Đau dạ dày

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Đại cương Dạ dày đau là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị, trung tiêu. Dạ dày đau là triệu chứng chủ yếu của khá nhiều bịnh chứng của Dạ dày (Dạ dày Tá tràng viêm lóet, Dạ dày sa, Ung thư Dạ dày, Rối loạn thần kinh chi phối Dạ dày...) Bịnh Danh + Tâm thống (Thiên ‘Lục Nguyên Chính K...

Đại cương

Dạ dày đau là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị, trung tiêu.

Dạ dày đau là triệu chứng chủ yếu của khá nhiều bịnh chứng của Dạ dày (Dạ dày Tá tràng viêm lóet, Dạ dày sa, Ung thư Dạ dày, Rối loạn thần kinh chi phối Dạ dày...)

Bịnh Danh

+ Tâm thống (Thiên ‘Lục Nguyên Chính Kỷ Đại Luận ‘ TV 71)

+ Vị Hoãn thống, Vị Uyển thống (Thiên ‘Kinh Mạch’ LK10)

+ Vị Quản Thống ( Đan Khê Tâm Pháp)

+ Tâm Hạ Thống (Y Học Chính Truyền)

+ Vị Thống (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

Nguyên Nhân

1- Do Bịnh Tà Phạm Vị (NKHTYT. Hải), Do ăn uống không tiết độ (NKHTYT. Đô):

+ Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị

+ Hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh, hàn tích ở trong làm cho Vị đau.

+ Hoặc do Tỳ Vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau.

+ Hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường. Aên nhiều thức ăn béo, ngọt sinh ra thấp nhiệt ở trong gây đau.

+ Hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau.

+ Cũng có thể do giun gây đau.

2- Do Can Khí Phạm Vị (NKHTYT. Đô), Can Khí Uất Kết (NKHTYT. Hải).

Do lo nghĩ uất ức làm tổn thương Can (Nộ thương Can), Can khí không sơ tiết được, phạm đến Vị, làm cho Can Vị không điều hòa, khí cơ bị uất trệ gây ra đau.

Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa, hỏa uất làm tổn thương phần âm, dịch vị bị khô gây ra đau (đau ngày càng tăng hoặc đau liên miên).

3 - Do Tỳ Vị Hư Hàn (NKHTYT. Hải), Tỳ Vị Hư Yếu (NKHTYT. Đô).

Do lao động qúa sức, no đói thất thường khiến Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau.

Tuy phân ra làm 3 loại như trên nhưng các sách giáo khoa đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu là do không thông (thống tắc bất thông - đau là do không thông)

Chứng Trạng Lâm Sàng

1- CAN KHÍ PHẠM VỊ (NKHTYT. Hải và T. Đô)

a- Chứng: Bụng trên đầy trướng, vùng Thượng vị đau xuyên ra 2 bên hông, ợ hơi, ợ chua, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền.

b- Biện chứng :

Bụng trên đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bón là do Vị khí không thăng giáng được, nghịch lên trên.

Bụng đau do Can và Tỳ bất hòa gây ra vì Can chủ sơ tiết, khi tình chí không được thư thái, Can khí bị uất kết, phạm (khắc) Vị (thổ).

Hông và sườn liên hệ đến Can kinh (Can kinh vận hành qua đó), bịnh thuộc về khí, khí thường động, do đó, 2 hông sườn bị đau.

Mạch Huyền là mạch của Can.

Như vậy Dạ dày đau ở đây là do Can khí bị uất kết, Can khí phạm Vị gây ra.

Điều trị:

+ Sơ Can, lý khí (T. Hải)

+ Sơ Can lý khí, hòa Vị, chỉ thống (T. Đô).

Đều dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sài Hồ 8g, Bạch thược 12g, Chích thảo 4g, Chỉ xác 8g, Hương phụ 8g, Xuyên khung 8g. Sắc ngày uống 1 thang.

