Hậu quả của táo bón kéo dài ở trẻ em

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Khi bị táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: Tích tụ độc tố trong cơ thể, trĩ nội ngoại tổng hợp, Xuất huyết đại tràng, tắc ruột, tăng áp lực trong ruột.

Hậu quả bệnh táo bón ở trẻ em

Khi bị táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

  • Tích tụ độc tố trong cơ thể

Đi đại tiện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta thải được độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, với những người bị táo bón thường rất khó để đi đại tiện mỗi ngày, khi đó chất độc sẽ còn tồn đọng lại, ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.

  • Mắc trĩ nội, trĩ ngoại

Khi táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh sẽ làm xuất hiện bị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng vì luôn gắng sức rặn khi đi tiêu làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi tiêu và thường có máu kèm theo phân.

  • Gây nứt kẽ hậu môn

Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Khi gặp biến chứng này trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn. Phân cứng khiến trẻ sơ sinh táo bón phải rặn trong mỗi lần đi đại tiện và gây chảy máu ở hậu môn. Nếu chảy máu nhiều mà không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

  • Cảm giác đau đớn khi đi ngoài

Táo bón kéo dài ở trẻ em gây nên tình trạng đau đớn ở trẻ sơ sinh. Vì bị táo bón nên trẻ rất đau khi đi đại tiện. Chính vì sợ cảm giác đau mà trẻ sợ đi đại tiện, thường nhịn đi đại tiện ngay cả khi trẻ có nhu cầu. Việc nhịn đi đại tiện lâu ngày dẫn đến chứng táo bón ở trẻ. Vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại không có hồi kết.

  • Ảnh hưởng đến da và tâm lý

Chất độc tồn đọng trong cơ thể không được tống ra ngoài sẽ gây độc ngược lại, làm ảnh hưởng đến da, trẻ sơ sinh dễ bị rôm sảy, nóng nảy, bứt rứt và khó chịu.

Trẻ sơ sinh ăn uống không kém, không ngon, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và khóc nhiều. Bên cạnh đó, mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi đại tiện. Điều này khiến nhiều trẻ nhỏ bị ám ảnh, sợ ăn. Hơn nữa việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng. Kết hợp những yếu tố trên tạo ra chứng sợ ăn ở cả trẻ em mắc chứng táo bón.

  • Xuất huyết đại tràng

Táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng, lâu ngày dẫn đến xuất huyết trực tràng gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

  • Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn

Khối phân cứng nên gây ra sang chấn, viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn cho nên làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm trùng, áp-xe hậu môn, trực tràng, rò hậu môn sau này ở trẻ.

  • Tắc ruột

Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng nên càng ngày nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, với các biểu hiện như: đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiêu được.

  • Tăng áp lực trong ruột

Tăng ứ đọng phân, dịch trong lòng ruột thừa khiến cho trẻ có nguy cơ dễ bị viêm ruột thừa. Mặt khác, khi táo bón dài ngày còn làm cho ruột già bị suy yếu, giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.

Cách dự phòng bệnh táo bón kéo dài ở trẻ em là cho trẻ bổ sung thêm nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864