-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Y Dược NHH Loại: (Đang cập nhật ...)
Mất ngủ là khi có đầy đủ các triệu chứng sau: Sự than phiền về khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ, khó ngủ duy trì hoặc tỉnh giấc quá sớm. Khó ngủ xảy ra mặc dù có đủ cơ hội thích hợp để ngủ. Mất ngủ lảm giảm hiệu quả hoạt động ban ngày.
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, khi đó vận động và cảm giác được tạm hoãn ở mức tương đối. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.
Phân loại bệnh:
Là khi bệnh nhân phàn nàn về khó khăn bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ nhưng không đáp ứng được tất cả các tiêu chí của hai loại dưới đây thường có biểu hiện mất ngủ dưới 1 tuần.
Mất ngủ ngắn hạn còn được gọi là mất điều chỉnh giấc ngủ:
Tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1 – 4 tuần., mất ngủ cấp tính, căng thẳng liên quan đến mất ngủ hoặc mất ngủ thoáng qua. Định nghĩa các triệu chứng mất ngủ ngắn hạn là ít hơn ba tháng, nhưng gây tác động đáng kể. Nguyên nhân được cho là do những căng thẳng mới xảy ra như đau cấp tính, buồn khổ tinh thần.. nhưng không được áp dụng để chẩn đoán.Thay vào đó, yếu tố chính giúp chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ có phải là vấn đề trọng tâm của bệnh nhân. Khi đó, việc cải thiện mất ngủ là giải quyết căng thẳng hoặc giúp cá nhân thích nghi với các tác nhân gây stress.
Mất ngủ mãn tính:
Có tiền căn chủ yếu là mất ngủ, bao gồm mất ngủ nguyên phát, mất ngủ thứ phát và mất ngủ đi kèm. Các triệu chứng xảy ra ít nhất ba lần mỗi tuần trong ba tháng trở lên và trong điều kiện hoàn toàn đầy đủ cho giấc ngủ.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân than phiền về việc lặp đi lặp lại của chứng mất ngủ trong nhiều tuần tại một thời điểm trong năm có thể được chẩn đoán chứng mất ngủ mạn tính dù không kéo dài trong ba tháng.
Mất ngủ khi là thời gian đi vào giấc ngủ chậm hơn 20 phút ở trẻ em và người trẻ tuổi hay 30 phút ở người lớn tuổi hoặc thức giấc trong từ hơn 20 phút ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi hoặc 30 phút ở người cao tuổi. Than phiền về sự thức giấc lúc sáng sớm cũng cần được ghi nhận khi trước thời điểm mong muốn ít nhất 30 phút.
Biện chứng phân thể trị liệu:
Mất ngủ do Tâm tỳ hư
Hoặc cả đêm không ngủ, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, mộng nhiều dễ tỉnh, hoảng hốt, tim hồi hộp, hay quên, tay chân mỏi rũ, ăn kém, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, Mạch tế nhược
Qui tỳ thang gia giảm
Sinh khương 5
Bạch truật 12
Phục thần 8
Lá vông 16
Mộc hương 6
Viễn trí 8
Táo nhân 20
Qui đầu 12
Long nhãn 12
Đẳng sâm 16
Liên nhục 12
Bá tử nhân 20
Hoài sơn 20
Hoàng kỳ 12
Thục địa 20
Liên nhục 16
Mất ngủ do Âm hư
Triệu chứng: Mất ngủ buồn bực, ù tai, đau lưng,di tinh, bạch đới, táo bón, mạch tế sác
Pháp trị: Tư âm giáng hoả.
Bài thuốc: Thiên vương bổ tâm đan (y thế đắc hiệu phương)
Đẳng sâm 12
Hoài sơn 12
Đan sâm 12
Sinh địa 16
Phục thần 12-20
Viễn trí 6
Ngũ vị 6
Mạch môn 20
Thăng ma 12
Qui đầu 12-16
Bá tử nhân 12-16
Táo nhân 12-20
Cát cánh 6
Lá vông 16
Chu sa(riêng) 2
Lạc tiên 16
Liên nhục
Cách dùng:
Tán bột mịn lấy bột làm hoàn chu sa làm vỏ. mỗi lần uống 12g, cóthể dùng thuốc thang sắc uống
Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như: Mất ngủ do Can đởm hoả vượng, Mất ngủ do Can đởm hoả vượng, Mất ngủ do Tâm hoả thượng khang, Mất ngủ do Tâm tỳ lưỡng hư, Mất ngủ do Tỳ vị bất hoà, Mất ngủ do Tâm thần bất giao, Mất ngủ do Tâm huyết âm hư, Mất ngủ do Tâm can khí hư, Mất ngủ do Đàm nhiệt nội nhiễu, Mất ngủ do Can uất hoá hoả... Tùy theo biểu hiện mà có phương pháp điều trị bổ sung.
Vệ sinh giấc ngủ:
- Không sử dụng các chất tác động lên thần kinh trung ương (rượu, café, trà đặc, vitamin B6, C...) đặc biệt là vào buổi chiều, tối.
- Tránh ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất quá mặn, quá ngọt, thức ăn khó tiêu vào bữa tối. Nên dùng bữa tối trước giờ đi ngủ ít nhất 3-4 tiếng.
- Tránh căng thẳng về tâm lý, cảm xúc, cần phải tạo ra trạng thái thoải mái trước khi đi ngủ. Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi giải trí, rèn luyện thân thể,… hợp lý. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, tránh tập thể dục nặng trong vòng 4 tiếng trước khi ngủ.
- Không xem ti vi nhiều giờ liền trước khi ngủ, không trò chuyện quá lâu trên giường ngủ.
- Không nên ngủ ngày nhiều.
- Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ.
- Phòng ngủ thích hợp: phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát không quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và không nên lên giường quá sớm. Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng cho các công việc khác.
- Đi ngủ vào giờ nhất định mỗi đêm. Nếu có thể được, nên thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng, ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.