(Đây là bài Tứ Nghịch Tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên khung, Hương phụ (Trần Bì). Sài Hồ sơ Can, lý khí; Thêm Hương phụ để tăng tác dụng của Sài Hồ; Phối hợp thêm Chỉ xác (thực) để thăng thanh giáng trọc; Thược dược ích âm hòa lý; Hợp với Chỉ xác có tác dụng sơ thông khí trệ; Chích thảo điều hòa trung khí, cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân, hòa Can; Xuyên khung để hành khí, giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương phụ).

- Sách ‘Trung Y Học Khái Luận ‘ dùng Tả Kim Hoàn hợp với Nhị Trần Thang

+ Tả Kim Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Hoàng Liên (sao gừng) 240g, Ngô Thù Du (Tẩm nước muối sao) 40g. Tán bột, tưới nước làm hoàn.

+ Nhị Trần Thang (Hoà Tể Cục Phương): Bán Hạ 8- 12g, Trần Bì 8- 12g, Phục Linh 12g, CamThảo 4g. Sắc uống.

(Hoàng Liên thanh nhiệt ở Vị làm quân để trị Can thực gây đau; Ngô Thù Du để hành khí giải uất và dẫn nhiệt đi xuống, giáng nghịch khí; Bán Hạ để táo thấp hóa đàm, hòa Vị; Trần Bì để lý khí, hóa đàm; Phục Linh kiện Tỳ lợi thấp; Cam thảo hòa trung bổ Tỳ).

- Sách ‘Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa dùng bài Kim Linh Tử Tán và Trầm Hương Giáng Khí Tán.

+ Kim Linh Tử Tán (Kinh Huệ Phương - Bảo Mệnh Tập): Kim Linh Tử (Hột sầu đâu, nấu với rượu, bỏ hột) 12g, Diên Hồ Sách (Sao với dấm) 4g. Sắc uống.

(Kim Linh Tử sơ Can tiết nhiệt và giãi trừ uất nhiệt ở Can kinh, phối hợp với Diên Hồ Sách có thể trị các chứng đau trên dưới, trong ngoài, khí trệ).

+ Trầm Hương Giáng Khí Tán (Hòa Tễ Cục Phương): Trầm Hương (nghiền mịn, để riêng) 10g, Chích thảo (sao chung với Sa nhân) 20g, Sa nhân 30g, Hương phụ 20g. Sắc uống.

(Hương phụ lýkhí, giải uất; Sa nhân hòa Tỳ Vị; Chích thảo điều hòa trung khí; Trầm hương giáng khí, chỉ thống).

- Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài Sơ Can Hòa Vị Pháp, Trị Can Khí Thông Mạch Hư Đắc Thực Sảo Hoãn Phương.

+ Sơ Can Hòa Vị Pháp (Loại Cát Sinh Kinh Nghiệm Phương): Cam Tùng 6g, Vị Bì (da Nhím) 2g, Cam thảo 4g, Nước cốt gừng 5ml, Ngọa Lăng 6g, Cửu hương trùng 4g, Diên Hồ 2g, Trầm Hương 2g, Hương phụ (chế) 2g, Giáng hương 6g, Tả Kim Hoàn (Hoàng Liên + Ngô Thù Du) 4g. Sắc uống.

(Cam Tùng, Hương phụ, Trầm Hương để lý khí; Diên Hồ để hoạt huyết; Cửu Hương Trùng để sơ thông khí trệ ở ngực bụng; Ngọa Lăng Tử để tiêu chất chua; Da Nhím để lương huyết, nước cốt gừng để ôn ấm Tỳ Vị; Tả Kim Hoàn để tả Can Hỏa).

+ Trị Can Khí Thống Mạch Hư Đắc Thực Sảo Hoãn Phương (Linh Lăng Y Thoại): Kim Thạch Hộc 12g, Cam thảo 4g, Sa Sâm 12g, Quất Hồng 6g, Sài Hồ 6g, Bạch thược 12g, Mộc Qua 8g, Quy Tu 12g, Phục Linh 12g. Sắc uống.

(Sài Hồ sơ Can khí; Sa Sâm, Thạch Hộc dưỡng Can âm; Bạch thược, Quy, Thảo để hòa huyết, giảm đau; Quất Hồng, Phục Linh, Mộc Qua để bình Can Mộc cho khỏi khắc Tỳ thổ).

