-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)
Mát xa bẻ cổ tại sao có thể gây ra tử vong? Đây không được coi là một tai nạn nghề nghiệp đơn thuần. Chúng ta thường nghĩ bẻ cổ xong thì sẽ cảm thấy thoải mái, giãn gân cốt, nhức mỏi cổ vai gáy... Nhưng, thực tế bẻ cô rất nguy hiểm. Nhẹ thì dẫn đến tai biến, nặng thì dẫn đến tử vong. Vì vậy tuyệt đối không nên bẻ cổ kể cả khi đang mát xa thư giãn...
Mát xa bẻ cổ tại sao có thể gây ra tử vong? Đây không được coi là một tai nạn nghề nghiệp đơn thuần. Chúng ta thường nghĩ bẻ cổ xong thì sẽ cảm thấy thoải mái, giãn gân cốt, giảm nhức mỏi cổ vai gáy... Nhưng, thực tế bẻ cô rất nguy hiểm. Nhẹ thì dẫn đến tai biến, nặng thì dẫn đến tử vong. Vì vậy tuyệt đối không nên bẻ cổ kể cả khi đang mát xa thư giãn...
Bình thường khi nhanh chóng nghiêng đầu về hai phía, bạn thường nghe thấy tiếng “rắc”, đó chính là do các khớp và dây chằng ở cổ được nới lỏng, tạo ra âm thanh tương tự như lúc xoay lưng, hông, mắt cá chân, hay ngón chân.
Nguyên nhân xoay cổ tạo ra tiếng kêu
Thứ nhất:
- Nổ bọt khí: Phần chất lỏng hoạt dịch giữa các khớp giúp xương và mô di chuyển trơn tru.
Cấu tạo cổ có nhiều khớp xương nhỏ ghép nối chạy dọc theo hai bên, mỗi mặt tiếp xúc giữa các khớp này có một khoảng trống chứa đầy chất hoạt dịch và khí.
Khi kết nối khớp bị kéo giãn, không khí được giải phóng nhanh ra ngoài dưới dạng bong bóng, tạo nên tiếng “póc” hoặc “rắc”.
Thứ hai:
- Chuyển động: Khi chuyển động khớp, các dây gân, dây chằng xê dịch và có thể tạo tiếng động khi quay trở về vị trí ban đầu. Do đó quay cổ có tiếng kêu.
Ngoài ra, dây chằng co lại khi khớp chuyển động cũng tạo ra âm thanh, giống như lúc bạn xoay mắt cá chân hoặc gập đầu gối.
Thứ ba:
- Viêm khớp: Nếu bạn bị viêm khớp, sụn mất dần độ trơn gây ma sát, tạo ra tiếng động khi di chuyển.
Nguy cơ rủi do và biến chứng sau tai nạn bẻ cổ "thư giãn"
Bẻ khớp cổ là phương pháp thường dùng bởi các chuyên viên xoa bóp. Tuy nhiên, quá trình này có những rủi ro, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả lợi ích mà phương pháp này đem lại.
- Đột quỵ: Dù hiếm gặp, bẻ khớp cổ có thể làm rách động mạch, gián đoạn quá trình vận chuyển máu lên não, và gây ra đột quỵ Những người có thói quen bẻ cổ thường dễ bị đột quỵ trước tuổi 60.
- Tụ máu: Tương tự như lý do dẫn đến đột quỵ, tác động vật lý ở cổ có thể làm tách thành mạch máu, tạo nên khoảng trống, hình thành cục máu đông nguy hiểm.
- Viêm khớp: Bẻ khớp cổ tạo áp lực và làm tổn thương mô sụn bọc khớp, nếu thực hiện nhiều lần có thể dẫn đến viêm khớp kèm theo đau đớn và không thể chữa khỏi.
Chính vì vậy, tuyệt đối không nên áp dụng kỹ thuật bóp cổ trong khi thư giãn và mát xa.
Y Dược Nguyễn Hữu Hách hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin sức khỏe cần thiết để bạn đọc cân nhắc mỗi khi đi mát xa, có được gợi ý mà bẻ cổ. Hoặc dẫm trực tiếp lên sống lưng, lưng... Vì có thể dẫn đến những tổn thương chấn thương cột sống. Tiềm ẩn những rủi do sức khỏe nguy hiểm.
Ngay cả huyệt thái dương liên quan đến thần kinh nên chỉ nên làm nhẹ nhàng, tác động mạnh quá là rất nguy hiểm. Khi day mạnh hay ấn lâu, máu không lên não rất nguy hiểm. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết điều này nên trong khi massge đều day hai bên thái dương.
Theo các Thầy thì các động tác xoa bóp, day huyệt để phục hồi sức khỏe, dưỡng bệnh cũng đòi hỏi bài bản chứ không thể làm tùy hứng. Trong Đông y đã qui định rất rõ các động tác cơ bản và các động tác này tùy thuộc vào yêu cầu, tính chất sức khỏe của người bệnh, không phải “bạ ai cũng đấm”.
“Ví dụ, trong Đông y, động tác đấm chỉ sử dụng ở những vùng cơ nhiều như mông, lưng; động tác xoa bóp thì ở tay, chân; đầu thì xoa, day… Nếu làm không đúng, sẽ có hại cho sức khỏe”