-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)
Trong quan niệm của Đông Y, lẹo mắt và chắp mắt có nhiều tên gọi khác nhau như châm nhãn, thâu châm, thổ âm, nhãn đơn, mạch lạp thủng... Tình trạng này có thể xảy ra do các nguyên nhân phong và nhiệt. Lẹo mắt và chắp mắt đều là các vấn đề liên quan đến vùng mắt, định nghĩa cụ thể của chúng gồm:
Nguyên nhân chủ yếu gây lẹo mắt là do yếu tố nhiệt và phong có sự tác động qua lại ở vùng mi mắt, gây tổn thương và hình thành lẹo. Đối với chắp mắt, bệnh thường do yếu tố nhiệt độc tại kinh thủ và túc Dương minh, đại đa phần đến từ việc ăn đồ cay nóng.
Trong đó, lẹo mắt thường dễ điều trị hơn so với chắp mắt, có thể sử dụng châm cứu chữa lẹo mắt một cách triệt để.
Tuy là hai tình trạng khác nhau nhưng hình thái của lẹo mắt và chắp mắt vẫn có nhiều điểm tương đồng gây nhầm lẫn. Cần phân biệt 2 tình trạng này như sau:
Bên cạnh các phương thức châm cứu cổ truyền, một phương pháp Đông Y độc đáo khác thường được dùng để trị lẹo mắt là chích lể trên huyệt thâu châm hoặc huyệt phế du.
Chích lể thường sử dụng kim tam lăng - một loại kim đầu nhọn với 3 cạnh vát. Loại kim này khi chích nhẹ vào huyệt sẽ đẩy nhanh quá trình nặn máu.Để điều trị lẹo mắt, huyệt Phế du sẽ được tác động. Đây là huyệt thuộc nhóm kinh Túc thái dương Bàng quang, có tác dụng toàn thân. Vị trí huyệt Phế du nằm cách phần gai đốt sống lưng thứ 3, chạy ngay qua 2 bên khoảng 1.5 thốn.
Sở dĩ huyệt Phế du chữa lẹo được là vì chắp lẹo thường do nhiệt tà xâm phạm đến bì mao, trong khi đó, huyệt Phế du lại là du huyệt trong tạng Phế. Việc chích lể và nặn máu ở vùng huyệt đạo này có thể thanh tiết nhiệt độc hiệu quả, nhờ đó nhanh chóng loại bỏ lẹo mắt và chắp mắt.
Để chích lể huyệt Phế du chữa lẹo, đầu tiên, cần dùng kim tam lăng chích chính xác vào vị trí huyệt, thao tác nhẹ nhàng, ít dùng sức. Sau đó, tiến hành nặn máu từ vị trí chích lể. Khi nặn máu thành công là bạn đã hoàn thành một liệu trình.
Một phương pháp chích lể khác giúp khắc phục chắp lẹo là tác động đến huyệt Thâu châm. Theo giải thích của Y Học Cổ Truyền, tất cả bệnh đều sẽ đổ về đầu và đỉnh đầu thuộc Tâm Hỏa. Huyệt Thâu châm có vị trí giữa đốt sống lưng 3 và đốt sống lưng 6. Ngũ hành tương sinh quan niệm: Hỏa sinh Thổ. Vì vậy, huyệt vị Thâu châm có tác dụng điều trị các chứng Tỳ Vị nhiệt, trong đó có các vấn đề phát sinh ở mí mắt như chắp và lẹo.
Khi tiến hành chích lể ở huyệt này, người bệnh cần ngồi thẳng lưng để giúp việc xác định vị trí huyệt dễ dàng hơn. Tiếp theo, thầy thuốc sẽ vuốt dọc từ vai gáy đến lưng và khi chạm điểm huyệt vị, day vuốt đến khi da đỏ ửng. Sau đó, vị trí này sẽ được sát trùng và dùng kim to để châm chích nhẹ, nông, cuối cùng sẽ nặn máu tại huyệt Thâu châm.