Dị vật trong tai

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Đại cương Dị vật trong tai thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi chơi đã tự đút vào (hạt bắp, hạt đậu…) hoặc một số mảnh vụn, bụi… lọt vào tai, hoặc do một số côn trùng (kiến, dán…) bò, chui vào tai khi ngủ dưới đất. Thường các dị vật tự bản chất không gây nên nguy hiểm gì nhưng chính những cách lấy ...

Đại cương

Dị vật trong tai thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi chơi đã tự đút vào (hạt bắp, hạt đậu…) hoặc một số mảnh vụn, bụi… lọt vào tai, hoặc do một số côn trùng (kiến, dán…) bò, chui vào tai khi ngủ dưới đất. Thường các dị vật tự bản chất không gây nên nguy hiểm gì nhưng chính những cách lấy dị vật ra không đúng cách có thể gây biến chứng, tổn hại nặng hơn.

Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:

1- Loại Dị Vật Bất Động: Hạt thóc, hạt bắp… có thể ở trong tai khá lâu mà không gây biến chứng gì. Nếu dị vật khá to, gây bít kín, tắc ống tai làm cho tai bị ù, nghe kém hoặc gây cảm giác đau, ho (do phản xạ kích thích nhánh tai của dây thần kinh Phế Vị).

2- Loại Dị Vật Cử Động: Kiến, ruồi… khi vào tai, bò, chạy vào trong ống tai, gây nên tiếng sột soạt, cắn vào da mỏng trong ống tai, chạm vào màng nhĩ gây rát đau tai, có khi chóng mặt.

Các dị vật sống này, nếu không biết cách xử lý tốt, có thể gây biến chứng bị cắn, đâm rách màng nhĩ.

Điều trị

+ Loại bất động:

. Dùng nước ấm (370C) bơm vào thành trên ống tai, tia nước sẽ đi theo thành trên ống tai ra phía sau dị vật và đẩy dị vật từ trong ống tai ra ngoài.

Ghi chú:

. Không bơm nước tia thẳng vào dị vật vì có thể làm dị vật bị đẩy sâu vào trong hơn.

. Không nên bơm nước vào tai nếu dị vật thuộc loại thấm nước vì sẽ gây nên phình to hơn.

. Dùng dụng cụ kẹp, gắp… để gắp dị vật ra.

. Nếu dị vật mềm (bông gòn, giấy…) có thể dùng cặp gắp kéo ra.

. Nếu dị vật cứng, tròn… dùng kẹp gắp có thể bị trơn và đẩy dị vật vào sâu hơn. Trường hợp này, dùng cây móc hoặc móc dái tai, luồn sát thành ống tai ra phía sau dị vật, nhẹ nhàng kéo ra.

+ Loại Cử Động:

. Nếu chúng còn sống, không nên gắp ra ngay, đụng vào chúng càng chui sâu hơn, vừa khó lấy ra, vừa đau. Loại Dán thường chui đầu vào trước, ngạnh và gai chân bị vướng nên không sao chui ra được. Có trường hợp Dán bị gắp đứt cả bụng và chân mà vẫn mắc đoạn thân ở lại, chúng càng phản ứng và cào xước da ống tai, màng nhĩ. Trường hợp này, cần phải làm cho côn trùng sợ và chui ra hoặc giết chết bằng cách nhỏ cồn nhẹ hoặc rượu, dầu phộng hoặc thuốc nhỏ tai có vị đắng… (không được dùng xăng, dầu hôi… có thể gây bỏng ống tai…).

. Khi côn trùng đã chết, râu, ngạnh xẹp lại, dùng nước bơm hoặc kẹp nhổ gắp ra. Hoặc bơm tia nước đẩy dị vật ra.

Một số phương Ngoại Khoa

+ Lá Hẹ, giã vắt lấy nước, nhỏ vào tai vài giọt.

+ Hành lá, giã lấy nước nhỏ vào tai.

Hùng hoàng, tán bột, lấy lửa than cho vào chén, rắc thuốc bột lên cho bốc khói, kê tai vào xông cho khói vào lỗ tai.

+ Giòi vào lỗ tai: Phèn xanh tán bột, thổi vào tai (giòi sẽ tan thành nước).

+ Kiến vào tai: Vỏ cây Trúc, tán bột, hoà với nước nhỏ vào tai.

+ Rết bò vào tai: Gừng sống hoặc củ Cải, ép lấy nước cốt nhỏ vào tai.

+ Đỉa vào tai: Mật ong (thứ thật) nhỏ vào tai.

Phòng Bệnh

+ Nơi ngủ cần làm vệ sinh sạch sẽ (quét dọn, giũ chăn màn trước khi đi ngủ).

+ Loại Dán thường hoạt động kiếm mồi về đêm còn ban ngày thì chui vào các kẽ ngách, hốc tối, vì vậy, ban ngày khi ngủ trưa nơi chỗ tối, đất bẩn, rất dễ bị Dán chui vào tai.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864