+ Trị Can Khí Phạm Vị Quản Hiếp Thống Ẩu Thổ Toan Thủy Bất Đắc Hạ Phương (Bản Thảo Dụng Pháp Nghiên Cứu): Quảng Mộc Hương 20g, Đinh Hương 40g, Ngũ Linh Chi 20g, Xạ Hương 2g, Bồ Công Anh 20g, Phật Thủ 20g, Ngô Thù Du 20g, Đương quy 20g, Diên Hồ Sách 20g, Cam thảo 20g, Hoàng Liên 20g, Phụ Phiến 20g, Trầm Hương 40g, Sa nhân 20g, Hương phụ20g. Sắc uống.

- Sách ‘Đại Chúng Vạn Bịnh Cố Vấn ‘dùng bài:

+ Chính Khí Thiên Hương Tán (Lưu Hà Gian): Ô dược 40g, Trần Bì 32g, Hương phụ ï 32g, Can Khương 40g, Tử Tô Diệp 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước muối. Ngày 2- 3 lần.

+ Sách ‘Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phưiơng Đại Toàn’ dùng:

Vị Quản Thống Phương I: Qua lâu nhân 18g, Quy vĩ 6g, Xuyên luyện tử 10g, Đan sâm 10g, Chử Bán hạ 6g, Mộc hương 4g, Hàng thược 6g, Sa nhân 2,8g. Sắc uống.

Vị Quản Thống Phương II: Sài hồ 10g, Uất kim 10g, Bạch thược 10g, Xuyên luyện tử 10g, Cam thảo 6g, Hương phụ chế 10g, Nguyên hồ 10g, Chỉ xác 10g, Tô ngạnh 10g. Sắc uống.

Sơ Can An Vị Ẩm: Ngọa lăng tử 16g, Ý dĩ nhân 16g, Hoàng Uất kim 12g, Nguyên hồ 12g, Bạch tật lê 12g, Phật thủ12g, Bạch thược 20g, Sài hồ 12g, Ô dược10g, Chỉ xác 10g. Sắc uống.

Mai Hương Ẩm: Lục ngạc mai (đài xanh cây mơ) 10g, Nguyên hồ 10g, Cưủ hương trùng 10g, Bạch thược 16g, Hương phụ chế 10g, Giáng hương 10g, Phật thủ phiến 16g, Cam thảo 6g. Sắc uống.

- Sách ‘Trung Dược Lâm Sàng Dược Lý Học ‘ giới thiệu 2 bài:Việt Cúc Hoàn và Lục Uất Thang.

+ Việt Cúc Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Hương phụ 12g, Thương truật 12g, Xuyên khung 12g, Lục khúc 12g, Hắc Sơn chi 2g. Sắc uống.

(Hương phụ lý khí; Xuyên khung hỗ trợ sức hoạt huyết, hành khí; Thương truật táo thấp hóa đàm; Chi tử tả tà nhiệt ở Tâm và Phế, giải uất ở TamTiêu; Lục khúc để tán khí, khai vị, hóa thủy cốc, tiêu tích trệ).

Lục Uất Thang (Y Học Nhập Môn): Hương phụ tử 4g, Bán hạ 4g, Sơn chi tử 4g, Xích linh 4g, Thương truật 2g, Trần bì 4g, Cam thảo 2g, Xuyên khung 4g, Sa nhân 2g. Sắc uống với 3 lát gừng sống.

- Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương ‘ dùng:

Tam Hương Thang Gia Vị: Hương phụ 26g, Tam tiên 46g, Mộc hương 6g, Lai phục tử 40g, Hoắc hương 16g, Binh lang phiến 10g, Trần bì 16g, Cam thảo 10g, Phật thủ 16g. Sắc uống.

* Ghi chú: Bài này chú trọng lý khí để thuận khí cơ. Hành khí có thể họat huyết, họat huyết có thể giảm đau. Khí huyết thông điều, chứng trướng đau sẽ hết. Bài thuốc tuy dùng liều cao để lý khí nhưng thực tế lâm sàng đã chứng minh thuốc không làm hao khí, xử dụng không có hại. Tuy nhiên, bài này không phải là thuốc bổ khí, vì vậy, đúng bệnh rồi thì phải ngừng, không được dùng lâu dài).

