Cảnh báo tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc corticoid

Thương hiệu: Y Dược NHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Thêm những cảnh báo cho các gia đình, bạn trẻ lạm dụng thuốc có thành phần CORTICOID để uống hoặc bôi ngoài da, dẫn đến nhiều tai biến nặng nề như: teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Gây thiên đầu thống, đục thuỷ tinh thể, hội chứng cushing, loét dạ dày, ức chế trực dưới đồi tuyến yên - thượng thận… nhất là đối với trẻ em, đối tượng thường nhạy cảm hơn với thuốc.

TÁC DỤNG PHỤ NGUY HIỂM CỦA THUỐC CORTICOID, CẢNH BÁO KHI SỬ DỤNG THUỐC UỐNG HOẶC BÔI NGOÀI DA CÓ CHỨA CORTICOID.

Thêm những cảnh báo cho các gia đình, bạn trẻ lạm dụng thuốc có thành phần CORTICOID để uống hoặc bôi ngoài da, dẫn đến nhiều tai biến nặng nề như: teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Gây thiên đầu thống, đục thuỷ tinh thể, hội chứng cushing, loét dạ dày, ức chế trực dưới đồi tuyến yên - thượng thận… nhất là đối với trẻ em, đối tượng thường nhạy cảm hơn với thuốc.

Thuốc corticoid tên gọi đầy đủ là glucocorticoid. Thuốc corticoid dùng trong điều trị gồm nhiều loại: dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa” hay “hột dưa” vì thuốc có dạng viên hình hạt dưa), prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…

CORTICOID có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, nhưng gây ức chế hệ miễn dịch. Trong y học, Corticoid dùng để chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn, dị ứng ngoài da và hệ hô hấp (biểu hiện là hen suyễn nặng), bệnh suy tuyến thượng thận.

Thuốc thường được sản xuất dưới dạng đơn thành phần (một hoạt chất là corticoid) hoặc kết hợp với các thành phần khác như kháng sinh, kháng nấm, acid salicylic… để tăng hiệu quả điều trị của thuốc. Sự đáp ứng của corticoid tùy theo bệnh và an toàn nếu sử dụng thuốc một cách hợp lý.

Dùng thuốc chứa corticoid cần sự tư vấn chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Cần thận trọng khi uống

CORTICOID có nhiều tác dụng khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, cơ xương cùng nhiều cơ quan khác. Vì thế, cơ thể có vẻ như mập ra và tăng trọng khi uống corticoid liên tục, kéo dài. Một số người cứ tưởng rằng tốt nhưng lại là biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

CORTICOID có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể gây phù, gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng nên người dùng thuốc lâu ngày sẽ béo phì, mặt tròn như mặt trăng nhưng thật ra cơ thể lại bị teo cơ (đây là các biểu hiện trong hội chứng có tên Cushing). Thuốc còn gây cảm giác thèm ăn, làm cho người dùng ăn ngon hơn.

Bên cạnh đó, thuốc có các tác dụng phụ nguy hiểm khác, như: làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng (dễ bị lao và các bệnh nấm). Đặc biệt, nếu dùng corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận. Bởi lẽ, tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết và như thế là rất nguy hiểm.

Vì vậy, bệnh nhân không thể sử dụng thuốc theo thói quen, như một phương pháp chữa bệnh của cá nhân. Mà cần có sự tư vấn, hướng dẫn rõ ràng và cụ thể của bác sỹ trong quá trình điều trị.

Thận trọng khi bôi ngoài da

Các loại kem, mỡ chứa CORTICOID sử dụng bôi ngoài da. Một số biệt dược có thể kể như: Cortibion, Celestoderme, Synalar, Halog, Hydrocortisone, Flucinar, Topsyne, Betneval… và hàng chục tên khác. Mỗi loại có độ mạnh chống viêm khác nhau, vì thế việc thành công hay thất bại trong điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn thuốc có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý (bệnh gì), vùng da tổn thương (dày hay mỏng), vị trí mắc bệnh (mặt, thân, hay chi), lứa tuổi (trẻ em, người già)…

Ví dụ, bệnh vẩy nến thể mảng và eczema ở bàn tay (vùng da dày) cần dùng loại có tác dụng chống viêm mạnh, nhưng viêm da da dầu hay viêm da quanh mi mắt (chỗ da mỏng, nếp kẽ nách, bẹn) thì chỉ cần dùng loại có tác dụng chống viêm nhẹ.

