Đinh râu

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Đinh râu là loại mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi. Lúc đầu mụn nhỏ, ngứa, khó chịu, làm mủ chậm. Nếu không điều trị và gìn giữ cẩn thận thì mụn dần dần sưng to cả mặt và xuất hiện biến chứng nhiễm khuẩn huyết với triệu chứng sốt cao, đầu đau, nôn mửa, hôn mê. Nguyên Nhân + Do P...

Đinh râu là loại mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi. Lúc đầu mụn nhỏ, ngứa, khó chịu, làm mủ chậm.

Nếu không điều trị và gìn giữ cẩn thận thì mụn dần dần sưng to cả mặt và xuất hiện biến chứng nhiễm khuẩn huyết với triệu chứng sốt cao, đầu đau, nôn mửa, hôn mê.

Nguyên Nhân

+ Do Phong nhiệt hợp với độc: phần da bên ngoài không chắc, phần vệ bên ngoài không vững, phong nhiệt xâm nhập vào dương minh, công lên mặt gây nên bệnh.

+ Do Thấp nhiệt hợp với độc: Ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, ngọt, béo, Tỳ Vị tích nhiệt, hóa thành độc. Hoặc bên trong có thấp tà uẩn kết lâu ngày hóa thành nhiệt, hợp với độc tà theo đường kinh đi lên mặt gây nên.

Điều Trị

+ Do Phong Nhiệt Độc: Mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi kèm sốt, sợ lạnh, khát, thích uống nước lạnh, tâm phiền, táo bón, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.

Điều trị: Tán phong, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Dùng bài Kinh Phòng Bại Độc Tán gia giảm: Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Cát cánh, Đơn bì, Liên kiều, Bạch chỉ, Cam thảo (sống), Địa du đều 10g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

+ Do Thấp Nhiệt Độc: Mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi kèm sốt cao, sợ lạnh, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, bài nùng. Dùng bài:

. Giải Độc Bài Nùng Thang gia giảm: Ngân hoa 15g, Ngưu bàng tử (sao), Xuyên sơn giáo, Tạo giác thích, Xuyên khung, Hoàng cầm, Sơn chi tử, Bạch chỉ, Bối mẫu đều 10g, Hoàng liên Sơn từ cô đều 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

. Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Kim ngân hoa Bồ công anh, Tử hoa địa đinh đều 40g, Liên kiều, Cúc hoa đều 20g. Sắc uống.

 

Trong những biến đổi sinh lý của người cao tuổi thì tình trạng đi tiểu đêm là rất phổ biến. Có người mỗi đêm đi tiểu 5 - 6 lần, làm mất ngủ, dần dần thành thói quen và dẫn tới suy nhược.

Ở người bình thường, dung tích bàng quang từ 300 - 400 ml, khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang cơ thể sẽ có phản xạ cần đi tiểu. Nhưng vì lý do chưa thuận tiện, chưa muốn đi tiểu, lập tức, não sẽ ức chế, không cho bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài.

Theo nhịp sinh học, khi ngủ thì bàng quang cũng nghỉ, dù rằng đã đầy nước tiểu. Điều này có được là nhờ sự ức chế tự động của não. Nhưng khi khả năng ức chế này suy giảm sẽ sinh ra chứng đi tiểu đêm nhiều lần.

Ngoài lý do trên, xuất hiện sự phì đại ở tuyến tiền liệt với các u lành (phì đại tuyến tiền liệt thường do u lành, hiếm gặp u ác tính) cũng gây tình trạng khó tiểu tiện và tiểu tiện nhiều lần, nhất là về ban đêm. Bạn còn ít tuổi (32 tuổi) nên có thể ít xảy ra tình trạng phì đại tuyến tiền liệt.

Theo y học cổ truyền đi tiểu đêm nhiều lần thuộc chứng di niệu tức là việc đi tiểu không chịu sự khống chế của ý thức, thậm chí khi bàng quang chưa đầy nước tiểu. Nguyên nhân của chứng di niệu là do công năng có quan hệ với bài tiết nước tiểu bị sút kém.

Để chữa chứng này, y học cổ truyền thường dùng phép ôn bổ thận dương củng cố bàng quang, ích khí, thông khứu.

Bài thuốc thường dùng là “tế sinh, thận khí hoàn, gồm thục địa 20g, sơn thú 20g, phục linh 12g, hoài sơn 12g, đan bì 12g, trạch tả 12g, nhục quế 6g, phụ tử 4g, ngưu tất 10g, xa tiền tử 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Cho 750ml vào thang thuốc sắc kỹ trong 1 giờ, chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày. Mỗi lần điều trị uống 7 - 10 thang.

