Bệnh giun kim | nguyên nhân và điều trị yduoc nhh

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Bệnh giun kim là do nhiễm ký sinh trùng giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis). Các biện pháp dự phòng:Nâng cao ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là nền nhà, giường chiếu và quần áo trẻ emThực hiện ăn chín uống sôi...

Bệnh giun kim là do nhiễm ký sinh trùng giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis).

Hình thái: Giun kim có màu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng chúng có 3 môi, chiều dài giun đực khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục khoảng 70mm. Giun cái dài khoảng 9-12 mm có đuôi dài và nhọn.

Câu chuyện cách đây lâu lâu, mình đã từng được nghe kể, có một chị bắt được giun kim trong âm hộ của con gái. Bé ngứa vùng âm hộ buổi tối, mẹ phải soi đèn và bắt được giun kim trong 2 ngày liên tiếp.

Mấy ngày gần đây, trên 1 số group, các mom lại hỏi nhau về việc làm sao để diệt sạch giun kim vì cứ tẩy giun 1 vài tháng, thậm chí 1 vài tuần là con lại bị lại. Có vẻ giun kim đang bắt đầu vào mùa. Mỗi con giun bé tí bằng đầu kim mà cũng khá mệt mỏi.

Cần biết rằng giun kim rất phổ biến ở Việt Nam, nó chả tha cho ai kể cả các cụ chống gậy hay các nam thanh nữ tú thích đu đưa nhưng thường gặp nhất ở các cháu bé từ 3-10 tuổi. Giun kim hay bò ra hậu môn để đẻ trứng vào buổi tối tầm 9-10h nên giờ này các bé mới thấy ngứa hậu môn là vì thế.

1 con giun đẻ tới tới hơn 10000 quả trứng. Cứ tưởng tượng các bé ngứa và gãi hậu môn rồi quệt tay vào chăn, gối, ga, tay nắm cửa, bút, bàn ghế, bát đũa … thì cả nhà dễ nhiễm. Một khi lây rồi, cả nhà mà không diệt cùng nhau thì sẽ tái nhiễm rất cao. Đây cũng là lý do nhiều bé bị đi bị lại.

Mà đừng tưởng chỉ bò ra đẻ trứng gây ngứa hậu môn không đâu, y học đã ghi nhận mấy tình huống dở khóc dở cười như sau:

1. Giun kim di chuyển ra vùng âm hộ để đẻ trứng gây ra ngứa âm hộ vào buổi tối. Nhiều gia đình tưởng rằng bị bệnh phụ khoa nên đi khám chuyên khoa sản và chả thấy cái gì cả vì khám thì đi ban ngày mà giun thì chỉ chui ra vào buổi tối.

2. Giun kim có thể viêm ruột thừa. Ngoài ra nó có thể tham gia vào viêm tử cung, vòi trứng và buồng trứng, viêm đường tiết niệu.

3. Đã có trường hợp báo cáo giun kim gây viêm mũi. Cứ gãi hậu môn rồi ngoáy mũi, ngoáy tai thì nguy hiểm lắm.

Thế nên, điều trị giun kim là phải cẩn thận và cầu kỳ. Một khi đã nhiễm giun kim cần phải tẩy giun 2 lần cách nhau 2 tuần. Nhà nào có người bị giun kim là cả nhà tẩy cùng nhau, cứ trên 2 tuổi là tẩy thoải mái. Mỗi lần uống 1 viên Fugacar 500mg hoặc Zentel 400mg. Sau 6 tháng thì tẩy giun định kỳ như bình thường. Dưới 2 tuổi thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ. 

Mọi người cũng nhớ cho là RỬA TAY SẠCH không chỉ để phòng mỗi Covid-19 đâu, phòng được cả giun kim đấy. Không rửa tay mà nhiễm cả giun kim lẫn Covid thì kinh thực sự.

Cách phòng chống bệnh giun kim

Các biện pháp dự phòng bệnh theo Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế bao gồm:

- Nâng cao ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là nền nhà, giường chiếu và quần áo trẻ em.

- Thực hiện ăn chín uống sôi.

- Vệ sinh cá nhân tốt như cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng.

- Những đối tượng có nguy cơ cao: tẩy giun định, nhất là cho trẻ em độ tuổi từ 2-12, tẩy giun 2 lần/ năm.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864