Mộc Hương Khoan Trung Tán (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Thanh bì 160g, Hậu phác (chế) 600g, Trần bì 160g, Hương phụ (sao) 120g, Đinh hương 160g, Mộc hương 120g, Bạch đậu khấu 80g, Sa nhân 120g. Tán bột, Ngày 3 lần, mỗi lần 4g với nước muối.

- Liên Phụ Lục Nhất Thang (Y Học Chính Truyền): Hoàng liên 24g, Phụ Tử (nướng bỏ vỏ và cuống ) 4g, Thêm gừng 3 lát, Táo 1 quả, sắc uống.

- Lương Phụ Hoàn (Lương Phương Tập Dịch): Cao lương khương (Sao rượu 7 lần, sấy khô), Hương phụ tử (sao dấm 7 lần, sấy khô). Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12- 16g với nước muối.

-Cứu Thống An Tâm Thang (Biện Chứng Lục): Bạch thược 40g, Quán chúng 18g, Cam thảo 4g, Nhũ hương 4g, Sài hồ 8g, Một dược 4g, Chi tử (sao) 12g, Thương truật 12g. Sắc uống.

- Dũ Thống Tán (Tế Sinh Phương): Ngũ Linh Chi, Cao Lương khương, Diên Hồ Sách, Đương quy, Nga Truật. Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 6- 8g.

+ Phương Đơn Giản (Theo NKTYHT. Đô)

. Bách hợp 32g, Ô dược 6g, Ngọa lăng tử 160g, Cam thảo 60g. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.

. Ô tặc cốt 30g, Triết bối mẫu 12g. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Ô Bối Tán).

- CHÂM CỨU

+ Châm Cứu Học Thượng Hải: Nội Quan, Túc Tam Lý, Thái Xung, Trung quản.

(Nội Quan thông với Âm Duy mạch trị bịnh ở Vị và Tâm, hợp với Túc Tam Lý trị nước chua ở bảo tử và bịnh ở Dạ dày, khí trệ ơ û Can, Vị, Thái Xung để bình Can Khí).

+ Châm Cứu Học Giảng Nghĩa: Trung Quản, Kỳ Môn, Nội Quan, Túc Tam Lý, Dương Lăng Tuyền.

(Trung Quản, Túc Tam Lý để sơ thông Vị khí, thăng thanh giáng trọc, Nội Quan mở uất kết ở ngực, Vị Quản, phối hợp với Kỳ Môn, Dương Lăng Tuyền để bình Can và Đởm khí).

+ Trung Y Học Khái Luận: Trung Quản, Nội Quan, Túc Tam Lý.

+ Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu: Trung Quản, Nội Quan, Túc Tam Lý.

+ Châm Cứu Học Giản Biên: Thượng Quản, Hợp Cốc, Túc Tam Lý.

+ Trung Hoa Châm Cứu Học: Vị Du, Thượng Quản, Trung Quản, Túc Tam Lý, Công Tôn.

+ Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học: Vị Du, Tam Tiêu Du, hoặc Can Du, Vị Du, Trung Quản, Túc Tam Lý.

+ Châm Cứu Trị Liệu Học: Trung Quản, Túc Tam Lý (đều bổ), Nội Quan, Thái Xung (đều tả).

+ Thái Ất Thần Châm Cứu: Trung Quản, Chương Môn, Cự Khuyết (châm xiên xuống dưới), Thiên xu (cứu), Túc Tam Lý, Nội Quan, Công Tôn.

2- TỲ VỊ HƯ HÀN (NKTYT. Hải và T. Đô)

a- Chứng: Đau âm ỉ, ói ra nước trong, thích nóng, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.

b- Biện chứng

- Do trung dương bất túc, Tỳ hàn Vị yếu, dương khí không vận chuyển được, hàn khí tích trệ nghịch lên vì vậy đau âm ỉ mà ói ra nước trong.

- Tỳ Vị dương hư, bên trong lạnh do đó thích chườm nóng.