YduocNHH.net có thuốc chữa tiểu đêm rất đặc hiệu

Hạt sen, kim anh, khiếm thực,  Hồ đào nhục mà nhân tá dược vừa đủ

 xay nhỏ tán mịn ngày uống 30 gram / 1 lần

Đông y trị đái dầm

Đái dầm đông y gọi là Dạ niệu hay Niệu sàng, xảy ra trong trạng thái đêm ngủ đái không tự chủ được thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn nên có tên gọi Tiểu nhi di niệu.

Đa số nguyên nhân bị đái dầm là do tiên thiên bất túc. Cũng có thể do Hạ tiêu hư hàn mất chức năng bế tàng hoặc tỳ phế khí hư không ức chế được thủy dịch gây nên; Thấp nhiệt uất kết ở bàng quang khiến làm mất chức năng khí hóa cũng sinh bệnh. Trong các y thư cổ như "Chư bệnh nguyên hậu luận" chép rằng: Ngủ mà đái dầm... do âm khí thịnh, dương khí hư, bàng quang và thận khí đều bị lạnh nên không ôn chế được thủy gây ra tiểu nhiều, tiểu không cầm.

Thường hay gặp hai loại là: Hạ tiêu hư hàn và tỳ phế hư tổn, bàng quang thất ước.

Hạ tiêu hư hàn: biểu hiện đái dầm lúc đang ngủ say, sắc mặt trắng nhạt, nước tiểu trong và nhiều, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch trầm trì; do vậy hướng trị liệu là phải Ôn bổ thận dương, súc niệu, cố sáp. Trong sách "Loại chứng Trị tài" viết nên dùng phương "Tang phiêu tiêu hoàn"; nếu tiểu mà không biết cần phải làm cho tâm thận giao nhau lại phải dùng "Khấu Thị tang phiêu tiêu tán".

- Phương "Tang phiêu tiêu hoàn" gồm long cốt 20g, ngũ vị tử 20g, phụ tử (nướng bỏ vỏ và cuống) 20g, tang phiêu tiêu 7 cái, tất cả tán bột mịn, trộn với giấm làm viên to bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên uống vào lúc đói, chiêu với rượu ấm hoặc nước muối loãng.

Trong phương có tang phiêu tiêu, ngũ vị tử đều bổ thận, sáp tinh. Phụ tử ôn thận tráng dương. Long cốt sáp tinh, chỉ di.

- Phương "Tang phiêu tiêu tán": đương quy 40g, long cốt 40g, nhân sâm 40g, phục linh 40g, quy bản (nướng giấm) 40g, tang phiêu tiêu (nướng muối) 40g, thạch xương bồ (sao muối) 40g, viễn chí (bỏ lõi) 40g. Tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8g chiêu với nước sắc nhân sâm. Ngày uống 2 lần.

Trong phương có tang phiêu tiêu bổ thận sáp tinh. Long cốt sáp tinh an thần, cả 2 vị này làm quân. Nhân sâm, phục thần, xương bồ, viễn chí ích khí dưỡng tâm, an thần, định chí làm thần. Đương quy, quy bản dưỡng huyết, tư âm làm tá.

Tỳ phế hư tổn, bàng quang thất ước: biểu hiện đái dầm, bụng dưới đầy, mệt mỏi chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế. Do vậy hướng trị liệu là bổ khí, kiện tỳ, cố phao nên dùng phương "Bổ trung ích khí thang" gia giảm. Phương gồm: hoàng kỳ 24g, nhân sâm (hay đảng sâm) 16g, bạch truật 12g, đương quy 24g, cam thảo 4g, trần bì 4g, sài hồ 8g, thăng ma 12g, tang phiêu tiêu 8g, sơn thù du 12g, câu kỷ tử 12g, khiếm thực 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cần uống liền 10 - 15 thang.

Một số phương thuốc trị đái dầm

Trị đái dầm có sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng: Dùng hẹ tươi 100g, rửa sạch cắt khúc. Tôm tươi 200g, làm sạch chân râu, xào với dầu ăn khi gần chín cho hẹ vào, ăn thường xuyên trong nhiều ngày.

Trị đái dầm biểu hiện sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong, nhiều: Dùng ruột gà 2 bộ làm sạch, cắt khúc. Ba kích thiên 12g dùng vải màn bọc lại cho vào ninh lấy nước đủ nấu canh. Tra mắm muối cho ruột gà vào nấu chín uống nước canh. Trị đái dầm do sức khỏe yếu, tứ chi không ấm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng: Dùng nhục thung dung 10g, cho vào bát thêm chút nước đun cách thủy. Thịt dê 50g băm nhỏ, cùng 50g gạo, nước thuốc, đổ thêm nước vừa đủ nấu thành cháo ăn.

