Mách bạn 6 huyệt đặc trị đau cổ vai gáy

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
MÁCH BẠN 6 HUYỆT ĐẶC TRỊ ĐAU CỔ VAI GÁY 1. HUYỆT KIÊN TỈNH ( KINH ĐỞM ). Vị trí : Nằm ở đỉnh vai, lấy huyệt bằng cách kẻ 1 đường thẳng từ dưới gai đốt sống cổ 7 ( huyệt đại chùy ) đến Huyệt kiên ngung ( chỗ lõm mỏm cùng vai ) trung điểm của đường này là huyệt. Cách thực hiện: Dùng tay bên đối diệ...

MÁCH BẠN 6 HUYỆT ĐẶC TRỊ ĐAU CỔ VAI GÁY
1. HUYỆT KIÊN TỈNH ( KINH ĐỞM ).

Vị trí : Nằm ở đỉnh vai, lấy huyệt bằng cách kẻ 1 đường thẳng từ dưới gai đốt sống cổ 7 ( huyệt đại chùy ) đến Huyệt kiên ngung ( chỗ lõm mỏm cùng vai ) trung điểm của đường này là huyệt.
Cách thực hiện: Dùng tay bên đối diện với vai cần bấm, dùng ngón trỏ và ngón giữa day nhẹ vòng quanh huyệt khoảng 7 lần sau đó, ấn mạnh dần xuống với 1 lực từ nhẹ đến mạnh, nếu cảm thấy đau tức lan khắp bả vai hoặc lan ra các vị trí khác là đã đạt, hãy giữ nguyên khoảng 5 giây, rồi từ từ nhấc tay lên và làm lại 3 lần như vậy. Nếu bên còn lại cũng đau thì có thể tiếp tục làm như trên.
Tác dụng: Huyệt kiên tỉnh nằm trên đường kinh Đởm chạy qua vùng đau và là trung điểm của vùng vai nên rất tốt trong chữa trị đau vai gáy.

2. HUYỆT PHONG TRÌ ( KINH ĐỞM ).
Vị trí : ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Cách thực hiện: Dùng 2 bàn tay áp vào 2 tai với 2 ngón cái ở phía sau, dùng 2 ngón cái day nhẹ khoảng 5 lần vào huyệt sau đó dùng đầu ngón cái bấm vào huyệt một lực từ nhẹ đến mạnh khi nào cảm thấy căng tức tại chỗ hoặc lan đến mắt thì giữ nguyên khoảng 7 giây sau đó nhả dần ra. Làm lại như vậy 3 lần.
Tác dụng: Phong là gió, trì là ao. Huyệt được coi là cái ao chứa gió từ ngoài vào nên được gọi là phong trì, Ý nói lên tác dụng của huyệt này rất hiệu quả trong chứng đau cổ vai gáy do trúng phong hàn.

3. A THỊ HUYỆT
A thị huyệt hay gọi nôm na là lấy điểm đau nhất làm huyệt, huyệt này dựa theo nguyên tắc ” thông tắc bất thống, thống tắc bất thông ” của đông y.
Vị trí: A thị huyệt có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trong trường hợp đau cổ vai gáy, bạn hãy dùng tay day nhẹ từ gáy xuống đến vai, bạn cảm thấy chỗ nào đau nhất thì đó là a thị huyệt.
Cách thực hiện: Hãy dùng đầu ngón tay giữa day nhẹ huyệt cần bấm, sau đó ấn vào đó 1 lực để vừa cảm thấy hơi đau mà không đau quá, tiếp tục hết hợp vừa bấm vừa day từ nhẹ đến mạnh, tăng độ mạnh dần lên sao cho cảm thấy đau không chịu nổi nữa thì lại giảm xuống trong vòng 1 đến 3 phút là được. Vì trên 1 vùng có thể có nhiều điểm đau nên sau khi day xong 1 huyệt có thể tiếp tục tìm các huyệt khác để day bấm như trên thì sẽ rất hiệu quả.
Tác dụng: huyệt này giúp đả thông trực tiếp vào vị trí bị bế tắc gây nên đau, giúp các vị trí này được lưu thông, sẽ giúp giảm bớt được phần nào triệu chứng đau của bạn.

