-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)
CÁCH XỬ LÝ ĐÚNG KHI BỊ SỐT: Cho bệnh nhân uống nhiều nước và nghỉ ngơi để tránh mất nước, máu cô đặc…Tuyệt đối không ủ kín hoặc tắm, chườm nước lạnh. Nên dùng khăn thấm nước ấm để lau toàn thân. Chú ý lau ở nách, bẹn và trán. Tuyệt đối không ăn kiêng khem, cần ăn chất lỏng, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng. YDuocNHH - 0839.968.864
Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị nhiễm bệnh và hầu như ai cũng đã trải qua. Nhưng lại có rất nhiều người xử lý sai dẫn đến bệnh nặng thêm, có nguy tử vong.
Chị Ngô Thanh Mai, Hoàng Mai, Hà Nội đến viện cấp cứu vì sốt cao năm ngày. Chị nhập viện với dấu hiệu sốc, nhiệt độ hạ xuống đột ngột, da lạnh, tím tái, bệnh nhân vật vã, li bì, đau bụng cấp do tràn dịch màng phổi, màng tim, ổ bụng.... Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó chị bị sốt nên đã tự mua thuốc hạ sốt và kháng sinh uống nhưng sốt vẫn cao, kéo dài. Chị không đi bệnh viện mà vẫn tiếp tục uống hạ sốt. Sau đó chị bị co giật, người nhà đã cố gắng đổ thuốc vào miệng dẫn đến việc chị sặc, thở… Lúc này gia đình mới đưa bà đi cấp cứu. Bác sỹ kết luận bà bị sốc sốt xuất huyết và bị sặc đường thể vì thuốc. Hành động đổ thuốc vào miệng bệnh nhân khi đang co giật đã gây sặc thuốc, may mắn bà Mai được cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tính mạng.
ThS. Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân co giật, sốc do sốt... Theo bác sỹ Hà, sốt là một biểu hiện của nhiều bệnh, đa số là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng có trường hợp không do nhiễm khuẩn. Chẳng hạn sốt trong vài ngày có thể do sốt phát ban, sốt xuất huyết, cúm, do viêm nhiễm vùng miệng họng (mọc răng, viêm hong, viêm amidan...), nhiễm khuẩn ở bộ máy hô hấp (viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, nhiễm khuẩn hệ thống thận-tiết niệu (viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp), viêm gan mật, viêm khớp, cơ, thấp tim... Sốt dài ngày có thể do lao, tim, sốt rét, bị bệnh ở gan, thận não, nhiễm khuẩn huyết... Bởi vậy việc dùng thuốc hạ sốt chỉ là trị triệu chứng chứ không trị nguyên nhân gây bệnh. Việc dùng kháng sinh trong trường hợp không nhiễm khuẩn cũng không đúng vì kháng sinh không trị sốt, chỉ trị vi khuẩn. Nhiều người lạm dụng thuốc hạ sốt nên triệu chứng khác của bệnh bị che giấu dẫn tới việc phát hiện bệnh muộn.
Bác sỹ Hà khuyên cần theo dõi thân nhiệt của bệnh nhân, nếu nhiệt độ tăng nhanh, khoảng thời gian dùng thuốc rút ngắn lại hoặc thuốc hạ sốt ít có tác dụng cần đưa ngay người bệnh tới bác sỹ. Thông thường, nếu qua 3 ngày sốt không dứt phải đưa đến bác sỹ để chẩn đoán nguyên nhân, tránh tình trạng để lâu nguy hiểm tới tính mạng.
Ủ nóng, chườm lạnh đều nguy hiểm
Bé Trà My 12 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội được cấp cứu tới bệnh viện trong tình trạng được bọc kín, sốt cao, co giật, người tím tái, khó thở, thân nhiệt lên trên 400C, phổi bị viêm nặng. Nguyên nhân là do bé bị sốt, nhưng gia đình chỉ cho uống thuốc hạ sốt và bắt bé ở trong phòng kín, mặc nhiều quần áo, đắp chăn khiến mồ hôi ngấm vào cơ thể bé gây viêm phổi. Mẹ bé giải thích “Con bị sốt nhưng lại kêu lạnh nên tôi cho bé đắp chăn”.
