Bệnh á sừng: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Bệnh á sừng có thể gặp phải ở bất cứ ai kể cả trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai, đặc biệt gặp nhiều là vào lúc thời tiết lạnh. Đây là một căn bệnh diễn ra dai dẳng, rất khó chữa trị dứt điểm nếu như không thực hiện đúng phương pháp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn có được những kiến thức cơ bản nhất về cách nhận biết, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh á sừng khỏi hẳn.

Bệnh á sừng có thể gặp phải ở bất cứ ai kể cả trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai, đặc biệt gặp nhiều là vào lúc thời tiết lạnh. Đây là một căn bệnh diễn ra dai dẳng, rất khó chữa trị dứt điểm nếu như không thực hiện đúng phương pháp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn có được những kiến thức cơ bản nhất về cách nhận biết, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh á sừng khỏi hẳn.

1. Bệnh á sừng là gì?

Bệnh á sừng là tình trạng bong da, nứt da do khô da thường xảy ra ở các vị trí bàn chân, bàn tay hay gót chân. Á sừng thường bị vào mùa đông, lúc thời tiết lạnh hoặc khi làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp. Căn bệnh này thường xảy ra dai dẳng và có khả năng cao thường xuyên tái phát nếu không biết cách điều trị đúng. Một tên gọi khác của bệnh á sừng là viêm da cơ địa mùa đông.

Bệnh á sừng có thể được coi như một triệu chứng của tình trạng viêm da cơ địa. Cách nhận biết đặc trưng nhất là xuất hiện những thương tổn hình thành nên dạng sừng tại vị trí bàn chân, bàn tay, gót chân hay ở những đầu ngón tay. Ngoài ra bệnh có thể khiến các mảng da dày hơn và khô ráp dẫn tới chảy máu, nứt da.

2. Triệu chứng bệnh á sừng

Căn bệnh á sừng này khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, rất khó chịu. Một số cử động lúc này của người bệnh gặp khó khăn và có thể dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn hay nhiễm trùng.

Sau đây là những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh á sừng:

- Khô da

Đây là biểu hiện xuất hiện từ lúc ban đầu khi bệnh mới khởi phát. Bạn có thể cảm nhận rõ ràng bằng cách sờ vào thấy da sần sùi hơn các vùng da khác. Tình trạng da nứt nẻ và khô hơn mà chúng ta lại thường hay bị nhầm lẫn với tình trạng nẻ da thông thường vào mùa đông.

Khi độ ẩm của da không được đảm bảo, đặc biệt là vào mùa lạnh, lúc thời tiết khô hanh. Nếu chúng ta thường xuyên tiếp xúc với môi trường như vậy mà không có biện pháp bảo vệ da thì sẽ khiến độ ẩm da bị mất làm cho lớp màng bảo vệ da suy yếu và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh có thể hoành hành.

- Bong từng mảng da

Xuất phát từ tình trạng khô da trong thời gian dài sẽ khiến việc tạo thành các mảng da thừa. Lớp sừng được hình thành ở trên da và tạo ra các vảy màu trắng bong tróc, xù xì. Nếu như lớp vảy này mà bị bong ra thì sẽ để hở ra phần da hồng và khiến cho da rất dễ bị tổn thương.

- Cảm giác ngứa ngáy

Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy vì lớp da non đang trong quá trình tái tạo và còn có nguy cơ khiến cho các loại vi khuẩn xâm nhập ở trên da.

- Mệt mỏi, mất ngủ

Tình trạng mất ngủ thường xuyên, cơ thể mệt mỏi có thể xảy ra ở trong giai đoạn bệnh á sừng trở nặng hay khi tiếp xúc với hóa chất.

- Nứt nẻ, chảy máu

Nếu như người bệnh hay gãi, chà xát vào phần da bị á sừng có thể gây ra nhiễm trùng, chảy máu và vết thương lan rộng tới các vùng xung quanh.

Những vết nứt nẻ có thể ăn sâu vào phần da bị á sừng và có nguy cơ dẫn tới các tổn thương khác nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân cần thận trọng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở bên ngoài ra để tránh bị nhiễm trùng.

- Mụn nước

Bề mặt da có khả năng xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti. Các mụn nước này thường dễ vỡ và gây ra sự ngứa ngáy. Sở dĩ tình trạng trên xảy ra là do các vi khuẩn đã xâm nhập vào da và phát triển trên đó.

3. Nguyên nhân bệnh á sừng

Căn bệnh này xảy ra do nhiều nguyên nhân, phổ biến như thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại hay hóa chất, chế độ ăn uống không khoa học hoặc do di truyền.

Sau đây là những nguyên nhân gây bệnh á sừng phổ biến:

- Thiếu chất dinh dưỡng

Những loại vitamin A, C, D , E có vai trò chăm sóc da của chúng ta. Khi các loại chất này bị thiếu hụt trong cơ thể sẽ làm cho da bị suy yếu và tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như á sừng.

- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi

Sự thay đổi của các nội tiết tố nằm bên trong cơ thể thường xảy ra ở người phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh cũng có thể khiến cho da dễ bị á sừng.

- Thời tiết khô và lạnh

Sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là vào mùa đông khi độ ẩm thấp và nhiệt độ thấp khiến cho da dễ bị mất nước. Bệnh á sừng có cơ hội phát triển và nguy cơ nhiễm bệnh trong khoảng thời gian này cao hơn.

- Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại

Các chất tẩy rửa có nồng độ cao khi da của chúng ta tiếp xúc sẽ dễ bị bệnh ngoài da, trong đó có á sừng.

- Do di truyền

Nếu như trong gia đình bạn có bố mẹ, ông bà có tiền sử bị bệnh á sừng thì nguy cơ bạn có thể bị bệnh sẽ cao hơn 45% so với thông thường. Yếu tố cơ địa sẽ quyết định một phần không nhỏ khiến cho bạn có thể mắc bệnh á sừng.

4. Bệnh á sừng có chữa được không

Căn bệnh á sừng thì không quá nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng sẽ gây ra các triệu chứng rất khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Căn bệnh này có khả năng diễn ra dai dẳng, tuy nhiên á sừng có thể chữa khỏi được dứt điểm nếu điều trị đúng cách. Đồng thời người bệnh cũng phải thực hiện quá trình kiêng khem đầy đủ như không được tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm,… Nếu không thì bệnh sẽ có thể tái phát bất cứ lúc nào và nguy cơ là tình trạng sẽ nặng nề hơn.

Cách chữa bệnh á sừng bằng các bài thuốc dân gian

- Chữa á sừng từ lá lốt

- Chữa á sừng từ lá trầu không

- Chữa á sừng bằng tỏi

Ngoài việc kiên trì thực hiện các biện pháp điều trị bệnh á sừng theo đúng phác đồ của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần tự kiêng khem cho bản thân. Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm. Đồng thời xây dựng một chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin, chất xơ để bệnh á sừng được chữa trị khỏi hẳn, không tái phát.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864