Đông y điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả, an toàn

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Bệnh suy nhược cơ thể thường gặp ở người lao động bằng chân tay hay trí óc quá sức,  phụ nữ sau sinh, hay người có nhiều bệnh mạn tính và người già…

Bệnh suy nhược cơ thể thường gặp ở người lao động bằng chân tay hay trí óc quá sức,  phụ nữ sau sinh, hay người có nhiều bệnh mạn tính và người già…

Người bị suy nhược cơ thể thường thấy mệt mỏi kéo dài và có thêm 1 hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

- Chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu

- Người gầy, sụt cân, da xanh xao,

- Ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ

- Giảm tập trung, trí nhớ kém

- Đau đầu, hoa mắt chóng mặt

- Đau nhức cơ, đau mỏi cơ khớp nhưng không có biểu hiện viêm như sưng nóng đỏ khớp.

- Sức đề kháng suy giảm nên thường xuyên bị cảm mạo

- Giảm ham muốn tình dục

Nếu có thêm bệnh nền mạn tính như viêm xoang, viêm họng, viêm dạ dày, viêm đại tràng, hen suyễn, dị ứng, thiếu máu, huyết áp thấp, thì ngoài những triệu chứng vừa nêu, người bệnh còn có thêm các triệu chứng của bệnh nền đó.

Trên lâm sàng, người bị suy nhược cơ thể thường rất khó chữa khỏi các bệnh nền mạn tính. Vì khi SUY NHƯỢC CƠ THỂ, sức đề kháng kém nên việc điều trị các bệnh mạn tính thường dai dẳng và hay tái lại.

Nguyên nhân suy nhược cơ thể theo y học cổ truyền

Y học hiện đại coi vi trùng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Nên cách chữa trị là tìm ra loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh để cô lập và ngăn ngừa sự lây lan của chúng bằng các biện pháp kháng sinh, diệt khuẩn…

Do vậy, nếu bạn chỉ có các triệu chứng mệt mỏi kéo dài, mất tập trung, ăn kém ngủ khó, đau cơ… mà không có kèm theo tình trạng nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi thì các kết quả xét nghiệm của y học hiện đại sẽ không thấy gì bất thường. Khi đó Tây y sẽ điều trị theo triệu chứng bạn đang có; nếu đau cơ dùng thuốc giảm đau, nếu co cơ dùng thuốc giãn cơ, nếu mất ngủ dùng thuốc an thần…

10 loại vi khuẩn kháng kháng sinh

Đông Y cho rằng gốc của bệnh là do sự mất quân bình âm dương, thiếu hụt khí huyết và công năng của các tạng phủ bất thường.  Khi cơ thể khỏe mạnh, khí huyết dồi dào thì các “tà khí” như: phong – hàn – thử – thấp – táo – hỏa không dễ gì xâm nhập và gây bệnh cho người.

Theo y học cổ truyền, SUY NHƯỢC CƠ THỂ thuộc phạm trù “Hư lao” (còn gọi là hư tổn), có 5 nguyên nhân chính sau đây

1. Bẩm tố bạc nhược tức là bẩm sinh thể chất không khỏe

Do bố mẹ trước khi mang thai không khỏe mạnh nên con sinh ra có thể trạng yếu; hoặc khi đã có thai hay sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nên cơ thể bị thiếu hụt tinh khí mà suy nhược.

Người thể chất yếu rất dễ phát sinh bệnh tật, đồng thời khi mắc bệnh rất dễ hình thành trạng thái bệnh kéo dài và thường hay tái phát.

Bẩm sinh thể chất không khỏe

2. Phiền lao quá độ mà tổn thương ngũ tạng

Lao  động trí óc và lao động chân tay quá độ có thể tổn hại đến sức khỏe, vì mệt mỏi mà sinh hư, lâu ngày dẫn đến SN. Tinh thần mệt mỏi do ưu uất, lo nghĩ quá nhiều, ham muốn không đạt rất dễ làm tâm mất sự nuôi dưỡng, tỳ mất kiện vận, tâm tỳ tổn thương, khí huyết hư hao, lâu ngày hình thành hư lao.

Ngoài ra còn do sinh hoạt tình dục quá độ hay thủ dâm nhiều dễ làm cho thận tinh hao hư, thận khí bất túc lâu ngày cũng khiến cơ thể SN.

Phiền lao quá độ

3. Ẩm thực bất tiết, tổn thương tỳ vị

Do ăn uống không đủ chất dinh dưỡng khiến cho khí huyết tạng phủ hư suy. Nguyên nhân này thường gặp ở các chị em hay nhịn ăn để giảm cân. Hậu quả là da dẻ xanh xao, chóng mặt hoa mắt do thiếu máu và thiếu máu não…

Ngoài ra, thói quen ăn uống thiên lệch, tức là chỉ ăn hoặc ăn nhiều một loại thực phẩm nào đó mà làm tổn thương tỳ vị, lâu ngày cũng khiến cho cơ thể sn. VD: ăn nhiều mỡ, ăn nhiều chua cay, uống nhiều đá lạnh…

Ẩm thực bất tiết

4. Bệnh nặng lâu ngày hoặc có bệnh mạn tính

Sau khi mắc bệnh nặng, tà khí quá thịnh, tạng khí tổn thương, chính khí (sức đề kháng) trong thời gian ngắn khó phục hồi, sẽ dẫn đến SN.

