-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)
Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu…
Viêm đường tiết niệu (UTI - Urinary Tract Infection) là thuật ngữ y học chỉ tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, thường do vi khuẩn E. coli gây nên. Trên thực tế, viêm đường tiết niệu thường không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng sẽ gây đau rát và khó chịu khi tiểu tiện, là nỗi ám ảnh với nhiều người.
Bệnh thường có biểu hiện:
- Thường xuyên kích thích đi tiểu
- Cảm giác đau buốt và nóng rát khi đi tiểu
- Đi nhiều nhưng lượng nước tiểu ít
- Nước tiểu có nhiều bọt
- Nước tiểu màu hồng, màu đỏ hoặc màu cola - đây là dấu hiệu có máu trong nước tiểu
- Nước tiểu có mùi nặng
- Ở phụ nữ có đau vùng chậu - đặc biệt là ở trung tâm của xương chậu và xung quanh khu vực xương mu.
Theo Đông y, nguyên căn bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu do ngoại tà xâm nhập. Theo đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của thận, gây nội uẩn bàng quang, đình trệ hạ tiêu, thủy đạo mà nên. Do vậy, để trị dứt điểm chứng bệnh này các bài thuốc Đông y chú trọng bài độc, thanh thiệt, lợi tiểu, nhờ đó các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh trên bề mặt đường niệu được đào thải ra ngoài.
Cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu… hiệu quả.
Cây bông hạc hay còn gọi là cây râu mèo, vì hoa giống như râu mèo, thuộc họ Hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5 – 1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím.
Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
Cây mọc hoang, bộ phận dùng làm thuốc cắt cả cây, thu hái vào tháng 3 – 4 trước khi cây chưa có hoa, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Cây chứa một glycosid đắng là orthosiphonin, tinh dầu, chất béo, tanin, đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối kali.
Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu…
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Chữa sỏi tiết niệu (loại sỏi nhỏ): Bông hạc 5 – 6g khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Uống nóng; liên tục 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại uống tiếp đợt khác. Hoặc bông hạc, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 10 ngày một liệu trình.
Bài 2: Chữa tiểu buốt, rắt do nhiệt: Bông hạc 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì dừng đơn thuốc.
Ngoài ra, còn hỗ trợ điều trị các bệnh: Đái tháo đường, táo bón kéo dài...
Bài 3: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Bông hạc tươi 50g, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây mắc cỡ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước sắc còn 250ml, uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó đi kiểm tra máu.
Bài 4: Táo bón kéo dài: Bông hạc khô 30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, atisô 20g, cỏ mực 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong 1 tháng.
Chú ý: Không dùng đơn thuốc có bông hạc cho phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Để bài thuốc có kết quả tốt cần đến lương y có uy tín, cơ sở y tế để bắt mạch và tư vấn.