- Dương khí không vận hành do đó tay chân lạnh, ỉa lỏng.

- Lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược không lực là dấu hiệu hư hàn ở trung tiêu.

c- Điều trị:

- Ôn trung tán hàn (NKHTYT. Hải)

- Ôn trung kiện Vị (NKHTYT. Đô)

+ Nội Khoa Học (Trung Y Học Thượng Hải) dùng bài ‘Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị’: Quế chi 12g, Mộc hương 4g, Thược dược 24g, Đại táo 2 trái, Hoàng kỳ 24g, Bào khương 8g, Chích thảo 4g. Sắc xong, cho ít Mạch Nha vào, quấy đều uống.

(Đây là bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (KQYL) thêm Mộc Hương, thay Sinh khương bằng Bào khương. Quế chi tán biểu; Thược dược bình Can; Bào khương, Hoàng kỳ, Chích thảo để ôn trung kiện Tỳ; Mộc Hương lý khí giảm đau; Đại táo điều hòa vinh vệ).

+ ‘Nội Khoa Trung Y Học Thành Đô’ dùng bài ‘Đinh Thù Lý Trung Thang’ (Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Quan quế, Can khương, Phụ tử, Ngô thù du, Cam thảo, Bạch truật, Sa nhân, Nhân sâm, Trần bì. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.

+ Sách ‘Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa’ dùng bài ‘Hương Sa Lục Quân Tử Thang ‘(Hoà Tễ Cục Phương): Đảng sâm 12g, Chích thảo 4g, Phục linh 12g, Bán hạ 8g, Bạch truật 12g, Trần bì 8g.

(Đây là bài Tứ Quân Tử Thang thêm Bán hạ và Trần bì. Sâm để bổ khí; Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp; Cam thảo giúp Sâm để ích khí hòa trung; Bán hạ táo thấp, hóa đàm, hòa vị; Trần bì lý khí hóa đàm).

+ ‘Sách Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài: Ôn Thông Lý Khí Pháp (Đinh Cam Nhân): Bội lan diệp 12g, Ô dược 8g, Xuyên luyện tử 12g, Bạch linh 12g, Thượng quế tâm 6g, Quất diệp 8g, Trầm hương duyên 6g, Tô ngạnh 12g, Ngọa lăng tử 20g, Sa nhân 6g, Bạch thược 12g, Sắc uống.

(Quế Tâm ôn Vị, hoạt huyết; Ô dược, Sa nhân, Tô ngạnh, Hương duyên để lý khí, chỉ thống; Nhị Trần hợp với Bội lan để hòa Vị, tiêu kết; Xuyên luyện, Quất diệp, Ngọa lăng tử để bình Can tiết Mộc).

­+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài Lương Phụ Hoàn Gia giảm: Cao Lương Khương (sao rượu) 6- 16g, Hương phụ (Sao dấm) 10- 16g, Thanh bì 10g, Uất kim 10- 18g, Sa nhân 10g. Sắc uống.

* Ôn Vị Chỉ Thống Thang: Quế chi 6g, Nguyên hồ 10g, Ngô thù 6g, Bào khương 6g, Vân linh 10g, Đương quy 10g, Bạch thược 10g, Bạch truật 12g, Đinh hương 4g. Thêm Hồng Táo 3 trái, sắc uống.

- Sách Trung Quốc Đương Đại Danh Y N ghiệm Phương Đại Toàn dùng bài Kiện Tỳ Thang: Ngọa lăng tử 30g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Chích thảo 6g, Bạch thược 10g, Trần bì 6g, Xuyên luyện 4g, Bán hạ 10g, Phục linh 12g, Ngô Thù 4g. Sắc uống.

- Sách Đại Chúng Vạn Bịnh Cố Vấn dùng bài Thảo Đậu Khấu Hoàn (Trầm Thị Tôn Sinh): Thảo đậu khấu (nướng) 40g, Can khương 80g, Ngô thù du 80g, Mạch nha 80g, Thanh bì 40g, Trần bì 40g, Bạch truật 40g, Chỉ thực 80g, Thần khúc 80g, Bán hạ 80g. Làm thành hoàn, ngày uống 20g với nước nóng.

