Đau gót chân

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

I. Đại cương

Đau gót chân thường do viêm gân gan chân, bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn thương.. .

Bị Đau gót chân đôi khi cũng là triệu chứng của một số bệnh như viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới.. Gân gan chân là một dải gân xơ bám từ xương gót đến các chỏm xương bàn. Nó có tác dụng duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, khiến cho bàn chân có được độ nhún. Nó làm giảm nhẹ lực đè ép lên bàn chân khi vận động. Vì nó nằm giữa hai mặt phẳng cứng là xương gót và mặt đất, chính vì thế những người thường xuyên đi, đứng, chạy nhảy nhiều, nhất là bằng chân không, hay mang giày dép đế cứng, sẽ dễ bị tổn thương.

Nguyên nhân là do gân gan chân bị kéo căng quá mức, lập đi lập lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót. Hoặc khởi động bàn chân không kỹ trước khi vận động, làm cân gan chân ở trạng thái đông cứng chưa kịp dãn thích nghi với động tác đi bộ, chạy nhảy. Ngoài ra, mặt sân quá cứng, hoặc kỹ thuật chân không chuẩn trong thể thao gây chấn động mạnh lên vùng gót chân, Đi bộ, vận động chạy nhảy quá nhiều, Cơ thể tăng cân (béo phì, có thai) làm quá tải cân gan chân, Mang giày không phù hợp hoặc cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh, phụ nữ đi giày bó, cao gót, hoặc ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, tiền sử bị bệnh viêm khớp dạng thấp, tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

 Bệnh nhân thấy Đau vùng gót chân, đặc biệt khi sáng ngủ dậy bước chân xuống đất, và giảm đau dần khi đi lại sinh hoạt trong ngày, hoặc Đau giảm khi nghỉ nhưng lại tái phát khi bệnh nhân bắt đầu đi lại nhiều. Nhưng về sau, đau liên tục khi đi, hay chạy nhảy chơi thể thao.

Chụp Xquang cũng loại trừ một số nguyên nhân gây đau gót chân khác như nứt gãy xương, viêm xương, u xương hay nang xương vùng bàn, gót chân .

Đau gót chân là một triệu chứng bệnh lý rất thường gặp, dễ mắc phải nếu không biết cách phòng ngừa, và khó điều trị cũng như dễ tái phát nếu để lâu không được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc.

Theo y học cổ truyền, gân do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng (Can sinh cân), một khi can huyết không đầy đủ thì gân sẽ bị suy yếu, khô, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương do ngoại tà, hoặc sang chấn.  Phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn Điều trị đau gót chân chỉ cần bổ can huyết để nuôi gân đồng thời thêm dùng kèm với thuốc hoạt huyết là bệnh đau gót chân sẽ khỏi mà không cần phải phẫu thuật

II. Điều trị

1.   Can thận hư

Triệu chứng: Gót chân đau, không xưng không đỏ, hoặc hơi xưng nhẹ không thể đi đứng nhiều, có khi kiêm chứng mỏi lưng tai, chất lưỡi tối xạm

Lý:  Can thận âm huyết hư kiêm ứ trệ

Pháp: Bổ mạnh cho can thận

Bài thuốc: Lộc giác giao hoàn và Lập an hoàn

Lộc giác giao hoàn Đau gót chân can thận hư

Lộc giác

 

Lộc giác xương

 

Thục địa

 

Nhân sâm

 

Hổ cốt

 

Ngưu tất

 

Phục linh

 

Thỏ ti tử

 

Bạch truật

 

Đỗ trọng

 

Qui bản

 

Đương qui

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập an hoàn- Đau gót chân can thận hư

Ngưu tất

 

Đỗ trọng

 

Phá cố chỉ

 

Hoàng bá

 

Tiểu hồi

 

 

 

 

 

2.   Huyết ứ

Triệu chứng: Đau gót chân kéo dài, mó vào càng đau tăng nhưng sau khi đi lại chốc lát lại cảm thấy đỡ đau, mạch huyền sắc, lưỡi đỏ tối

Pháp: Hoá ứ giảm đau

Bài thuốc: Đan sâm ngưu tất thang

Đau gót chân huyết ứ

Đan sâm

30

Ngưu tất

10

 

 

Nếu gót chân đau dữ dội hoặc sưng to ảnh hưởng đến đi lại, nếu vì lạnh hoặc thời tiết thay đổi đau tăng, mạch trỡ sắc, lưỡi tía tối, bệnh trỡnh khỏ dài là do huyết ứ đọng ở đường lạc phải dùng phép phá ứ nhuyễn kiên thì mới thành công

Bài thuốc: Tam giáp tán kiên hoàn

Đau gót chân hàn ngưng huyết ứ

Miết giáp

12

Xuyên sơn giáp

9

Xích thược

9

Chế Qui bản

30

Qui đầu

9

Tô mộc

9

Sao Đào nhân

9

Huyết kiệt

6

Một dược chế

9

Uất kim

9

Gía trùng

6

Hồng hoa

9

Nhẫn đông đằng

60

Ngưu tất

9

Mộc qua

9

Cam thảo

3

 

 

 

 

 

 

 

3. Điều trị đau gót chân không dùng thuốc

- Đầu tiên ngâm chân với nước nóng hoà với một gói chỉ thống tán (ttcb)

- Sau đó dùng tay ấn nhẹ vùng gót để xác định cho được vị trí đau nhất (A thị huyệt), rồi sau đó lấy ngón tay cái day điểm này từ ngoài vào trong, từ nhẹ đến nặng, theo chiều kim đồng hồ chừng 5 phút. Tiếp đó vẫn dùng ngón tay cái bấm với cường độ vừa phải trong khoảng 1 phút.

 -  Day ấn huyệt "dũng tuyền" chừng 1 phút (huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm ở gan bàn chân).

 -  Châm bổ các huyệt côn lôn, dương lăng tuyền, huyết hải, Phong trì

- Thực hiện các bài tập kéo căng  cân gan chân và cơ bụng chân. Trước khi tập nên ngâm chân nước nóng, sau khi tập nên chườm lạnh gót chân.

- Massage cân gan chân bằng bài tập lăn chân trên lon cứng hoặc cây tròn.

- Tập mạnh cơ bàn chân, cổ chân bằng cách dùng chân đạp giẻ lau nhà.

- Nghỉ chơi thể thao, hạn chế đi bộ. thay giầy có đế dầy và êm hơn

- Mang giày giữ cổ chân gập 90 độ khi ngủ sẽ làm giảm triệu chứng đau gót khi bước xuống giường buổi sáng.

4. Phòng bệnh đau gót chân

- Cần phải khởi động kỹ càng cho người nóng lên, kéo căng bàn chân 24 lần trước khi chơi thể thao

- Mang giày chuyên dùng, kích cỡ phù hợp, có miếng độn giày êm.

- Tránh chơi trên mặt sân cứng. Sửa lại bộ chân cho đúng kỷ thuật.

- Không nên đi bộ hay chạy bộ nhiều nhằm làm giảm cân. Trước khi tập đi bộ phải tập kéo căng cơ bụng chân, cân gan chân.

 

(Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn)

tag: Đau gót chân, dau got chan, chữa đau gót chân, bị đau gót chân, thuốc trị đau gót chân, Dau got chan trai, dau o got chan, chua dau got chan, bi dau got chan, thuoc tri dau got chan

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864