4. HUYỆT KIÊN TRUNG DU ( KINH TIỂU TRƯỜNG ).
Vị trí : ngang với đốt sống cổ 7 ( C7 ) đo ra ngoài 2 thốn.
Cách thực hiện: Dùng 2 tay đặt lên 2 vai xác định huyệt cần bấm, sau đó dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa day nhẹ lên huyệt sau đó vừa day vừa kết hợp với bấm, lực từ nhẹ đến mạnh khi nào cảm thấy đau tức nhất thì giữ nguyên đó khoảng 5 giây rồi nhả ra rồi lại bấm xuống như trên 3 lần.
Tác dụng : huyệt này nằm trên đường kinh Tiểu trường chạy từ ngón tay út lên tay và qua vùng vai nên rất hiệu quả khi chữa chứng bệnh đau cổ vai gáy này.

5. HUYỆT LIỆT KHUYẾT ( KINH PHẾ ).
Vị trí : huyệt nằm ở chỗ lõm cách sau lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn, về phía xương quay. Hoặc chéo 2 ngón trỏ và ngón cái của 2 bàn tay với nhau huyệt ở chỗ lõm ngay phía đầu ngón tay trỏ.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái của tay bên kia đặt lên huyệt cần bấm, day nhẹ theo vòng tròn, sau đó dùng đầu ngón tay cái đặt thẳng đứng với mặt da, bấm vào huyệt với 1 lực từ nhẹ đến mạnh, sau khi cảm thấy đau tức nhất thì hãy giữ nguyên đó khoảng 10 giây thì từ từ nhấc tay lên. Hãy làm như vậy mỗi lúc bạn cảm thấy cổ gáy mình khó chịu, nó sẽ giúp bạn giải quyết cơn đau đó. Hãy dùng cách trên để bấm huyệt ở cả 2 tay.
Tác dụng : Huyệt này là 1 trong “lục tổng huyệt” dùng để điều trị đau vùng vai gáy, nên khi bấm vào huyệt này sẽ giúp giảm đau vùng vai gáy rất hiệu quả.

6. HUYỆT LẠC CHẨM ( KỲ HUYỆT - nằm ngoài đường kinh ).
Vị trí : Nằm ở mu bàn tay, giữa 2 xương bàn tay 2 và bàn tay 3, sau khớp bàn ngón tay khoảng 0,5 thốn.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái của tay bấm đặt lên huyệt day nhẹ khoảng 5 đến 7 lần, sau đó dựng đứng đầu ngón tay cái vuông góc với mặt da, ấn 1 lực từ nhẹ đến mạnh, khi nào cảm thấy căng tức đau thì giữ nguyên đó khoảng 10 giây rồi từ từ nhả ra, làm lại như trên với tay bên kia. Hãy day bấm huyệt này mỗi khi bạn cảm thấy đau cứng cổ vai gáy. Chỉ cần bạn bấm huyệt này khoảng 5 đến 7 lần là đã giúp bạn cải thiện rất nhiều cho chứng bệnh này.
Tác dụng: Vì chứng đau cổ vai gáy theo đông y còn gọi là Lạc chẩm, Huyệt này giúp chữa bệnh đau vai gáy hiệu quả cao đến nỗi người xưa đã lấy luôn tên của chứng bệnh ” Lạc Chẩm ” này để đặt tên cho huyệt.
6 huyệt trên đây đều dựa theo các nguyên lý của đông y như : “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông “, “Kinh lạc sở quá, chủ trị sở cập “. Hoặc “Lục tổng huyệt” ( 6 huyệt chủ trị bệnh ở 6 vùng trên cơ thể ) và có sử dụng 1 kỳ huyệt là huyệt Lạc chẩm để điều trị chứng bệnh này, nên hiệu quả rất cao. Các bạn có thể tự bấm các huyệt này ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào các bạn cảm thấy đau, lại càng tiện lợi hơn khi bạn chỉ có một mình.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864