Chăm sóc trẻ bị sởi và viêm phổi, viêm amidan đúng cách mẹ nào cũng cần biết

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, sởi... do thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc do chưa được tiêm vacxim phòng bệnh. Vậy các mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào để cho con có thể vượt qua các bệnh sởi và viêm phổi, viêm amidan cùng một lúc?  YDNHH xin hướng dẫn mẹ làm như sau:

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, sởi... do thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc do chưa được tiêm vacxim phòng bệnh. Vậy các mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào để cho con có thể vượt qua các bệnh sởi và viêm phổi, viêm amidan cùng một lúc? Chăm sóc bệnh của con đúng cách không chỉ giúp các mẹ bớt vất vả, mệt mỏi. Mà còn còn giúp cho con mau khỏi bệnh, giảm bớt căng thẳng, đau, khó chịu khi bị bệnh.

CHĂM SÓC TRẺ BỊ VIÊM PHỔI, VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP

1. Hạ sốt cho trẻ

– Chườm ấm tích cực (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được).

– Nếu trẻ sốt ≥ 38,5°C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Luôn luôn để ý cặp nhiệt độ hạ sốt cho con nhỏ. Cứ 15' - 20' thì tiến hành kiểm tra 1 lần.

2. Vô lưng con để long đờm cụ thể

Ho làm thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi. Với trẻ lớn, yêu cầu các cháu ho sau khi được vỗ ở từng khu vực. Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp. Thực hiện các bước sau:

- Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước.

- Hít vào.

- Mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng.

- Hít vào lần nữa

- Tiếp tục ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.

- Đối với trẻ nhỏ, điều dưỡng có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng khi trẻ không tự ho khạc ra được.

3. Vệ sinh và chế độ ăn cho con

Vệ sinh mũi miệng:Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/ virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể bé.

Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

Chú ý: sử dụng nước ấm vệ sinh cho con.

4. Bù nước cho con

Khi con có kèm theo biểu hiện tiêu chảy thì mẹ bù nước cho con bằng ozesol hoặc nước cháo, hoặc sữa bột pha nước ấm từ 50-70 độ 

Trường hợp con nôn ọe khó ăn uống, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho con, cho con ăn uống ít hơn mức bình thường. Không nên ép con ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

Cho con ăn từng chút một, nếu con có biểu hiện muốn nôn thì mẹ trêu đùa để con tập trung ra chỗ khác, tránh bị nôn ọe, mệt mỏi

Mẹ có thể cho con uống nước cam ấm để tăng sức đề kháng cho con...

5. Giảm ho cho con

Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm.

Đối với trẻ bị sởi thì chú ý chăm sóc như sau

Trẻ bị sởi cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi. Khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt. Không tự ý cho trẻ uống thuốc Đông y, nếu dùng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ.

Tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi

Có thể cho trẻ uống nước lá dấp cá xay nhuyễn, lọc bã sạch cặn... có 1 chút đường cho dễ uống. Vừa có tác dụng hạ sốt, giảm ho, vừa có tác dụng thải độc...

Theo đông y, mẹ nên kiêng đồ tanh, thịt gà, nếp ... để con nhanh khỏi bệnh.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864