Bạch thược tác dụng chữa bệnh

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Bạch thược là dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là mẫu đơn trắng. Vị thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, giảm đau, nhuận gan nên được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa đau nhức, tả lỵ, thống kinh nguyệt, băng huyết… Tên gọi khác: Mẫu đơn trắng, Kim ...

Bạch thược là dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là mẫu đơn trắng. Vị thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, giảm đau, nhuận gan nên được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa đau nhức, tả lỵ, thống kinh nguyệt, băng huyết…

Tên gọi khác: Mẫu đơn trắng, Kim thược dược, Cẩm túc căn, Tiêu bạch thược, Thược dược…

Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall.

Họ: Mao lương (Ranuncuaceae).

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Bạch thược là một loại câu thân thảo sống lâu năm có chiều cao trung bình ở vào khoảng 50 – 80cm. Cây mọc thành từng khóm với phần thân nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc, thẳng đứng.

Cây có nhiều rễ to, mập, rễ cái có thể dài tới 30cm với đường kính khoảng 1 – 3cm. Rễ cây có màu nâu với phần mặt cắt màu vàng trắng hay hồng nhạt.

Lá mọc so le nhau có cuống dài và chia thành 3 – 7 thùy hình mác thuôn hay hình trứng. Chiều dài lá khoảng 8 – 12cm, rộng khoảng 2 – 4cm với phần đầu nhọn.

Hoa có nhiều cánh màu trắng với phần nhị vàng và mọc to riêng lẻ ở ngọn thân. Mỗi hoa có tới vài chục hạt nhưng nhiều hạt lép. Mùa hoa ở vào khoảng từ tháng 5 – 7, còn mùa quả khoảng tháng 8 – 9.

2. Bộ phận dùng

Rễ của cây là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc tự nhiên ở nhiều tỉnh như Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh, Cát Lâm… Hiện nay, loại cây này đã được di thực vào Việt Nam và được trồng nhiều ở SaPa. Tuy nhiên, nguồn dược liệu dùng trong nước hiện vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc là chủ yếu.

4. Thu hái và sơ chế

Thời điểm thu hái rơi vào khoảng từ tháng 8 – tháng 10 hằng năm ở những cây có tuổi thọ ít nhất 4 năm. Sau khi đào rễ sẽ đem giũ sạch đất cát, cắt bỏ rễ phụ và rễ con. Tiến đến tiến hành phơi khô. Có thể tẩm giấm hay tẩm rượu để sao qua.

5. Bảo quản

Để giữ dược liệu được lâu cần đem sấy lưu huỳnh rồi bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao.

Vị thuốc bạch thược

1. Tính vị

Dược liệu được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị đắng, hơi chua và tính hàn.

2. Quy kinh

Được quy vào các kinh Tỳ, Can, Thái âm, Kinh thủ.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Chỉ phúc thống, trừ huyết tích, chỉ thủy tả, tả tỳ nhiệt, dưỡng duyết, chỉ thống, giáng khí, liễm âm, điều dưỡng tâm can tỳ kinh huyết…
  • Chủ trị: Đau bụng, đau lưng, trúng ác khí, hen suyễn, dương duy mạch có hàn nhiệt, can huyết bất túc, phế cấp trướng nghịch…
  • Theo y học hiện đại:
  • Thành phần Glucozit trong dược liệu có tác dụng an thần và giảm đau nhờ vào khả năng ức chế trung khu thần kinh. Đồng thời có còn giúp chống hình thành huyết khối, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, hạ men transaminaza và bảo vệ gan.
  • Nước sắc từ bạch thược có tác dụng ức chế cơ trơn của dạ dày, ruột, tử cung. Cùng với đó còn có thể ức chế tiết dịch vị nhằm ngăn ngừa viêm loét.
  • Dược liệu có tác dụng giãn mạch máu ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ cơ chế chống co thắt cơ trơn mạch máu.
  • Nước sắc từ dược liệu còn được cho là có thể ức chế tụ khuẩn vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ thương hàn cùng các loại nấm ngoài da.
  • Ngoài ra, một số thành phần trong dược liệu còn được ghi nhận là có tác dụng lợi tiểu, cầm mồ hôi tốt.

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, tán bột để làm hoàn… Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 6 – 12g/ngày dưới dạng thuốc sắc và có thể điều chỉnh cho hợp lý tùy thuộc vào mỗi bài thuốc.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864