Tương tự, chị Minh Anh 24 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội cũng nhập viện trong tình trạng cấm khẩu, méo mồm, liệt nửa người và hôn mê. Nguyên nhân do chị sốt cao 41,10C, uống thuốc hạ sốt không đỡ, gia đình đã chườm đá và cho chị tắm nước lạnh.
BS Nguyễn Văn Lộc, Trưởng phòng khám Hen phế quản BV Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện thường xuyên phải cấp cứu các trường hợp bị co giật, hôn mê... do cha mẹ không biết cách xử lý khi trẻ sốt. Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất khi cơ thể mắc bệnh. Sốt cũng có lợi cho cơ thể vì đó là cách tự vệ của cơ thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nhất là virus. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch thông báo về trung tâm điều nhiệt ở não và tuyến dưới đồi. Tuyến dưới đồi sẽ nâng thân nhiệt cần thiết cho cơ thể ở trung tâm điều nhiệt lên vài độ. Lúc này cơ chế sinh nhiệt trong cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh cho đến khi đạt thân nhiệt “nóng sốt” cần thiết. Vì thế, cơ thể đang nóng sốt mà người bệnh lại cảm thấy rất lạnh. Nhưng dù bệnh nhân kêu lạnh cũng không được ủ ấm. Việc ủ ấm làm cho mồ hôi thấm ngược trở lại gây cảm lạnh, viêm phổi. Việc chườm đá gây nóng lạnh đột ngột khiến các mạch máu co lại đột ngột, dẫn đến tăng huyết áp và nặng hơn tai biến mạch máu não (biểu hiện là nói ngọng hay cấm khẩu, méo mồm, nặng thì liệt nửa người, hôn mê), một số trường hợp chườm đá gây bỏng lạnh, nhất là ở trẻ nhỏ.
Xử lý đúng khi bị sốt
- Nới bớt quần áo, nằm chỗ thoáng mát.
- Chỉ khi sốt trên 38,50C mới nên dùng thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol với liều dùng không quá 10 - 15mg/1kg cân nặng và mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ để tránh gây hại cho gan. Với trẻ nhỏ, nếu không uống được thì có thể dùng thuốc đặt vào hậu môn. Không nên dùng miếng dán hạ sốt thay thuốc. Miếng dán không có tác dụng toàn thân và nếu dán lâu còn có thể gây kích ứng da.
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước và nghỉ ngơi để tránh mất nước, máu cô đặc…
-Tuyệt đối không ủ kín hoặc tắm, chườm nước lạnh. Nên dùng khăn thấm nước ấm hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 20C để lau toàn thân. Chú ý lau ở nách, bẹn và trán.
- Tuyệt đối không ăn kiêng khem, cần ăn chất lỏng, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng.
- Nếu có biểu hiện co giật (gồng nắm chặt tay chân, nghiến răng, trợn mắt và có thể ngưng thở trong vài giây, kèm theo nôn ói, tiểu tiện ra quần), người nhà phải giữ bình tĩnh, tuyệt đối không đổ sả, vắt chanh, cạo gió, gây nôn... Nhẹ nhàng đặt người bệnh nằm nghiêng qua một bên để đờm nhớt và chất nôn ói dễ chảy ra ngoài, làm sạch đường thở. Không kìm giữ mạnh khi đang bị co giật, không cho bất cứ thứ gì vào miệng kể cả thuốc hoặc các loại nước vì có thể gây hít sặc, tắc đường thở dẫn đến tử vong.
- Không tự ý truyền dịch. Dịch truyền không có tác dụng với người bị sốt do virus
– Sốt 3 ngày không dứt thì phải đưa ngay người bệnh tới bệnh viện.