Trị đái dầm tiểu trong nhiều: Bàng quang lợn 100g, thái miếng. Bạch quả 5g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài. Phúc bồn tử 10g dùng vải màn bọc lại, cho nước vừa đủ nấu cùng tất cả thành canh đặc, nhặt bỏ thuốc cho chút đường trắng vào ăn hết.

Trị đái dầm ở trẻ: Con niềng niễng tươi 5 con, bỏ cánh, đầu, móng, cho cùng muối ăn rang thơm, cho trẻ ăn mỗi lần 5 con. Ngày 2 lần.

Hay tang phiêu tiêu 10 cái, sấy khô nghiền thành bột cho chút đường cát trộn đều, cho trẻ uống ngày 1 thang.

Hoặc tang phiêu tiêu 10 cái, cho cùng bàng quang lợn nấu cùng ăn hết trong ngày.

Trị trẻ đái dầm biểu hiện hiếu động, trằn trọc khi ngủ, tiểu ít, nhiều lần: Dùng bá tử nhân phơi khô nghiền bột hòa vào nước cơm uống. Mỗi lần 0,5g, ngày uống 2 lần.

Trị trẻ bị đái dầm: Ích trí nhân 10g, cho chút giấm nghiền thành bột mịn trộn lẫn bột mì làm thành bánh mỏng sấy chín cho ăn điểm tâm.

Hay dùng bạch quả 10 quả, rang chín, bóc vỏ ngoài, đậu phụ 2 bìa ngâm mềm thái miếng nhỏ, gạo tẻ 50g, cho nước vừa đủ nấu nhừ thành cháo đặc thêm chút đường cho trẻ ăn hết.

Trị trẻ đái dầm biểu hiện lưỡi đỏ, rêu ít, tiểu tiện ít, vàng: Dùng câu kỷ tử 15g, ngâm mềm, rửa sạch, thận lợn 1 quả, thái mỏng cho dầu ăn xào chín cho ăn.

Trị trẻ đái dầm có cơ thể yếu, mệt mỏi mất sức: Dùng chim sẻ sống 2 con, làm sạch bỏ ngũ tạng, thỏ ty tử 15g, phúc bồn tử 10g, câu kỷ tử 15g, các thuốc dùng vải màn bọc lại cho vào bụng chim đem hấp cách thủy cho nhừ, bỏ bọc thuốc ra nêm chút muối hoặc đường cho trẻ ăn.

Có thể kết hợp châm cứu các huyệt chính như trung cực, quan nguyên, thận du, bàng quang du, tam âm giao. Các huyệt phụ là khí hải, thứ liêu, túc tam lý, đại đô, thần môn, chiếu hải. Vừa châm vừa cứu và kích thích nhẹ, lưu châm từ 15 - 20 phút (chú ý trẻ nhỏ không lưu kim chỉ sử dụng lưu kim đối với người lớn).

Đau thắt lưng có nguy hiểm?

Ai trong cuộc đời cũng có ít nhất đôi lần thấy đau ở thắt lưng. Những cơn đau có thể đến vội vàng rồi ra đi nhanh chóng nhưng cũng có những cơn đau ở lại nhức buốt nhiều ngày. Có người phải nhập viện phẫu thuật, có người xử trí không kịp dẫn đến bại liệt. Có nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau này, trong đó thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay còn gọi trẹo đĩa khớp sống thường xảy ra khi bạn nâng một vật nặng không đúng tư thế. Tuy nhiên nhiều người có thể không biết nguyên nhân. Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và các cơn đau thắt lưng do nguyên nhân khác có thể cải thiện không phải phẫu thuật sau khi điều trị nội khoa đúng cách.

Tự mình cứu mình


Nếu đau vùng lưng, xảy ra sau một chấn thương gần đây, chẳng hạn như tai nạn xe cộ, té ngã, hay chấn thương trong thể thao… bạn nên đến bác sĩ ngay. Nếu đau lưng không kèm theo các triệu chứng về thần kinh như cảm giác tê bì, yếu liệt, rối loạn tiểu tiện... bạn có thể điều trị tại nhà vài ngày bằng những thuốc giảm đau thông thường và nằm nghỉ đúng cách. Một số thuốc giảm đau dành cho người lớn mà bạn có thể dùng:

Aspirin 500mg: ba hoặc bốn viên chia đều trong ngày, chống chỉ định trong viêm loét dạ dày.

Acetaminophen 500mg (Panadol, Tylenol): ba hoặc bốn viên chia đều trong ngày.

Ibuprofen 400mg: ba hoặc bốn viên chia đều trong ngày, chống chỉ định trong viêm loét dạ dày.

