ngày kế tiếp đi cầu ra phân có mầu đen.

Những ngày kế tiếp trong chất đàm khạc ra vẫn còn thấy máu.

Điều trị:

Nguyên Tắc Chung:

* Không nên di chuyển nhiều, không để cho người bịnh tự đi lại vì bịnh nhân sẽ choáng, chóng mặt và ngã xuống, có khi chết ngay nếu không phát hiện kịp thời.

* Phải cho người bịnh nằm nghỉ tuyệt đối trên giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi trong trường hợp nhẹ, và nằm thẳng, đầu thấp trong trường hợp nặng.

* Thuốc cầm máu bất cứ loại nào đều phải dùng.

* Không nên để người bịnh đói quá vì dạ dày tăng co bóp và tiết dịch dễ gây chảy máu. Nên cho người bịnh ăn ít, cứ 3 giờ cho ăn một lần những thức ăn nhẹ và dễ tiêu như bột trẻ em quấy đặc, khoai tây nghiền nhỏ, thịt băm...Nên cho uống nhiều chất lỏng như sữa, nước trà đường.

* Trong những ngày sau, nên thông khoan để cho người bịnh đi cầu.

* Nên chườm đá ở vùng thượng vị.

* Rửa dạ dày bằng nước lạnh có tác dụng làm giảm co bóp, giảm tiết dịch, làm hạ huyết áp tại chỗ, vì vậy có thể cầm máu được.

* Cần theo dõi thường xuyên, đo huyết áp, đếm mạch để biết máu còn chảy hay đã ngưng. (Nếu huyết áp vẫn còn thấp hoặc ngày càng tụt là dấu hiệu máu vẫn còn chảy bên trong).

Dược: theo (Thức Ăn Trị Bệnh Của Nhật Bản):

- Muối 6-8gr, hòa loãng với nước cho uống từ từ. Trước hết, lấy ít nước sôi để dễ hòa tan muối, sau đó pha thên nước lạnh để làm giảm nhiệt độ trong bao tử, tuy nhiên, lúc cần kíp, cứ uống ngay. Nước muối có tác dụng làm máu đông lại, vì vậy, khi uống xong, thấy trong người thoải mái thì cứ uống tiếp, không cần để ý nhiều ít. (Nên biết là sau khi ói ra máu, một phần nước trong cơ thể thấm vào máu để bổ sung cho máu, vì vậy Y HH Đ trị bệnh ói ra máu, trước hết không phải là dùng thuốc cầm máu mà chỉ dùng nước muối(nước biển) truyền vào cơ thể. Nên lưu ý là khi cắt tiết gà, vịt, lúc đầu không thấy đông đặc nhưng khi cho vào ít muối thì trong chốc lát máu sẽ đông lại. Đó là công dụng của muối làm đông đặc máu, hàn gắn vết thương.

- Củ hoặc rễ Sen (Ngẫu Tiết), có tác dụng làm mát và cầm máu, bổ máu. Lấy thật nhiều củ Sen, mài, lọc lấy nước dùng làm thuốc uống sống. Nước củ Sen không những có thể thay thế số nước thiếu trong cơ thể mà còn có tác dụng cầm máu. Nên uống lạnh vì dạ dày lúc xuất huyết thì hỏa vượng, nóng như đốt, vì vậy, không nên uống nóng. Hơn nữa, mạch máu khi gặp chất lạnh thì co rút lại, trái lại khi gặp nóng qúa thì dãn ra, xung huyết lên.

Khi mài rễ củ Sen, khônng nên bỏ các chỗ có mắt, vì chính các mắt Sen là thuốc cầm máu tốt. Có thể đun sôi làm nước uống thay nước trà hàng ngày. Nước củ Sen có vị chát, sít, làm mạch máu co rút. Nước củ Sen mài để lâu có mầu đỏ hoặc nấu lên cũng thấy mầu đỏ, nước mầu đỏ đó có tác dụng bổ huyết, vì thế, không phải chỉ uống khi có xuất huyết mà có thể uống lâu dài để bổ huyết.

Theo sách ‘Tân Tân Hữu Vị Đàm’:

- Khi thổ huyết, hỏa khí đang vượng, huyết nhiệt, do đó cần phải uống thêm 1 ít loại thuốc thanh, lương: Nước Rễ Tranh + Mía Lau vì Rễ Tranh có tác dụng lương huyết, còn Mía Lau thì thanh nhiệt.

- Sách Phụ Nhân Phương Lương dùng bài Tứ Sinh Hoàn: Hà Diệp (Lá Sen tươi) 320g, Tiên (Tươi) Trắc Bá 40g, Tiên (Tươi) Ngải Diệp 12g, Tiên (Tươi) Sinh địa 340g.

Nguyên là thuốc hoàn. Hiện nay hay dùng tươi, giã các vị thuốc vắt lấy nước (trấp), uống mát hoặc uống ấm hoặc sắc thành thang uống (Sinh Địa lương huyết, dưỡng âm, Trắc Bá, Hà Diệp thu liễm, chỉ huyết). Ba vị này đều có tính hàn lương, phối hợp với Ngải Diệp tính ôn, hòa huyết, tán ứ theo nghĩa ‘ phản tá’.

- Viện Trung Y Thượng Hải dùng: Ngó Sen 1280g, Sinh Địa tươi (bỏ vỏ) 160g, Qủa Lê tươi 640g. Giã nát, vắt lấy nước uống.

Hoặc dùng: Tiên Ngẫu Tiết 40g, Tiên Đại Kế 20g, Tiên Mao Căn 40g, Tiên Tiểu Kế 20g.

Giã vắt lấy nước uống.

Các vị này đều có tác dụng cầm máu nhưng được ứng dụng theo cách dùng chất tân (mới) tiên (tươi) của các vị thuốc.

- Hoặc dùng bài ‘Huyết Kiến Ninh’(Trung Y Thượng Hải): Đại Kế Thảo Căn (rễ) và Bạch Cập. Liều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần dùng 4g, ngày 2-3 lần.

- Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài Tam Bạch Tử Hoàng Hợp Tễ: Bạch Mao Căn 30g, Bạch Cập Phấn 12g, Tử Chu Thảo 30g, Đại Hoàng Phấn 1g. Thêm Vân Nam Bạch Dược 1g, hợp với bột Đại Hoàng và Bạch Cập, chia làm 2 lần uống. Dùng Bạch Mao Căn và Tử Chu Thảo sắc lấy nước để uống thuốc bột.

- Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng:

1- Trị Thổ Huyết Phương: Đại Sinh Địa 32g, Mao Căn 12g, Hắc Chi Tử 8g, Tây Thảo Căn 8g, Mạch Môn 12g, Thiên Môn 12g, Trắc Bá Diệp 12g, Cam Thảo 4g, Ngẫu Tiết 20ml. Sắc uống xong, hòa nước Ngó Sen vào uống.

2- Tam Hắc Thần Hiệu Tán: Đơn Bì (Tro) 16g, Bồ Hoàng (Tro) 4g, Tửu Sinh Địa 24g, Hắc Chi Tử 16g, Xuyên Bối Mẫu 12g. Sắc xong, hòa với nước cốt Ngó Sen (Ngẫu Tiết Trấp) và Đồng tiện, mỗi thứ 20 ml, uống.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864