Mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh như thế nào?

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục sau khi hồi phục sức khỏe hậu quá trình sinh nở có thể giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc.

Mẹ sau sinh bị trầm cảm, sẽ có những biểu hiện như sau:

- Buồn chán, vô vọng, trống rỗng, luôn cảm thấy áp lực về mọi thứ mà không biết nguyên nhân do đâu.

- Sợ hãi, lo âu.

- Dễ cáu gắt, bồn chồn, phiền muộn.

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, dễ tỉnh giấc khi đang ngủ, ngủ không sâu giấc.

- Dễ giận dữ, nóng nảy, mất kiểm soát.

- Không thể tập trung và khó đưa ra quyết định.

- Không còn những sở thích như ngày xưa, bỏ bê bản thân.

- Thường xuyên đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi, đau nhức cơ, tinh thần sa sút.

- Ăn rất ít hoặc ăn nhiều bất thường.

- Xa lánh, ngại tiếp xúc với người thân, bạn bè.

- Không muốn gần gũi, tiếp xúc với con.

- Xuất hiện suy nghĩ không đủ khả năng làm mẹ, không thể che chở, nuôi dưỡng và bảo vệ con.

- Thường xuất hiện những suy nghĩ tự làm hại đến bản thân và con.

Mẹ vượt qua bệnh trầm cảm như thế nào?

Các biện pháp điều trị không cần dùng thuốc

- Tâm lý trị liệu: Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn với liệu pháp tâm lý

– Điều trị bằng cách trò chuyện về tình trạng của bạn và những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần. Trị liệu tâm lý có thể hỗ trợ tinh thần và giúp bạn hiểu cảm xúc của mình, xác định các vấn đề và tìm cách giải quyết.

- Tham gia các hội nhóm hỗ trợ trầm cảm sau sinh: Các hội nhóm có thể chia sẻ những thông tin hữu ích về kinh nghiệm, cách ứng phó với trầm cảm sau sinh. Việc tham gia những hội nhóm này có thể rất hữu ích để tìm thấy sự đồng cảm và giúp đỡ.

- Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn. Một khi bạn đã phục hồi thể chất sau khi sinh, hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục sau khi hồi phục sức khỏe hậu quá trình sinh nở có thể giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc. Bạn có thể lựa chọn một chương trình luyện tập phù hợp với thể trạng của mình.

Phòng bệnh trầm cảm sau sinh

- Tăng cường bổ sung Vitamin nhóm B (Vitamin B6, B12 và axit folic)

- Tập thể dục

Trong thai kỳ và giai đoạn sau sinh, tập thể dục làm tăng nồng độ serotonin, có thể giúp giảm lo lắng. Hãy thử đi bộ, bơi lội, hoặc yoga.

- Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc

Cố gắng nghỉ ngơi khi em bé ngủ. Đừng ngần ngại yêu cầu bạn bè giúp một tay để bạn không bị kiệt sức hoặc quá tải.

- Uống nhiều nước

Có một mối liên quan giữa tình trạng mất nước và lo lắng hoặc thiếu năng lượng. Bà mẹ cho con bú sẽ có nguy cơ cao mất nước, Giảm căng thẳng

Thực hành giảm stress trong cuộc sống hàng ngày. Thiền và hít thở sâu giúp bạn quản lý căng thẳng

- Chia sẻ tâm trạng

Cảm thấy lo buồn là điều bình thường, không phải là gì đó phải xấu hổ. Đừng che giấu tình cảm của mình.

- Đừng tự buộc tội cho bản thân

Cảm giác có lỗi là một cảm xúc rất tiêu cực và có hại và tạo ra rất nhiều nghi ngờ về vai trò mới của mình như một người mẹ. Mắc bệnh trầm cảm sau sinh không phải lỗi của bạn.

Tự chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ. Em bé mới sinh luôn cần một người mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh. Nếu gặp bất kỳ cảm xúc buồn chán đau khổ, chăm sóc bản thân, yêu cầu trợ giúp từ các bác sĩ, đối tác, gia đình và bạn bè.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864