Bệnh lâu ngày không chữa khỏi sẽ làm hao tổn khí huyết âm dương (như nhiệt bệnh lâu ngày làm hao thương âm huyết, hàn bệnh lâu ngày làm thương khí tổn dương, ứ huyết lâu ngày làm huyết mới không sinh được…) đều có thể diễn biến thành SN.

Bệnh nặng lâu ngày

5. Điều trị không phù hợp hoặc không điều trị làm tổn hao tinh khí

Có rất nhiều trường hợp do sử dụng thuốc không đúng hay do tác dụng phụ của thuốc trong thời gian dài khiến bệnh cũ chưa hết lại phát sinh thêm nhiều bệnh mới khiến cơ thể bị SN.

VD: bệnh nhân dùng kháng sinh và kháng viêm để chữa viêm xoang, hen suyễn, đau nhức khớp trong thời gian dài thường đều bị viêm dạ dày, người nóng nhiệt, chức năng gan thận kém hơn, người phù do giữ nước, hội chứng cushing do lạm dụng corticoid.…

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp, khi mới bị bệnh, người bệnh thường chủ quan, không điều trị sớm, để bệnh lâu ngày mà thành SUY NHƯỢC.

Điều trị không phù hợp

Nguyên tắc điều trị suy nhược cơ thể bằng Đông y

Từ các nguyên nhân trên cho thấy đa phần người bị SUY NHƯỢC CƠ THỂ là do khí huyết âm dương và công năng của tạng phủ hư tổn. Đầu tiên hư tổn khí huyết âm dương ở một tạng phủ nào đó, do ngũ tạng tương quan (có sự liên hệ mật thiết với nhau), khí huyết đồng nguyên (cùng hóa sinh và chuyển hóa lẫn nhau), âm dương hỗ căn (có tác động qua lại), vì thế mà trong quá trình bệnh biến một tạng tổn thương sẽ có ảnh hưởng đến tạng khác.

Khí huyết là nguồn nuôi dưỡng và duy trì hoạt động của các tạng phủ. Khí huyết sung túc, âm dương cân bằng, tạng phủ làm việc bình thường, cơ thể khỏe mạnh.

Trong Đông Y, một bài thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể cần phải có tác dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tạng và điều hòa âm dương.

Tác dụng của Đông Y điều trị SUY NHƯỢC CƠ THỂ:

– Tâm huyết và tâm khí đầy đủ sẽ đưa khí huyết lên trên để ôn dưỡng vùng đầu mặt, tứ chi nên không còn đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay tê,lạnh.

-Can huyết sung túc, huyết dịch tàng trữ ở can được điều tiết đến nuôi dưỡng các cơ quan tạng phủ. Khi cơ thể vận động thì tăng cung cấp huyết dịch, khi cơ thể nghỉ ngơi thì huyết dịch lại hồi về tạng trữ ở can. Bên cạnh đó, can chủ cân (gân) nên gân cơ chắc khỏe. Đối với nữ giới, can huyết sung túc thì huyết của mạch xung và mạch nhâm cũng sung túc nên kinh nguyệt đều, không bị bế kinh, dễ thụ thai.

-Tỳ khí đầy đủ sẽ đem các chất dinh dưỡng thu được sau quá trình tiêu hóa và hấp thu của vị trường, đưa lên trên đầu mặt và tâm phế, để tâm phế hóa sinh thành khí huyết đem nuôi dưỡng toàn thân.

 -Phế khí sung túc, công năng hô hấp tốt nên không còn thở ngắn (đoản hơi), tiếng nói nhỏ yếu, không còn đờm ho. Phế khai khiếu ở mũi, liên hệ trực tiếp với khí trời nên dễ bị các tà khí như phong hàn xâm nhập mà gây ra các bệnh ngoại cảm phong hàn. Phế khi sung túc còn giúp cơ thể ít khi ốm bệnh khi thời tiết thay đổi.

-Thận chủ bế tàng, trữ tồn tinh khí làm cho tinh khí không ngừng được bổ sung. Khi hoạt động công năng của các tạng phủ có nhu cầu thì thận đem tinh khí tàng trữ ra để cung cấp. Tinh khí đầy đủ thì không còn mệt mỏi, các tạng phủ có nguồn năng lượng để hoạt động nhịp nhàng.

Thận tàng tinh, sinh tủy. Tinh tủy lại có thể hóa huyết, nên thận tinh sung túc thì huyết dịch đầy đủ. Cho nên có thuyết cho rằng, nguồn gốc của huyết là ở thận. Trên lâm sàng, khi muốn điều trị huyết hư thường áp dụng pháp bổ thận ích tinh dưỡng tủy.

Tủy thông lên não, không ngừng bổ sung tinh tủy cho não nên tinh thần minh mẫn, trí nhớ tốt không còn hay quên, chóng mặt hoa mắt, đau đầu.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864