Vị trí Đĩa đệm

Đĩa đệm là một miếng đệm mềm nằm giữa hai đốt xương sống, giúp giảm chấn lực và giúp cột sống chuyển động dễ dàng. Đĩa đệm gồm có bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở dạng keo bên trong. Khi cấu trúc bao xơ bị yếu do đứt một số vòng sợi thì áp lực nhân nhầy sẽ đẩy chỗ đó phình ra, gọi là thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm thoát vị chèn ép lên tuỷ sống, các rễ thần kinh, gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi một đĩa đệm giữa hai đốt sống phồng bể ra và đè vào dây thần kinh trong ống sống.

 

Ngoài dùng thuốc, bạn nên nằm ngửa, tựa lưng trên một sàn hay giường phẳng với một gối kê dưới đầu gối; hoặc đầu gối cong và cẳng chân gác trên một cái ghế. Tư thế này giúp giảm áp lực và trọng lượng trên lưng bạn. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi tuyệt đối, không làm việc hay lao động gì khác, trong từ hai đến ba ngày là đủ. Cũng nên lưu ý, nghỉ ngơi kéo dài quá lâu có thể gây sự yếu cơ lưng mà điều này có thể làm bệnh chậm hồi phục. Dù đang đau, trong thời gian này bạn vẫn nên đi lại nhẹ nhàng nhiều lần trong ngày. Chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể giúp giảm sự căng cơ, làm bớt đau một phần. Tập vật lý trị liệu, châm cứu và các bài tập thể dục khác không có giá trị trong giai đoạn cấp này.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nên đi gặp bác sĩ để khám ngay nếu sau khi đã uống thuốc giảm đau thông thường và nằm nghỉ ngơi từ hai đến ba ngày mà những triệu chứng đau không cải thiện hoặc có những triệu chứng nặng: đau lan xuống chân, đau rõ khi bạn ho hay hắt hơi; cảm giác tê bì vùng bẹn, đùi, chân; cảm thấy yếu chân; đau tăng nhiều đến nỗi không thể đi lại trong nhà… Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh bằng thăm khám lâm sàng và có thể cho làm một số xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh để xác định xem có hay không một hay nhiều rễ thần kinh ống sống bị chèn ép; hay chỉ bị kích thích bởi đĩa đệm, cũng như loại trừ các nguyên nhân trầm trọng khác cũng gây đau thắt lưng. Không kể các trường hợp mảnh vỡ đĩa đệm quá to gây thương tổn chèn ép nặng, thông thường bác sĩ sẽ ghi toa điều trị nội khoa cho bạn và cũng sẽ khuyến cáo bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong khoảng từ hai đến bốn tuần.

Những thuốc bác sĩ ghi toa giúp giảm đau, giảm sưng và giảm kích thích các rễ thần kinh bị tổn thương do chèn ép. Bao gồm nhóm thuốc giảm đau cơ xương và nhóm thuốc giảm đau thần kinh. Sự chọn lựa thuốc và phối hợp thuốc tuỳ thuộc từng người bệnh và mức độ bệnh. Bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nếu sau từ hai đến bốn tuần điều trị mà triệu chứng đau không thuyên giảm hoặc bạn có những triệu chứng sau: đau tăng nhiều làm hạn chế mọi sinh hoạt, lao động thường ngày; không thể đứng hay đi lại vì quá đau; đau lan xuống chân rõ và đau liên tục như vậy; xuất hiện các triệu chứng thần kinh như tê bì, mất tự chủ tiểu tiện, yếu liệt… bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một cơ sở ngoại khoa chuyên khoa về phẫu thuật cột sống để có những chẩn đoán xác định cho một đề nghị phẫu thuật.

Cách phòng ngừa trẹo đĩa khớp sống

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm nói chung và ở vùng cột sống thắt lưng nói riêng, cần chú ý sửa những thói quen đi đứng, khiêng vác không đúng; sớm điều trị các chứng bệnh gây ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm như vẹo cột sống, chân ngắn chân dài, thừa cân béo phì, gù vẹo cột sống do chấn thương... Tránh ngồi một cách gò ép. Tránh khiêng vác các vật nặng không đúng tư thế, quá sức, đột ngột rướn người lên. Đứng khom lưng lâu cũng sẽ tác động xấu tới đĩa đệm. Không nên đứng nghiêng làm biến dạng cột sống, khiến các đĩa đệm chịu một lực không đều và tổn thương. Ngoài ra, cũng không nên đứng lâu ở một vị trí mà nên đi lại, đánh tay, nhún người… Tránh nằm sấp, nằm nệm mềm cũng làm cột sống bị biến dạng nên đĩa đệm dễ tổn thương.

Tập thể dục thể thao giúp ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm nhưng phải tuỳ theo sở thích và thể lực mà chọn tập những môn phù hợp. Tốt nhất nên có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược và ảnh hưởng xấu cột sống.

 

 
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864