Bị đầy hơi chướng bụng đau bụng khi ăn đồ ăn lạ phải làm sao?

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Bạn có những biểu hiện như: Sau khi ăn xong bạn cảm thấy bụng quặn đau? Hay cảm thấy bị đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn xong? ... Những triệu chứng như vậy có đang tố cáo sức khỏe có vấn đề? Bạn nên làm gì để tránh gặp phải những triệu chứng trên?

Bạn có những biểu hiện như: Sau khi ăn xong bạn cảm thấy bụng quặn đau, khó chịu? Hay cảm thấy bị đầy hơi, trướng bụng sau khi ăn xong? ... Những triệu chứng như vậy có đang tố cáo sức khỏe có vấn đề? Bạn nên làm gì để tránh gặp phải những triệu chứng trên?

1. Hiện tượng đầy hơi, trướng bụng

Tác dụng của hệ tiêu hóa là chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. 

Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể con người bắt đầu từ việc nhai nuốt thức ăn trôi đến xuống dạ dày, dạ dày thực hiện xử lý thức ăn, sau đó chuyển xuống đến ruột non,  đại tràng tại đây thức ăn sẽ được phân giải thành các phần tử đơn giản hơn để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, phần còn lại không tiêu hóa được thì được đưa ra ngoài từ ruột già đến hậu môn.

Khi ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa, ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích hoặc do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay,… đồng thời lợi khuẩn đường ruột sẽ bị quá tải không xử lý được hết hoặc gây chứng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.

Người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác nặng bụng, căng trướng vùng thượng vị (dưới xương ức), cơ thể bứt rứt, khó chịu, ợ hơi, ợ chua, bụng đau âm ỉ, nôn và buồn nôn, hơi thở ngắn, táo bón hoặc tiêu chảy khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và ảnh hưởng đến các sinh hoạt chung.

2. Nên làm gì khi bị đầy hơi, chướng bụng

- Trước hết bạn nên thay đổi thói quen ăn uống như ăn chậm, nhai kỹ. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế thức ăn chua cay, các chất kích thích như cà phê, thuốc là, rượu bia. Ăn xong chưa vội nằm ngay mà có thể dùng tay xoa bụng để tăng nhu động ruột giúp việc tiêu hóa được tốt hơn. 

Nguyên nhân sâu xa gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu là do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, tỷ lệ cân bằng (85% lợi khuẩn - 15% vi khuẩn gây hại) bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ở đường ruột, hại khuẩn gia tăng sinh ra nhiều khí hư.

- Chính vì vậy, việc quan trọng nhất là bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), vì nó chiếm 99% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng. 

- Lợi khuẩn Bifido cư trú trên hệ lông nhung ở thành ruột làm nhiệm vụ quan trọng: tiết enzym tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, giúp xử lý các chất độc từ nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày để đào thải ra ngoài, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể (vì 75% kháng thể được sản xuất ở đường ruột nhờ lợi khuẩn).

- Vì vậy, bổ sung đầy đủ lợi khuẩn Bifido sẽ cân bằng tỷ lệ (85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn) trong đường ruột và giúp đường ruột khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh đường ruột.

- Tuy nhiên, lợi khuẩn Bifido lại rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày, thường rất khó sống sót để đi vào ruột non và đại tràng. Do đó, hầu hết các hãng men vi sinh hiện nay đều chỉ đưa được lợi khuẩn vào ruột non, không thể xuống được đại tràng.

3. Hiện tượng đau bụng sau khi ăn xong

Thường thì đây làm một biểu hiện bình thường của tiêu hóa. Nhưng, nếu ăn đồ lạ... xong bạn cảm thấy đau bụng cũng có thể do ruột bị kích thích, hệ tiêu hóa đang làm việc quá tải. Tùy vào mức độ đau đớn như thế nào, đau ở đâu, đau trong bao lâu, có đi ngoài không... Căn cứ vào các triệu chứng bệnh đưa ra phán đoán chính xác nhất.

Nếu ngoài lý do ăn đồ ăn lạ, thì đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến bạn đau bụng sau khi ăn xong:

- Từ thực phẩm: Thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm bị nhiễm khuẩn do để lâu ngày, đồ uống có chứa chất kích thích như cồn, đồ uống có ga, thực phẩm có chứa thành phần gây dị ứng cho cơ thể,…

- Tắc nghẽn mạch máu: 

Đối với người bị bệnh mạch vành. Sau khi ăn xong, máu được dồn tới hệ tiêu hóa, tạo áp lực lên các mạch máu. Khiến cho một số mạch máu bị nghẽn, gây ra hiện tượng đau thắt ngực sau khi ăn. Nặng hơn là các cơn đau trở nên dữ dội khiến người bệnh cảm thấy sợ mỗi khi ăn.

- Bệnh dạ dày, dạ dày bị kích thích

- Bệnh đại tràng

- Do trào ngược thực quản

- Có sỏi mật

Khi sỏi được hình thành trong mật sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội, cơn đau kéo dài nhiều tiếng. Hơn nữa, sỏi mật sẽ gây cản trở dòng chảy đường ống dẫn mật. Những cơn đau dữ dội này sẽ tấn công bạn nhiều tháng nếu bạn không điều trị sớm.

- Hoặc do dị ứng với thức ăn đó

Hãy kiểm tra xem bạn đã ăn gì, và hạn chế thức ăn đó ngay để bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

- Không dung nạp thức ăn

Chuyên gia dinh dưỡng De Santis giải thích hội chứng không dung nạp thực phẩm xảy ra khi cơ thể bạn khó khăn để tiêu hóa một thành phần nào đó của thức ăn. Thường nhiều người hay bị hội chứng không dung nạp Lactose. Đây là một sự rối loạn tiêu hóa do không có khả năng tiêu hóa Lactose - một loại carbohydrate chính có trong các sản phẩm từ sữa.

Vì vậy, nếu liên tục bị những triệu chứng đầy hơi, chướng - đau bụng sau khi ăn xong bạn tốt nhất nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bệnh kịp thời.

Lưu ý bạn không nên ăn trong vòng 8 giờ trước khi khám vì có thể bạn sẽ phải làm những xét nghiệm hay đi nội soi dạ dày, đại tràng, siêu âm ổ bụng hoặc kiểm tra hơi thở tìm vi khuẩn helicobacter pylorri. Dựa trên kết quả xét nghiệm, thăm khám mà bác sĩ sẽ có lời khuyên và hướng điều trị phù hợp cho bạn.

Y Dược Nguyễn Hữu Hách hy vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần lời khuyên về sức khỏe. Hotline: 01239.968.864

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864