Phương đơn giản (NKHTYT. Đô).

+ Xuyên Tiêu 4g, Lương Khương 12g, Cam thảo 8g. Sắc, chia làm 3 lần uống.

+ Xuyên tiêu 4g, Can Khương 8g, Đinh Hương 4g. Sắc uống.

CHÂM CỨU

- Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa: Châm bổ và cứu Tỳ Du, Vị Du, Trung Quản, Chương Môn, Nội Quan, Túc Tam Lý.

Phân tích: Dùng Vị du + Trung Quản và Tỳ Du + Chương Môn là phối hợp Du + Mộ huyệt, chuyên trị thể tạng và khí không đủ, thêm Nội Quan, Túc Tam Lý để điều hòa Vị khí và chặn cơn đau.

- Châm Cứu Học Thượng Hải: Nội Quan, Túc Tam Lý, Trung Quản, cứu Tỳ du, Vị Du.

(Trung Quản +Nội Quan +Túc Tam Lý là 3 huyệt có tác dụng đặc hiệu trị bệnh tiêu hóa (chủ yếu do Vị khí mất điều hòa), cứu Tỳ Du, Vị Du để ôn bổ Tỳ Vị).

- Châm Cứu Học Giản Biên: Lương Môn, Trung Quản, Túc Tam Lý, Công Tôn, Nội Quan.

- Châm Cứu Trị Liệu Học:Trung Quản, Quan Nguyên, Túc tam Lý, (đều cứu) Vị du (đều tả).

- Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học:Trung Quản, Thiên xu, Khí Hải, Quan Nguyên (đều cứu).

- Thần Cứu Kinh Luận:Cứu Cách Du, Tỳ Du, Vị Du, Nội Quan, Dương Phụ, Khâu Khư.

- Thần Ứng Kinh : Thái Uyên, Ngư Tế, Túc tam Lý, 2 huyệt ở dưới vú 1 thốn, Cách du, Vị Du, Thận Du (Cứu số tráng tùy theo tuổi).

3- ĂN UỐNG KHÔNG ĐIỀU ĐỘ (NKTYHG. Nghĩa và T. Đô)

a. Chứng:Vùng Thượng Vị đau, ợ ra mùi thức ăn, ói mửa, ói được thì đỡ đau, lưỡi và rêu trắng bẩn, mạch Họat mà Thực.

b. Biện chứng : Thức ăn đình trệ ở Vị không tiêu hóa được làm cho Dạ dày đau, đầy trướng, thức ăn tích lại trọc khí không chuyển đi được, Vị khí không thăng giáng được gây ra ói, thức ăn không tiêu được nên ợ ra mùi thức ăn.

c. Điều trị:

Hòa trung, Tiêu thực (Nội Khoa Học Giảng Nghĩa).

Hòa trung, Đạo trệ (Nội Khoa Học Trung Y Thành Đô).

+ Sách NKHTYT. Đô dùng bài Bảo Hòa Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Sơn tra 240g, Lục khúc 80g, Bán hạ 120g, Thái phục tử 120g, Trần bì 40g, Phục linh 40g, Liên kiều 80g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 12- 24g.

(Sơn tra + Lục khúc + Thái phục tử đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực (Sơn tra tiêu chất thịt, chất nhờn; Lục khúc tiêu ngũ cốc, tích trệ; Thái phục tử tiêu chất bột ) Trần bì + Bán hạ + Phục linh hòa Vị; Liên kiều tán thực trệ tích dẫn đến uất nhiệt).

+ Sách NKHG. Nghĩa cũng dùng bài Bảo Hòa Hoàn, thêm Sa nhân, Chỉ Thực và Binh Lang.

+ Sách Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn dùng bài Điều Vị Thang: Đảng sâm 16g, Quảng mộc hương 10g, Bạch truật 10g, Đại phúc bì 10g, Hậu phác 10g, Chỉ xác 10g, Xuyên luyện tử 10g, Tất bát 10g. Sắc uống.