TÁC DỤNG PHỤ NGUY HIỂM CỦA CORTIOID

Mặc dù thuốc có tác dụng chống viêm tốt, nhưng CORTIOID có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhất là khi dùng trong thời gian dài.

Phổ biến nhất là kích ứng gây ngứa rát, khô da (phần lớn do tá dược), rậm lông, rạn da, viêm nang lông, giảm sắc tố trên da (vết trắng da do co mạch), teo da và giãn mao mạch xuất huyết, trứng cá, viêm da tiếp xúc dị ứng (nhất là loại có chứa kháng sinh như noemycin), lâu lành vết thương da, làm tăng bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm, ký sinh trùng, virut…

Một số người lớn, nhất là phụ nữ thường sử dụng thuốc sai chỉ định, như dùng chữa các vết lở loét, trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da (!).

Lưu ý, các loại CORTICOID nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nếu bôi lên mặt lâu ngày sẽ thấy nổi trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc còn có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm).

Các cô gái trước tuổi dậy thì nếu bôi các loại corticoid lên da diện rộng, lâu ngày sẽ bị rối loạn sự phát triển hệ lông. Vì CORTICOID có thể thấm qua da vào máu nên có chống chỉ định – không được dùng cho trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Dùng bôi ngoài da cho trẻ, thuốc chứa CORTICOID sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn. Đã từng có trường hợp: Trẻ 2 tháng tuổi bị hoại tử đầu ngón tay, phải phẫu thuật cắt bỏ phần hư tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM). Chỉ vì người thân mua kem chứa thuốc corticoid thoa mụn bóng nước trên da. Tình trạng hoại tử đầu ngón tay trong trường hợp này là vì vi khuẩn gây hoại tử do corticoid làm giảm sức đề kháng của cơ thể và vi khuẩn có điều kiện phát triển.

Trường hợp khác:

Mẹ một bệnh nhi kể: “Bé nhà tôi bị sưng mặt, chảy nước vàng, chưa kịp đưa con đi khám đã có chị “mách” mua một tuýp thuốc về dùng.

Tôi cho con dùng buổi tối, đến trưa hôm sau da đã bong. Giá thuốc rẻ, lại nhanh khỏi nên tôi cho bé dùng thường xuyên. Thỉnh thoảng thay đổi thời tiết, bé lại nổi vài cái mụn đỏ đỏ, bôi thuốc vào sẽ hết ngay. Nhưng gần đây thuốc hết linh nghiệm mà còn làm bệnh nặng hơn. Khi đi bác sĩ, tôi mới biết bé bị tác dụng phụ của thuốc”.

Vì vậy, thuốc cần được dùng đúng bệnh.

Đối với trường hợp bị loét da, hoặc da đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virut mà mua các thuốc này bôi thì chỉ làm cho vết loét rộng ra, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm… nặng hơn.

Hoặc những trường hợp mà đã bị dị ứng với thuốc này rồi không biết lại mua bôi vào thì tình trạng dị ứng sẽ rất nguy hiểm. Chống chỉ định dùng thuốc với những đối tượng này.

Ngoài ra, nếu bôi trên diện rộng và không kiểm soát được thuốc sẽ hấp thụ toàn thân gây ra những bất lợi như dùng thuốc đường uống.

Các bất lợi này thường rất nặng nề như gây thiên đầu thống, đục thuỷ tinh thể, hội chứng cushing, loét dạ dày, ức chế trực dưới đồi tuyến yên - thượng thận… nhất là với trẻ em, đối tượng thường nhạy cảm hơn với thuốc, do đó càng phải tránh bôi dài ngày trên diện rộng.

Thuốc có độ chống viêm nặng nhẹ khác nhau mà người bệnh không thể tự nhận biết được. Nếu dùng sai bệnh hoặc không phù hợp với độ nặng, nhẹ của bệnh sẽ không hiệu quả và nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc là rất lớn.

Các tác dụng phụ này sẽ làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị tiếp theo vì chúng gây biến đổi hình thái lâm sàng và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh…

Hơn nữa, việc dùng thuốc còn phụ thuộc vào diễn biến của bệnh để thay đổi cách dùng thích hợp. Vì vậy, thuốc chỉ nên dùng khi có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

HH-ST-

 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864