+ Sách Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học dùng: Đương quy 12g, Ma nhân 12g, Bạch truật 8g, Kê nội kim 12g, Hòang kỳ 8g, Can khương 4g, Đảng sâm 12g, Úc lý nhân 12g, Qua lâu nhân 20g, Trần bì 4g, Mạch nha 16g. Sắc uống.

4- Ứ HUYẾT NGƯNG TRỆ (NKHT Hải) VỊ LẠC Ứ TRỞ (NKHT. Đô)

a) Chứng: Đau vùng thượng vị, đau 1 điểm không di chuyển, đau như kim đâm, không thích ấn nắn, ấn vào thì đau, có khi ói ra máu, ỉa ra phân đen, lưỡi tím, mạch Tế Sáp (T. Hải), Sáp (T. Đô).

b) Biện Chứng: Đau lâu ngày, bịnh chắc chắn nhập vào lạc mạch, lạc mạch bị tổn thương gây ra ói ra máu, phân đen, huyết ứ lại gây nên đau cố định 1 chỗ, không thích ấn nắn, lưỡi thâm tím, mạch Sáp là biểu hiện huyết ứ.

c) Điều trị:

. Hóa ứ, thông lạc (NKHT. Hải).

. Hoạt huyết, hóa trệ (NKHT. Đô).

+ Nội Khoa Học Thượng Hải dùng bài Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác) gia giảm: Ngũ linh chi 12g, Ô dược 8g, Đương quy 12g, Huyền hồ 4g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 12g, Đào nhân 12g, Hương phụ 6g, Đơn bì 8g, Hồng hoa 12g, Xích thược 8g, Chỉ xác 6g. Sắc uống.

Phân Tích :Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì, Xích thược để hoạt huyết; Ngũ linh chi, Huyền (Diên) hồ để hóa ứ; Hương phụ, Chỉ xác, Ô dược để lý khí; Cam thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh (tuấn dược) của các vị thuốc.

- NKH T. Đô dùng: Thất Tiếu Tán + Đan Sâm Ẩm:

+ Thất Tiếu Tán (Cục Phương): Ngũ linh chi 240g, Bồ hoàng 160g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8- 12g, dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước, phân làm 2 lần uống, hoặc hòa với dấm uống.

(Ngũ linh chi tán huyết; Bồ hoàng hành huyết).

(Ngũ linh chi tán huyết; Bồ hoàng hành huyết).

. NKTYHG Nghĩa : Dùng Thất Tiếu Tán

Phương đơn giản (NKHT. Đô)

+ Cửu hương trùng 12g + Thục mai (chế) 12g. Sắc chia 3 lần uống

+ Đương quy + Đan sâm + Nhũ hương + Một dược đều 12g. Sắc chia 3 lần uống.

+ Diên hồ sách 8g + Ô tặc cốt 16g + Bạch cập 20g + Địa du 32g. Sắc chia 3 lần uống.

Ngoài 4 nguyên nhân và thể loại chính (Can Khí Phạm Vị, Tỳ Vị Hư Hàn, Ăn Uống Không Điều Độ, Ứ Huyết Tích Trệ) trên, sách Nội Khoa Học Trung Y Thành Đô còn nêu ra 2 thể loại nữa là:

5- VỊ ÂM BẤT TÚC

a- Chứng:Dạ dày đau lâu ngày, đau liên miên, phiền nhiệt, đói mà không ăn được, miệng và họng khô, bón lưỡi hồng, ít nước miếng, Mạch Hư, Tế, Sác.

b- Biện chứng : Vị âm bất túc nên Vị lạc không được nuôi dưỡng gây ra đau liên miên. Âm hư sinh nội nhiệt gây ra phiền nhiệt, đói, miệng và họng khô, đại tiện bón. VỊ không được nhu dưỡng, VỊ khí bị thụ thương, do đó đói mà không ăn được, lưỡi hồng, ít tân dịch + Mạch Hư Tế Sác là dấu hiệu VỊ âm bất túc.

c_ Điều trị: Dưỡng Âm, Ích Vị

Xử phương: Nhân Sâm Ô Mai Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Nhân sâm, Cam thảo (Chích), Liên tử (sao), Mộc qua, Ô mai, Sơn dược. Sắc uống.

Phương đơn giản (NKH T. Đô): Bạch thược 32g + Cam thảo 12g. Sắc uống.

6- HÀN THƯƠNG VỊ DƯƠNG

a- Chứng: Dạ dày đột nhiên đau, đau như dùi đâm, đau phát sốt hoặc đau xiên lên ngực, sườn, hông, đầu và cơ thể đau, ớn lạnh, phát sốt, rêu lưỡi trắng, mạch Khẩn.

b- Biện chứng: Hàn tà xâm nhập, Vị dương không tuyên thông, gây ra đau, đầu và mình đau, sợ lạnh, sốt, rêu lưỡi trắng là hàn tà còn ở bên ngoài biểu, mạch Khẩn thuộc Hàn.

c- Điều trị: Ôn Vị chỉ thống, Hoà giải biểu lý.

Xử phương: Sài Hồ Quế Chi Thang thêm Ngô thù + Lương khương + Hương phụ.

Sài Hồ Quế Chi Thang (Thương Hàn Luận): Quế chi (bỏ vỏ) 6g, Bán hạ 10g, Hoàng cầm 6g, Thược dược 6g, Nhân sâm 6g, Sài hồ 16g, Chích thảo 4g, Đại táo 6 trái, Sinh khương 6g. Sắc uống.

+ Sách :’ Bịnh Tỳ Vị’ dùng:

Củ Riềng già (thái mỏng phơi khô) 80g Hương phụ (sao hết lông, giã dập) 40g

Dây cườm thảo 10g. Tán bột. Ngày uống 20g với nước nóng.

Phương đơn giản

- Lương Khương 8g + Hương phụ 8g + Sinh khương 1 ít. Sắc uống (NKH T. Đô).

- Hồ Tiêu ( Phấn) + Nhục Quế (Phấn). Ngày uống 2- 4g (NKH T. Đô).

- Chỉ Thực 8g + Quế Tử 8g. Sắc uống (NKH T. Đô).

Châm Cứu Học Thượng Hải: Nội quan + Túc tam lý + Trung quản + Cách du + Tam âm giao + Công tôn.

Châm Cứu Trị Liệu Học: Cách du + Tam âm giao (đều châm tả) + Chương môn (Cứu)

NGOẠI KHOA

Sách “ Tân Hữu Vị Đàm “ của Trần Nhân Tôn giới thiệu 2 phương pháp chườm nóng sau:

+ Đại hồi 40g, giã nát. Tiểu hồi 20g, Muối 1 bát (100g). Cho vào nồi, sao nóng, rồi đựng vào túi vải, chườm vào vùng thượng vị (Dạ dày) và lưng (D8- D12).

+ Đại hồi 40g, Tiểu hồi 40g, Mộc hương 20g, Hoa tiêu 20g. Tán bột thêm 100g muối. Đem sao lên cho nóng, bọc vào vải, chườm vào vùng đau.

Hai phương pháp này rất phù hợp với chứng đau do Can khí uất và Tỳ Vị hư hàn.

- GC: Hồi hương và muối hột càng cháy đen khí càng mạnh. Mỗi bịch thuốc như trên có thể dùng để chườm 5 lần rồi mới bỏ đi.

THUỐC NAM ( Để tham khảo)

- Lá Bồ công anh khô 20g, Lá khôi 16g, Lá khổ sâm10g. Sắc 300ml, nấu sôi trong vòng 15 phút, thêm vào ít đường. Chia làm 3 lần uống. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi (Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

- Riềng (Xào )20g, Tiêu sọ 8g, Muối tiêu hoặc muối rang 4g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

- Củ Bồ Bồ 40g, củ Sả già, củ Cỏ Cú, mỗi thứ 10g. Đậu đỏ, xanh, vàng, đen, mỗi thứ 100 hột, rang lên. Dạ dày heo 1 cái sấy dòn. Tất cả phơi sơ, tán thành bột, cho vào lọ để dành dùng dần. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4g (293 Bài Thuốc Gia Truyền) 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864